- Các hộ trồng Hồi tại 3 xã (Hải Yến, Cao Lâu, Xuất Lễ), huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Địa bàn 6 thôn thuộc 3 xã (Hải Yến, Cao Lâu, Xuất Lễ), huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
3.1.2.2. Thời gian tiến hành
- Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2014
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường của địa bàn nghiên cứu. - Tìm hiểu về tình hình sản xuất Hồi tại các xã (Hải Yến, Cao Lâu, Xuất Lễ), huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
+ Thực trạng sản xuất và tiêu thụ Hồi huyện Cao Lộc
+ Thực trạng trồng hồi tại địa bàn 3 xã Hải Yến, Cao Lâu, Xuất Lễ + Thực trạng các hộ trồng hồi tại các khu điều tra
+ Đặc điểm của các hộđiều tra
+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc và chi phí của cây Hồi tại các hộđiều tra + Diễn biến về diện tích, sản lượng, năng suất Hồi giai đoạn 2011 -2013. + Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Hồi tại các hộđiều tra
+ Tình hình tiêu thụ, đầu ra sản phẩm từ cây Hồi
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong sản xuất và tiêu thụ Hồi trên địa bàn huyện Cao Lộc
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển có hiệu quả mô hình trồng cây Hồi tại huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn trong những năm tiếp theo.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp:
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn đã được công bố, đảm bảo tính đại diện và khách quan của đề tài nghiên cứu. Những số liệu này mang tính tổng quát, giúp cho người nghiên cứu có bước đầu hình dung tình hình sản xuất, những vấn đề thuận lợi khó khăn mà người dân gặp phải. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng dự án,…
Trong phạm vi đề tài này, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp sử dụng để có được các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn từ Phòng NN & PTNT, Trạm thống kê, Chi cục phát triển Lâm Nghiệp, UBND xã, cán bộ khuyến nông, cán bộ nông nghiệp...
Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp kế thừa và cập nhật từ các niên giám thống kê (chi cục thống kê), các báo cáo tổng kết, sách báo, tạp chí, truy cập mạng internet, số liệu thống kê của các phòng ban trong huyện, xã và các hộ sản xuất.
Trên cơ sở các số liệu đã thu thập tiến hành phân tích, đánh giá tìm ra xu hướng phát triển và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hồi nguyên liệu.
Số liệu sơ cấp
Phương pháp dùng để thu thập số liệu sơ cấp bao gồm:
- Phương pháp điều tra bảng hỏi: sử dụng bảng hỏi hỏi trực tiếp hộ nông dân, với bộ câu hỏi này số liệu thu thập có thể tổng hợp vào các bảng biểu từ đó đưa ra những nhận định về liên quan đến nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của người dân để rút ra những kết luận liên Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào, người thu thập có được thông qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng những phương pháp khác nhau như: Tìm hiểu, quan sát thực tế, đánh giá nông thôn…
Để có số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu và nhằm thu được kết quả khách quan, có tính đại diện cao, tôi tiến hành điều tra 60 hộ nông dân sản xuất Hồi tại các thôn: Tồng Riền, Khuổi Đứa xã Hải Yến; Pò Phẩy, Bản Vàng xã Cao Lâu; Co Khuông, Pò Mã xã Xuất Lễ
Ngoài ra, cần sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp trong quá trình điều tra bằng bảng hỏi để có được có thể đối chiếu với những thông tin thu thập được trong bảng hỏi. Từ đó đưa ra những đánh giá về quá trình sản xuất và tiêu thụ Hồi trên địa bàn huyện Cao Lộc
3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
* Phương pháp luận
Phương pháp duy vật biện chứng: là phương pháp đánh giá hiện tượng kinh tế xã hội trên cơ sở nhìn nhận, xem xét mọi vấn đề trong mối quan hệ hữu cơ gắn bó ràng buộc với nhau, chúng có tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Qua phương pháp này có thể thấy được kinh tế - xã hội nông thôn trong mối quan hệ giữa các vùng khác, cũng như thấy được các yếu tố nội tại ở kinh tế - xã hội nông thôn tạo ra một tổng thể hoàn chỉnh.
