Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất và

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất cây hồi tại huyện Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 87)

trong những năm tiếp theo

4.7.1. Gii pháp v th trường tiêu th và chế biến

Tăng cường việc quảng bá, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hồi, kêu gọi các nguồn đầu tư tập trung gây trồng và chế biến sản phẩm hồi.

Cùng với việc đổi mới giống cây trồng nhất là các giống có chất lượng cao thì công tác ổn định thị trường đầu ra là hết sức cần thiết.

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm quả Hồi huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn nhằm nâng cao giá của sản phẩm từ cây Hồi

4.7.2. Gii pháp v vn

Qua thực tế nghiên cứu tại địa phương cho thấy, lượng vốn đầu tư cho nông nghiệp của hộ nông dân còn thấp, đây là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồi của các hộ này rất thấp đặc biệt là thu nhập hỗn hợp. Bởi vì lượng vốn của họ rất ít, lại không phải lúc nào cũng có, cơ hội vay vốn của các hộ này không cao và nếu được vay với số lượng ít thì thường xuyên sử dụng không đúng mục đích.

Như vậy, để thường xuyên đảm bảo cho các hộ có đủ vốn đáp ứng kịp thời cho sản xuất đặc biệt là nhóm hộ nghèo và nhóm hộ trung bình thì các cấp chính quyền địa phương cần có chính sách biện pháp nhằm huy động vốn từ nhiều nguồn để cung cấp đủ vốn cho các nhóm hộ, giảm thủ tục trong quá trình vay vốn cho các nhóm hộ nông dân, có thể cho vay mà không cần thế chấp đối với hộ nghèo để họ tiếp cận nguồn vốn dễ hơn.

4.7.3. Gii pháp v khoa hc k thut

Có quy trình kỹ thuật giúp cho nhân dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây hồi, nâng cao được chất lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho huyện đẩy mạnh phát triển kinh tế đồi rừng mà trọng tâm là cây hồi. Cải cách kỹ thuật canh tác, mạnh dạn loại bỏ những cây già cỗi, năng suất thấp.

Thay đổi tập quán không bón phân cho cây Hồi của nông dân trên địa bàn nghiên cứu.

Cần đầu tư đúng mức cho phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nhất là việc chuyển giao các thành tựu của sinh học hiện đại bằng cách thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến lâm để người dân áp dụng vào sản xuất.

Đẩy mạnh công tác giao lưu nghiên cứu học tập kinh nghiệm về chưng cất tinh dầu hồi tiến tới xây dựng nhà máy chưng cất tinh dầu đáp ứng nhu sản lượng trong nước.

Nghiên cứu cách thức vận chuyển phân bón và sản phẩm từ rừng về nhà theo mô hình dùng cáp treo lụa từ núi xuống của na ở huyện Chi Lăng.

4.7.4. V đất đai

Hiện nay huyện Cao Lộc vẫn còn khả năng để mở rộng diện tích cây hồi bằng việc bố trí cây trồng hợp lý, giảm bớt và thay thế các cây trồng có năng xuất sản lượng thấp bằng việc đưa cây hồi vào thay thế.

Quy hoạch các vùng trồng hồi tập trung vào những vùng đã và đang phát triển cây hồi nhằm duy trì diện tích hồi hiện có và phát triển diện tích dựa trên tính phù hợp vềđiều kiện tiểu khí hậu và thổ nhưỡng.

Giải pháp phát triển tập trung quy hoạch diện tích rừng Hồi thành vùng chuyên canh và có sự liên kết sản xuất, tiêu thụ lâm sản giữa Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà Doanh nghiệp - Nhà nông một cách chặt chẽ, hiệu quả và thỏa đáng.

Quy hoạch về mặt bằng đất đai của các cơ sở sơ chế Hồi.

Xây dựng kế hoạch trồng cây cụ thể cho từng vùng, từng loài cụ thể đểđảm bảo phát triển bền vững.

