* Ngoại hình
Lợn rừng Thái Lan có thân hình thon, mình mỏng, dáng cao, mặt nhọn hình tam giác, mõm dài, tai dựng đứng, nhỏ, mắt lồi trông dữ tợn, ở má có vệt lông màu trắng chạy vắt qua mũi. Mũi của lợn rừng Thái Lan rất thính, linh hoạt, mềm nhưng rất khỏe, chúng thường dùng mũi để đào bới, tìm thức ăn. Con đực có 4 nanh dài chĩa ra ngoài là phương tiện để kiếm thức ăn và là vũ
khí thể hiện sức mạnh của chúng. Lông lợn rừng dài, cứng, màu lông nâu hoặc đen. Thường lỗ chân lông thành búi lông, mỗi búi có 3 gốc lông nhưng
mỗi lỗ có 1 lông. Lông bờm màu đen đậm, mọc từ gáy dọc theo sống lưng cho đến mông.
Con cái trưởng thành nặng 90 – 100 kg, con đực nặng từ 100 – 120 kg. Đuôi chúng nhỏ, ngắn, chỉ dài đến khoeo chân. Chân lợn rừng nhỏ
thon, móng nhọn. Vai cao hơn hông. Lợn rừng cái có 2 dãy vú, mỗi dãy 5 núm vú, da rất dày. lợn con có bộ lông giống trái dưa gang (vệt lông màu trắng chạy dọc thân trên nền da màu đen hoặc nâu). Lợn mới đẻ ra đều có sọc dưa đó là các sọc vàng đến nâu trên nền lông sẫm hơn (nâu – đen), kéo dài từ
vai tới mông và thường có 6 sọc. Khi lợn trên 2 tháng tuổi, các vệt sọc này không còn nữa, xuất hiện đám lông bạc vùng mắt và dưới yết hầu, lông bờm
đã xuất hiện, lông toàn thân đã trở nên màu hung mốc.
Tại Thái Lan có 2 giống lợn rừng: nhóm giống mặt dài và nhóm mặt ngắn. Lợn rừng mặt dài thì có tai to hơn, nằm ngang, mặt ngắn, gãy, thân tròn, mông nở, chân ngắn, móng chân choãi và mang một vài đặc điểm như thân to, tròn, tai ngang. Lợn mặt ngắn có đặc điểm là to con, màu đen, thân tròn, đẻ
nhiều con. Loại này tương đối giống với con lai giữa lợn rừng Việt Nam hoặc lợn rừng Thái lai với các giống lợn đen ở vùng cao. Theo tài liệu của Thái Lan khi giao phối lợn rừng mặt dài và mặt ngắn, và 6 con đã đẻ ra, 3 trong đó là màu
đen, và 3 là sọc dưa. Cho nên lợn Thái Lan mặt ngắn không phải là lợn rừng.
* Sinh sản
Tỷ lệ sinh sản cao: 2, 5 lứa đẻ/năm, từ 5 -10 con/ lứa. Lợn rừng Thái Lan 7 - 8 tháng tuổi có thể trọng từ 40 – 60 kg với lợn cái có thể cho phối giống Thời gian mang thai giống lợn nhà (khoảng 114 ngày). Thời gian đẻ từ
con đầu đến con cuối thì mất khoảng 2 – 4 giờ. Quá trình đẻ diễn ra theo tự
nhiên, không cần sự giúp đỡ hoặc can thiệp của con người. Lợn rừng đẻ 2-2, 5 lứa/ năm, lứa đầu (con so) đẻ 3 – 5 con, lứa rạ đẻ nhiều hơn (7 – 12 con). Lợn rừng sơ sinh có tầm vóc nhỏ, khối lượng bình quân 0,5 – 0,9 kg/con. Lợn 1-2
tháng tuổi: 5 – 10 kg, 3 - 4 tháng tuổi: 15 kg-20 kg, 8-12 tháng: 60 – 70 kg, khi trưởng thành: trên 100 kg. Số lợn sơ sinh từ 6-10 con/ổ.
* Tập tính
Lợn rừng Thái Lan thường sống theo bầy đàn đông đến 50 con, sống dựa vào nhau để đảm bảo an toàn. Đây là loại lợn rừng khá hiền lành. Vì lợn rừng không chịu nắng nóng nên thường thích kiếm ăn về đêm, thích ngâm mình dưới bùn để thải nhiệt, đuổi côn trùng, ký sinh trùng trên da. Lợn rừng Thái Lan có khả năng thích ứng và đề kháng tốt với khí hậu nóng ẩm, ít bệnh tật, dễ thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc.
Lợn rừng Thái Lan là loài ăn tạp, dạ dày đơn, hệ thống tiêu hóa của động vật hoang dã nên có khả năng lợi dụng thức ăn tốt, tiêu tốn thức ăn vì phải cho ăn thêm trên một kg tăng trọng chỉ bằng 1/5 so với lợn nhà. Lợn rừng trong điều kiện hoang dã còn ăn cả côn trùng, giun, xác động vật chết hoặc bất kỳ thứ gì trong môi trường tự nhiên mà nó kiếm được. Ở Thái Lan, người ta hay lấy lá keo dậu tươi cho lợn rừng ăn vì cho rằng, lá keo dậu còn giúp lợn rừng tẩy được giun, sán. Nhiều người vẫn vớt bèo tây lên cho chúng ăn sống. Ngoài ra, các loại rau, cỏ, củ, quả, ngô, đậu, khoai, sắn... đều là thức ăn tốt cho lợn rừng.