Nhìn chung, tình hình phát triển thị trường, phát triển thương hiệu đang ở mức tiềm năng, chưa có bước đột phá rõ rệt, các đầu mối tiêu thụ còn thụ động, phụ thuộc vào giá cả thị trường, giá cả không ổn định gây thiệt hại lớn đối với các hộ trồng hồi.
Trước đây hồi được nhà nước thu mua nên các yêu cầu về chất lượng, độ già của hồi đòi hỏi rất nghiêm ngặt, song do những năm gần đây thị trường mở cửa, nhu cầu của thị trường Trung Quốc tăng nhanh đối với tất cả các cấp quả hồi và do đó thu hoạch của quả hồi không còn tập trung vào tháng 9 và tháng 10 nữa mà rải rác từ tháng 7 cho đến tháng 10. Chính vì việc thu rải rác này mà hồi không còn cho sản phẩm như trước nữa. Hồi thu rải rác từ 3 - 4 tháng nhằm đáp ứng nhu cầu thu chi nóng của hộ. Còn vụ
chiêm, do quả nhỏ, hàm lượng tinh dầu thấp nên giá không cao. Cá biệt có những năm do giá hồi vụ chiêm thấp quá nên người dân không tiến hành thu hái vì khi thu hái có thể tác động lên cành, lá có thể làm trầy xước và chẻ ngọn cây sẽ làm giảm năng xuất chính của vụ.
Cả huyện Cao Lộc nói riêng và cả tỉnh Lạng Sơn nói chung vẫn chưa có một nhà máy trưng cất dầu hồi nào, đó chính là khó khăn trở ngại lớn cho việc phát triển diện tích trồng hồi của địa phương, người dân chủ yếu bán sản phẩm cho tư thương là quả hồi tươi, sản phẩm rất dễ bị các tư thương ép giá, khiến người dân phải bán với giá thấp. Trước đây có một nhà máy chưng cất tinh dầu hồi được Pháp xây dựng ở chân núi Phai Vệ (thành phố Lạng Sơn) thuộc loại hiện đại nhưng trong cuộc chiến tranh chống Mỹ và cuộc chiến tranh biên giới thì nhà máy này đã bị phá hỏng sập sệ đến nay chưa gượng dậy được do đó muốn chưng cất dầu hồi thì bà con phải tự chưng cất bằng phương pháp thủ công là chưng cất bằng lò đun củi trong vòng 3 ngày 3 đêm, phải có nóng lạnh đầy đủ và đặc biệt dầu hồi không thể pha chế với các chất khác. Trung bình cứ 40 kg quả tươi thì được một lít tinh dầu hồi.
Quả hồi được bán sang Trung Quốc và được chế biến thành các sản phẩm tinh dầu, các gia vị hoa hồi… sau đó tái xuất sang các nước khác. Tại Lạng Sơn chủ yếu bán sang Trung Quốc còn một số xuất sang các nước châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản các nước sứ lạnh…
Từ đó thấy được ý nghĩa và vai trò to lớn của cây hồi trong nền kinh tế, bên cạnh đó còn sử dụng để làm hương liệu trong ngành công nghiệp và là hương liệu trong công nghiệp dược phẩm.
Khoa học và công nghệ: Cây hồi đã gắn bó và phát triển hàng trăm năm tại địa bàn huyện Cao Lộc nên việc gây trồng và phát triển cây hồi
vẫn duy trì theo phương thức truyền thống. Hiện nay đã có dự án cải tạo rừng hồi năng suất thấp lên năng suất cao hơn. Dự án hồi ghép của Sở khoa học công nghệ nhằm từng bước nâng cao năng suất và sản lượng hồi đạt giá trị kinh tế cao hơn, mặc dù vậy những dự án trên vẫn chưa được nhân rộng do vẫn đang ở mức thử nghiệm tại một số địa phương, chưa đưa vào sản xuất đại trà.