Cần có chính sách giao đất giao rừng ổn định, gắn với quyền sử dụng đất lâu dài cho người nông dân, đầu tư khai thác một cách hợp lý làm tăng độ phì nhiêu của đất, đưa vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng của cây hồi.

4.7.5. Gii pháp v ging

Cần chú trọng cho việc nghiên cứu lai tạo, chọn giống hồi có chiều cao thấp, có chất lượng tốt, năng xuất cao đưa vào sản xuất.

4.7.6. Gii pháp v khuyến nông

Trong điều kiện nền nông nghiệp nước ta đang tiến tới sản xuất hàng hóa thì khoa học kỹ thuật trở thành một yếu tố trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, sản xuất của người nông dân nếu thiếu những tiến bộ khoa học kỹ

thuật sẽ không thể tồn tại và cạnh tranh được. Do đó việc chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật, quy trình công nghệ cho nông dân là tầm quan trọng của đội ngũ khuyến nông. Thực tế đã chỉ rõ ứng dụng của tiến bộ khoa học kỹ thuật bằng cách đưa các giống mới có năng xuất cao vào sản xuất sẽ tạo hiệu quả kinh tế và kết quả sản xuất tương đối cao. Vậy để nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất hồi thì công tác khuyến nông cần tăng cường một số mặt sau:

- Tổ chức các lớp tập huấn, các buổi hội thảo ở các địa phương trong huyện để tuyên truyền phổ biến quy trình kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc hồi.

- Giới thiệu và đưa những giống có năng xuất cao, phẩm chất tốt vào sản xuất.

- Xây dựng các câu lạc bộ khuyến nông, hình thành nhóm cùng sở thích để nông dân giúp đỡ lẫn nhau, người đã biết giúp người chưa biết.

- Xây dựng một số mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Nắm bắt nhanh về khối thông tin thị trường giá cả Hồi và truyền tải đến cho người nông dân một cách nhanh nhất.

4.4.7. Gii pháp v chính sách

a. Chính sách đất đai

Khai thác hợp lý quỹđất và các nguồn lực, cần tạo ra các vùng nguyên liệu tập trung phụ thuộc vào sự thích hợp của loại nông sản với điều kiện tự nhiên của các xã khác nhau. Từđó phát huy nội lực của nhân dân bỏ vốn thâm canh trồng, chăm sóc diện tích rừng hồi hiện có để sản phẩm quả Hồi khô đạt chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài, tạo nguồn thu nhập cho người dân, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển bền vững.

b. Chính sách đầu tư

Chuyển dịch cơ cấu đầu tư, chú trọng hơn tới phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc sản xuất Hồi (vận chuyển phân bón và sản phẩm hoa hồi từ rừng về nhà). Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại, gồm đường xá, hệ thống thông tin liên lạc, các chợ, trung

tâm buôn bán hàng nông sản, kho chứa và bảo quản chế biến nông lâm sản, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý chất lượng quả Hồi . Đào tạo nguồn nhân lực bằng cách tăng cường đào tạo lực lượng lâm học, lâm sinh cho cây lâu năm để đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

c. Chính sách tín dụng, thuế

Làm rõ cơ chế tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước nhằm thiết thực hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, hướng dẫn cụ thể nông dân, các doanh nghiệp, cơ sở chế biến tiếp cận các nguồn tín dụng thương mại, ưu tiên cho vay vốn để kinh doanh nông sản và vật tư nông nghiệp.

d. Chính sách liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ cây Hồi

Sản xuất các sản phẩm từ cây Hồi là một trong những thế mạnh của nông dân trong huyện. Để khai thác có hiệu quả tiềm năng và tạo mối liên kết chặt chẽ trong sản xuất, tiêu thụ, chính quyền địa phương cần chủ động tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp, cơ sở chế biến để từđó định hướng, quy hoạch vùng sản xuất phù hợp. Hỗ trợ nông dân các điều kiện về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, vật tư nông nghiệp, tìm hiểu và tiếp cận thông tin thị trường. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp phá vỡ hợp đồng.

