Cây hồi đòi hỏi phải trồng trên đất tốt tầng dầy, pH=4,5, hàm lượng mùn cao (>3%) đất đủ ẩm quanh năm, thoát nước tốt. Không nên trong hồi trên đất đá vôi, ít chua hoặc trung tính, đất cát pha, trên đất cát, đất tầng mỏng xói mòn mạnh. Đất thích hợp nhất để trồng hồi là đất đỏ cũng có thể trồng dưới rừng gỗ, đất nghèo Kali và có thể mở rộng trên đất trảng cỏ cây bụi. Có thể xử lý thực bì bằng phương pháp cục bộ theo hố rộng khoảng 0,7 - 0,8 m, có độ tán che ban đầu cho cây mới trồng.
Ánh sáng: năm 1906, Eberhardt đã phát hiện ra cây hồi ở Đông Dương, đặc biệt hồi ở Việt Nam có chất lượng tinh dầu khá cao. Do vậy, năm 1907 ông đã gây trồng mở rộng loài cây này ra nhiều vùng ở Việt Nam
như Phú Thọ, Hoà Bình, Điện Biên, Lào Cai. Có lẽ do không chú ý tới đặc điểm sinh thái của cây con và kỹ thuật trồng nên tác giả đã không thu được kết quả như mong đợi. Mặc dù trồng rừng không thành công nhưng tác giả đã rút ra nhận xét là cây hồi con rất yếu và không chịu được ánh sáng mạnh, ở những nơi được che sáng thì tỷ lệ sống cao hơn ở những nơi không được che sáng.
Giai đoạn dưới 5 năm tuổi cây hồi không chịu được ánh sáng trực xạ mạnh. Đến 8 năm tuổi, cây hồi bắt đầu ra hoa, kết quả, nhu cầu ánh sáng cũng tăng dần. Đến giai đoạn 20 năm tuổi trở lên, cây hồi đòi hỏi ánh sáng hoàn toàn.
Nước: Ở giai đoạn non từ 1-3 tuổi, cây hồi cần nhiều nước, vì thuộc dạng cây ưa ẩm. Đến giai đoạn trưởng thành (trên 10 năm tuổi), cây hồi có khả năng chịu hạn ở mức trung bình, và thích ứng linh hoạt với các điều kiện cung cấp nước khác nhau của môi trường.
Thời vụ trồng tốt nhất là mùa xuân hoặc mùa mưa. Nên trồng hồi ở những sườn đồi có tầng đất mặt tương đối dày, đủ dinh dưỡng. Mật độ trồng hồi khoảng từ 400-500 cây/ha. Hố trồng cần đào sâu 50 - 50 cm, rộng 50 - 50 cm, bón lót 5-10 kg phân hữu cơ sinh học và làm sạch cỏ xung quanh. Sau khi trồng cần tưới nước đủ ẩm, che bóng. Nên giữ lại những cây rừng sẵn có xung quanh để làm cây che bóng. Về sau sẽ dọn dần cây rừng theo mức độ lớn và sinh trưởng của hoa hồi. Trong những năm đầu có thể trồng xen khoai, đỗ, đậu, sắn hoặc chè để tận dụng đất và chống xói mòn.
Để hồi sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất quả cao, hàng năm cần bón phân hữu cơ sinh học + Better NPK 12-12-17-9+TE (khoảng 15-20 kg/cây) vào giai đoạn trước lúc cây ra hoa và sau khi thu hoạch quả. Khi bón cần đào rãnh quanh tán cây, rải phân vào rồi lấp đất lên, dọn cỏ, phát
bỏ dây leo, cây bụi ở xung quanh và vun gốc. Chăm bón tốt, cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi, năng suất quả sẽ cao.
Đến nay vẫn chưa có thông tin gì về sâu bệnh hại ở cây hồi. Một vài tài liệu có đề cập tới tuyến trùng (Radopholus similis) gây hại đối với một số cá thể ở một vài khu vực. Ở giai đoạn 5-6 năm tuổi, năng suất quả rất thấp, thường chỉ 0,5-1 kg/cây. Đến thời kỳ đạt 10-20 tuổi, năng suất quả trung bình có thể đạt 7-20 kg/cây. Từ 20 năm tuổi trở đi, cây bắt đầu cho năng suất quả ổn định, thường đạt 20-30 kg/cây, năm bội thu có thể tới 35- 40 kg/cây (năng suất tối đa có thể đạt 45-50 kg/cây). Nếu được chăm bón tốt, hồi cho năng suất cao và ổn định, có thể kéo dài trong giai đoạn từ 20 đến 80 năm tuổi. Sau đó năng suất sẽ giảm dần. Chu kỳ canh tác có thể tới 90-100 năm.