Ở nước ta hiện nay, tập đoàn giống lợn địa phương rất phong phú. Miền núi phía bắc Việt Nam nuôi rất phổ biến các giống lợn: lợn Mẹo, lợn Mường Khương, lợn Táp Ná, lợn địa phương Ngân Sơn,….Trải qua quá trình chọn lọc, các giống lợn ở nước ta đã thích nghi với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở địa phương. Chúng có đặc điểm di truyền quý giá đó là khả năng sử dụng các loại thức ăn thô xanh, nghèo dinh dưỡng và tính chống chịu các bệnh nhiệt đới rất tốt, nhất là bệnh kí sinh trùng. Một số giống lợn đẻ nhiều con và có phẩm chất thịt thơm ngon, một số giống thích nghi với vùng núi cao, nhiệt độ thấp và một số lại quen với môi trường ẩm ướt (Lê Viết Ly,1994) [9].
Giống lợn địa phương có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc. Là con vật thân thuộc được nuôi được nuôi nhiều nhằm cung cấp thịt mỡ cho nhu cầu của con người. Giống lợn địa phương có những ưu điểm nổi bật như rất phù hợp với điều kiện tự nhiên miền núi phía Bắc, điều kiện canh tác của nhân dân miền núi, khả năng chịu
đựng kham khổ cao, thích hợp với phương thức chăn thả. Thịt và mỡ lợn thơm ngon, được người dân ưa chuộng (Đặc biệt nhóm lợn đen tuyền đang
được coi là hàng đặc sản). Tuy nhiên, lợn cũng có nhiều nhược điểm như kết cấu ngoại hình xấu, lưng võng, bụng xệ, tầm vóc nhỏ, đẻ ít con, sinh trưởng chậm. Mặc dù có một số nhược điểm như vậy, nhưng đây vẫn là con vật được người dân địa phương ưa chuộng và nuôi nhiều. Do một số quan điểm chưa khoa học của người dân trong công tác chọn giống và chăm sóc nuôi dưỡng, cùng với xu thế phát triển hiện nay, với trào lưu phát triển của các giống lợn nhập nội có năng suất cao đã tạo ra các giống lợn lai với ưu thế hơn hẳn thì các giống lợn bản địa có xu hướng bị thu hẹp dần. Đặc biệt với nhóm lợn đen tuyền của giống lợn bản địa nuôi tại Ngân Sơn, do những ưu điểm về chất lượng thịt được người tiêu dùng ưa chuộng cho nên xu thế tuyệt chủng đang dần dần hiện hữu. Vì vậy, chúng ta cần tìm ra các biện pháp bảo tồn và phát triển các giống lợn địa phương.
Đặc điểm của giống lợn địa phương Ngân Sơn: Dựa vào màu sắc lông da có thể chia làm 3 nhóm như sau:
• Nhóm đen tuyền
Toàn thân đen tuyền. Nhóm này có đặc điểm là tương đối nhỏ, có đặc
điểm hoang sơ hơn. Nhóm lợn này được nuôi nhiều ở bà con dân tộc Mông và dân tộc Dao. Hiện nay số lượng không còn nhiều chỉ chiếm 6,10%-8,33% đàn lợn nái điều tra, 2,42%-3,92% đàn lợn thịt. Mặc dù lợn có khối lượng nhỏ, chậm lớn nhưng thịt ngon, nên nhiều người tìm mua bán về dưới xuôi, làm suy giảm đáng kể số lượng đàn lợn. Cần có biện pháp bảo tồn tránh nguy cơ
• Nhóm lợn đen có một sốđiểm trắng
Toàn thân lợn có màu đen và có điểm trắng ở một số vị trí như gương mũi, 4 ngón chân, giữa chán và đuôi có một nhúm lông màu trắng. Nhóm lợn này được nuôi nhiều ở bà con dân tộc H’mông và dân tộc Dao. Về số lượng
đàn lợn này chiếm tỉ lệ tương đối cao trong đàn lợn địa phương. Trong đàn lợn nái, nhóm lợn đen có một số điểm trắng chiếm từ 40,24%-58,33%; đối với
đàn lợn thịt chiếm từ 30,99%-43,79%. Nhóm lợn này được nuôi nhiều ở khu vực các thôn vùng cao của các xã, khối lượng cũng lớn hơn nhóm lợn đen tuyền.
• Nhóm lợn lang trắng đen
Nhóm lợn này có màu lông trắng và đen xen kẽ. Các vết lang trắng không cố định và mức độ lang không giống nhau, con nhiều, con ít. Các vết lang này được phân bố ở bụng, ngang sườn, cổ, vai, lưng, lớn nhanh hơn,
được nuôi nhiều ở vùng thấp hơn nơi có người dân tộc tày sinh sống.