Để tạo mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, giữa sản xuất với tiêu thụ, chế biến nhằm đảm bảo lợi ích giữa các bên tham gia có vai trò rất quan trọng để cơ sở chế biến có đủ nguyên liệu chế biến, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở chế biến, đồng thời người nông dân sẽ có thị trường tiêu thụ, yên tâm đầu tư sản xuất và kinh doanh cây Hồi.

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua nghiên cứu hiện trạng thị trường tiêu thụ nông sản trên địa bàn huyện Cao Lộc tôi rút ra một số kết luận như sau:

- .Cao Lộc là huyện có địa hình chủ yếu là đồi núi với khí hậu chia làm 4 mùa rõ rệt (2 mùa lớn là: mùa khô và mùa mưa) , đất đai chủ yếu là đất Feralit mùn màu nâu, vàng đỏ đến màu đỏ vàng vùng đồi và núi thấp (chiếm khoảng 81,9% diện tích tự nhiên), với độ cao trung bình 260 m so với mực nước biển là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất cây Hồi.

- Đánh giá được thực trạng sản xuất và tiêu thụ Hồi trên địa bàn huyện Cao Lộc. Kết quảđiều tra cũng đã chỉ ra một số hạn chế của việc sản xuất và tiêu thụ Hồi trên địa bàn huyện như sau:

- Nông dân chưa có thói quen sản xuất quả Hồi ở cấp độ hàng hóa nên chưa coi trọng mẫu mã, chất lượng, giá cả, biến động của thị trường.

- Lượng sản phẩm quả Hồi tươi trên địa bàn huyện Cao Lộc mặc dù được sản xuất ra với số lượng tương đối lớn nhưng chưa có thị trường tiêu thụổn định, giá của quả hồi biến động qua các năm

- Chưa thấy được tầm quan trọng và vai trò của một công ty hay tổ chức nào đó với vai trò là thu gom sản phẩm quả Hồi tươi để tiến hành sơ chế và xuất khẩu. Trên địa bàn huyện cũng chưa có cơ sở chưng cất tinh dầu Hồi quy mô lớn nào nên không đảm bảo được giá của quả Hồi. Thị trường quả Hồi là “sân chơi riêng của những tư thương” , các tư thương có đủ khả năng làm thay đổi giá cả thị trường.

- Các cấp chính quyền địa phương của huyện chưa phát huy được vai trò trong việc tổ chức quy trình, định hướng thị trường tiêu thụ các sản phẩm quả Hồi tươi, khô và tinh dầu Hồi.

đến sản xuất tiêu thụ Hồi, đề tài đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ đối với cây Hồi trên địa bàn huyện .

Giải pháp phát triển tập trung quy hoạch diện tích rừng Hồi thành vùng chuyên canh và có sự liên kết sản xuất, tiêu thụ lâm sản giữa Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà Doanh nghiệp - Nhà nông một cách chặt chẽ, hiệu quả và thỏa đáng.

- Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hoa Hồi trên cơ sở cải tiến giống cây trồng, hiện đại hóa phương thức canh tác, gắn liền với việc quy hoạch tập trung vào các vùng chủ lực của huyện Cao Lộc để biến các lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng của vùng thành lợi thế kinh tế theo hướng chuyên môn hóa, thâm canh hóa. Tiếp tục đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản.

- Giải pháp phát triển các phương thức tiêu thụ lâm sản nhằm tăng khả năng tiêu thụ quả Hồi tươi cho các hộ trồng Hồi trên địa bàn huyện như: Hình thành doanh nghiệp tổ chức tham gia thu gom bao tiêu sản phẩm quả Hồi trên địa bàn huyện , liên kết trong tiêu thụ lâm sản thông qua việc ký kết hợp đồng. Phát triển phương thức đại lý mua bán, hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa đại lý và doanh nghiệp trong tiêu thụ nông sản.