Phương pháp duy vật lịch sử: Là phương pháp nghiên cứu các sự vật, hiện tượng trong thời điểm lịch sử cụ thể. Bởi mỗi sự vật, hiện tượng không phải là bất biến mà có sự vận động, hình thành và phát triển khác nhau tại những giai đoạn lịch sử khác nhau. Những lý luận và thực tiễn được xem xét trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể sẽ thấy rõ hơn bản chất của sự vật, hiện tượng theo thời gian quá khứ, hiện tại và cả xu hướng trong tương lai.
* Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh để xác định xu hướng và biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu.
* Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để tính toán, mô tả thực trạng việc phát triển sản xuất, kinh doanh của các tác nhân cùng với những thuận lợi và khó khăn một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể phản ánh một cách đầy đủ và khách quan về sự phát triển cây Hồi của huyện Cao Lộc trong những năm qua.
* Phương pháp thống kê phân tích kinh tế
Trong quá trình nghiên cứu, tiến hành tổ chức điều tra, xây dựng biểu mẫu, hệ thống chỉ tiêu, hệ thống câu hỏi phỏng vấn. Từ kết quả tài liệu thu thập được tôi sử dụng nhiều phương pháp cụ thể như xác định các chỉ số, so sánh, đối chiếu và cân đối các chỉ tiêu, nội dung, các biểu, các hiện tượng để làm cơ sở cho phân tích và phát triển mô hình trồng Hồi.
3.3.3. Phân tích xử lý số liệu
Việc xử lý kết quả điều tra cần được tiến hành bằng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết như: Phân tích tư liệu, tổng hợp tư liệu, Phương pháp thống kê, so sánh và đối chiếu...
Những thông tin thu thập thông qua tiếp xúc, nói chuyện với các chủ hộ và các thành viên trong hộ cần được chọn lọc và phân tích sao cho phù hợp với nội dung nghiên cứu.
Những thông tin liên quan đến năng suất, sản lượng để tính thu nhập, chi phí, hiệu quả cần được tổng hợp, xử lý trên máy tính thông qua bảng tính Excel, chính xác và đạt hiệu quả cao.
3.3.4. Phương pháp điều tra cụ thể
- Cách chọn mẫu điều tra
Mẫu được chọn để tiến hành điều tra là 60 hộ gia đình chia đều cho 6 khu điển hình trong sản xuất Hồi tại Huyện Cao Lộc. Các hộ này được chọn hoàn toàn ngẫu nhiên theo hình thức lập danh sách và rút thăm danh sách các hộ trồng Hồi của 6 khu. Từ kết quả thu thập được có thể đưa ra đánh giá chung và khách quan hơn cho đề tài nghiên cứu. Cách chọn nông dân được điều tra, phỏng vấn tại 6 khu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
Số lượng mẫu điều tra được phân chia như sau:
Bảng 3.1. Phân loại số lượng mẫu chọn điều tra Tên khu điều tra Tổng số (hộ) Mẫu chọn (hộ)
Tồng Riền 33 10 Khuổi Đứa 36 10 Pò Phẩy 37 10 Bản Vàng 33 10 Co Khuông 32 10 Pò Mã 29 10 Tổng 200 60
Qua đó chọn số lượng hộ điều tra dựa vào danh sách các hộ trong thôn bản, chọn ngẫu nhiên số hộ cần điều tra theo danh sách sau đó trực tiếp đến phỏng vấn từng hộ.
Bảng 3.2.Phân chia hộ theo diện tích ta phân chia các hộ theo bảng sau Phân loại hộ Số hộ Diện tích quy ước (ha) Hộ ít 12 1 ha - 1,7 ha
Hộ trung bình 44 1,8 ha – 3,3 ha
Phương pháp phân tích SWOT
Đây là phương pháp nhằm giúp cộng đồng có thể tự tìm ta các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của địa phương nơi họđang sinh sống.
Từ những kết quả phân tích đó có thể đề xuất hoặc đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội, đẩy lùi điểm yếu và vượt qua thách thức trong tương lai.
- Nội dung phiếu điều tra
Phiếu điều tra cung cấp các thông tin chủ yếu như: Nhân khẩu, lao động, độ tuổi, trình độ văn hóa, các nguồn lực của nông hộ như: ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn, chi phí sản xuất, thu nhập của người sản xuất, tình hình thu chi phục vụ cho sản xuất, đời sống của người sản xuất, các thông tin khác liên quan đến sản xuất, các kiến nghị và nhu cầu của người trồng Hồi…
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN