Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn rừng lai nuôi tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 64)

Kết quả theo dõi về sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm được trình bày tại bảng 2.2.

Bảng 2.3. Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm Tháng tuổi n Lợn F2 Cv (%) n Lợn F3 Cv (%) P X ± X ± 2 20 4,11 ± 0,06 6,01 20 4,54 ± 0,09 8,79 0,000 3 20 6,07 ± 0,05 3,62 20 7,0 ± 0,12 7,42 0,000 4 20 9,04 ± 0,06 2,79 20 9,67 ± 0,11 5,00 0,000 5 20 12,05 ± 0,07 2,7 20 13,19 ± 0,14 4,46 0,000 6 20 15,01 ± 0,06 1,85 20 16,24 ± 0,16 4,31 0,000 7 20 17,89 ± 0,12 3,08 20 19,55 ± 0,15 3,42 0,000 8 20 21,90 ± 0,11 2,28 20 22,88 ± 0,12 2,25 0,000 9 20 25,89 ± 0,15 2,64 20 26,71 ± 0,15 2,45 0,000 b10 20 28,83 ± 0,14 2,23 20 31,46 ± 0,16 2,22 0,000 11 20 30,46 ± 0,17 2,5 20 34,55 ± 0,19 2,39 0,000 12 20 33,43b ± 0,20 2,63 20 37,71a ± 0,22 2,58 0,000

Ghi chú: Theo hành ngang, trong cùng chỉ tiêu các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,001)

Kết quả thí nghiệm cho thấy, ở các giai đoạn thí nghiệm, lợn rừng F3 có xu hướng sinh trưởng nhanh hơn lợn lai F2 (♂ rừng Thái Lan × ♀ F1 (♂ rừng Thái Lan ×♀ địa phương Ngân Sơn). Khối lượng các tháng nuôi đều cao hơn so với lợn lai F2. Lúc bắt đầu thí nghiệm, khối lượng của lợn rừng F2 là 4,11 kg/con, của lợn lai F3 là 4,54 kg/con. Lúc 5 tháng tuổi, lợn rừng F3 đạt 13,19 kg/con; lô lợn rừng lai F2 đạt 12,05 kg/con. Đến giai đoạn 9 tháng tuổi thì khối lượng trung bình của lợn rừng lai F3 là 26,71 kg và lợn lai F2 là 25,89 kg. Khi kết thúc thí nghiệm, khối lượng lợn lai F3 đạt 37,71 kg/con, trong khi lợn rừng lai F2 chỉ đạt 33,43 kg/con; tương ứng ít hơn 4,28 kg. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê Pα< 0,001

Kết quả theo dõi về sinh trưởng cho thấy, cả hai nhóm lợn rừng lai giữa lợn đực rừng Thái Lan và lợn địa phương Ngân Sơn đếu có tốc độ sinh trưởng chậm. Trong đó, lợn rừng lai F2 sinh trưởng chậm hơn lợn rừng lai F3. Nếu coi khối lượng của lợn lai F2 là 100% thì khối lượng lợn rừng lai F3 là 112,80% và tương ứng cao hơn lợn lai F2 là 12,80%.

Lợn rừng lai (♂ rừng Thái Lan × ♀ F1 (♂ rừng Thái Lan ×♀ địa phương Ngân Sơn) có tốc độ sinh trưởng thấp, theo chùng tôi một phần là do lợn được nuôi theo hình thức bán chăn thả và cho ăn với khẩu phần dinh dưỡng hạn chế ở mức thấp. Tuy nhiên, ở lợn lai F3, tỷ lệ máu lợn rừng Thái Lan đã cao hơn, với đặc điểm sinh trưởng của lợn rừng Thái Lan nhanh hơn nên con lai F3 đã kế thừa được đặc điểm này, làm cho lợn sinh trưởng tốt hơn. Theo tác giả Kuntongeg (1994) [18] khi nghiên cứu lợn rừng Thái Lan và lợn địa phương tại miền Đông bắc cho thấy giống lợn này được nuôi thuần hóa lâu và có sức sống mãnh liệt như lợn hoang dã. Chúng có khả năng sinh sản và cho thịt tương đương với các giống lợn địa phương của vùng này. Khối lượng ở lúc sơ sinh khoảng 0,45- 0,5 kg/con, sau một tháng tuổi có thểđạt 4 – 4,5 kg/con.

Theo tác giả Tanomtong và cs (2007) [16] trong một nghiên cứu về di truyền cho thấy lợn rừng Thái Lan thuộc loài Sus scrofa jubatus, là loài có bộ nhiễm sắc thể 2n (diploid) = 38. Con đực trưởng thành có thể nặng từ 75 – 200 kg.

Sysa và cs (1984) [21] khi nghiên cứu về khả năng sinh trưởng và sinh sản của giống lợn rừng Thái Lan Sus scrofa jubatus so vơi giống lợn rừng hoang dã Sus scrofa ferus và lợn nhà tại Thái Lan Sus scrofa domestica cho kết luận lợn rừng Sus scrofa jubatus có khả năng sinh trưởng và sinh sản cao hơn lợn rừng hoang dã do đây là giống đã được thuần hóa và chọn lọc. Khối lượng lúc một năm tuổi có thể đạt 80 – 90 kg.

Như vậy, so với giống lợn gốc (♂rừng Thái Lan) thì lợn rừng lai F2 và F3 có ưu thế lai cao nhưng theo kết quả theo dõi của chúng tôi chúng có tốc

độ sinh trưởng chậm hơn là do nhiệt độ môi trường thấp, hình thức chăn nuôi giống lợn rừng thuần, dinh dưỡng trong khẩu phần ăn thấp....

Theo Lê Đình Cường và cs (2008) [3] cho biết lợn Mường Khương khi nuôi thịt, lúc 3 tháng tuổi đạt 11,36 kg ; lúc 4 tháng tuổi đạt 20,56 kg; 8 tháng tuổi đạt 56,35 kg và 10 tháng tuổi đạt 72,20 kg.

Theo Phùng Thị Vân và cs (2007) [5] cho biết sinh trưởng của lợn Co Mạ

của Sơn La lúc 2, 6, 8, và 12 tháng tuổi đạt 4,48 kg; 13,7 kg; 22,2 kg; và 43,8 kg. Theo các kết quả nghiên cứu trên, cho thấy sinh trưởng tích lũy của lợn Mường Khương và lợn Co Mạ đều cao hơn rất nhiều kết quả nghiên cứu của chúng tôi về lợn rừng lai F2 và F3 vì thế cần nâng cao mức dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của chúng đểđạt hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.

Để có cái nhìn tổng thể hơn về sinh trưởng tích lũy của lợn rừng lai chúng ta tìm hiểu đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm được biểu thị

Hình 2.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn rừng lai nuôi tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 64)