- Giải pháp về các chính sách khuyến khích phát triển về sản xuất và tiêu thụ lâm sản như: chính sách đất đai; chính sách đầu tư; chính sách tín dụng, thuế; chính sách liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản và chính sách xúc tiến thương mại thị trường.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Kiến ngh vi nhà nước

- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện mô hình hợp đồng đảm bảo các cơ sở chế biến tiêu thụ nông lâm sản cho nông dân. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo đủ nhu cầu về vốn cho nhà sản

xuất và cơ sở chế biến, doanh nghiệp đã ký hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nông lâm sản phù hợp với tính chất mùa vụ.

- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, chuyển giao KH - KT, đưa các giống mới vào sản xuất từng bước nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đồng thời khắc phục những nhược điểm của giống hồi cũ (cây Hồi cao từ 8 - 10 m) hướng tới mục tiêu phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Tăng cường công tác thông tin thị trường và xúc tiến thương mại cho người nông dân. Mục tiêu của mô hình này là nhằm cung cấp giá cả thị trường đầu vào, đầu ra cho các mặt hàng nông lâm sản một cách chính xác và kịp thời để nhà sản xuất và doanh nghiệp quyết định phương hướng sản xuất, định giá sản phẩm và lựa chọn thị trường tiêu thụ. Ngoài ra cũng cần có sự phối hợp giữa các ban ngành trong cùng địa phương và để thông tin đến người sản xuất và doanh nghiệp một cách nhanh chóng, đầy đủ cần áp dụng phương châm: thu thập thông tin từ nhiều nguồn, xử lý thông tin tập trung, phát tin bằng nhiều hình thức và đúng thời điểm.

5.2.2. Vi cp cơ s

Trong những năm tới huyện cần xây dựng những phương án cụ thể phát triển cây hồi. Tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn khuyến nông, thảo luận chuyên đề về kinh nghiệm sản xuất cho các chủ hộ, ngoài ra huyện còn quan tâm hơn nữa tới công tác thị trường đầu ra đối với sản phẩm hồi mới giúp nông dân yên tâm sản xuất.

5.2.3. Vi nhà sn xut, h nông dân

- Cần chú trọng toàn diện từ khâu chọn giống, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, kết hợp với việc chăm sóc, trồng đúng lịch thời vụ để

hạn chế việc sử dụng các loại thuốc BVTV phòng trừ sâu bệnh gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

- Cần nâng cao nhận thức về những lợi ích kinh tế lâu dài do sản xuất theo hợp đồng có sự liên kết mang lại, từ đó có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện đúng hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

- Tổ chức thành lập hiệp hội hoặc câu lạc bộ về trồng Hồi nhằm nắm bắt thông tin thị trường và tình hình phát triển của sâu bệnh hại Hồi nhanh chóng và kịp thời đúng thời điểm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Hoàng Mạnh Quân (2007), Giáo trình Lập và Quản lý dự án phát triển nông thôn, nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Vũ Kim Dũng, Giáo trình nguyên lý kinh tế học vi mô, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

3. Nguyễn Ngọc Bình, Trần Quang Việt (2002), “Cây hồi (Illicium verum Hook.)”, Nxb. Nông nghiệp. bộ.

4. Kỷ yếu hội thảo khoa học Việt - Trung xúc tiến cải tạo rừng Hồi năng suất thấp & phát triển thị trường Lạng Sơn năm 2010.

5. Một số vấn đề về giống và thâm canh trong tăng năng suất rừng hồi

GS.TSKH. Lê Đình Kh, TS. Hoàng Thanh Lc, Ths. Nguyn Qunh

Trang.Vin Ging cây rng và Phát trin lâm sn

6. Lã Đình Mỡi, 2001. Cây đại hồi (Illicium verum Hook). Trong Tài

nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam. Tập 1, trang 109-116. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

7. Phí Quang Điện (1983): Phục tráng rừng Hồi già, Hội thảo chuyên đề về xác định cây trồng phát triển Lâm nghiệp vùng Đông Bắc, Viện Lâm

nghiệp, 1983.

8. Ninh Khắc Bản, 2008. Báo cáo nghiên cứu nâng cao năng suất và chất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất cây hồi tại huyện Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)