Thực trạng gây trồng, quản lý và sử dụng cây hồi

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất cây hồi tại huyện Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 40)

* Lĩnh vực gây trồng

- Phân bố: Cây hồi được trồng phổ biến ở huyện Cao Lộc, chủ yếu ở các xã: Xuất Lễ, Cao Lâu, Công Sơn, Hải Yến, Mẫu Sơn, Xuân Long…

- Huyện Cao Lộc là vùng hồi với giống hồi chủ yếu được trồng ở đây là hồi 8 cánh, tại Cao Lộc hồi chủ yếu được nhân giống bằng cách tự ươm gieo hạt nên năng suất chưa cao và lâu ra quả. Cây giống thường đạt 9 - 12 tháng tuổi thì đem trồng vào vụ xuân và vụ thu.

+ Vụ xuân: Trồng vào lúc mưa ẩm khoảng tháng 2, tháng 3.

+ Vụ thu: Trồng vào tháng 8, tháng 9. Cuối mùa mưa, lúc đó mới bước vào đông rét.

- Công tác giống: Từ lâu người dân đã có ý thức thu hái hạt giống hồi vào khoảng tháng 9 âm lịch (sau sương giáng), sau khi thu hái hạt giống được xử lý và tiến hành gieo ươm ngay. Hiện nay chỉ còn các vườn ươm chính trên địa bàn huyện tiến hành chọn giống, thu hái và tổ chức gieo ươm.

* Lĩnh vực thu hoạch và công nghệ sau thu hoạch

- Mùa vụ thu hoạch: Quả hồi được thu hoạch vào hai vụ chính: + Vụ chính thu vào tháng 9, tháng 10. Đặc điểm lúc đó là quả to, sản lượng cao và hàm lượng tinh dầu khá cao.

+ Vụ chiêm (vụ tứ quý): Thu vào tháng 3, tháng 4. Đặc điểm là quả nhỏ hơn, sản lượng thấp hơn nhưng hàm lượng tinh lại cao hơn.

- Chế biến: Có nhiều hình thức chế biến như phơi, sấy hoặc trưng cất tinh dầu. Sản phẩm phơi sấy thường được tiêu thụ ngay hoặc cất trữ ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Trưng cất tinh dầu hồi chỉ ở dạng dầu thô có giá trị kinh tế chưa cao, công tác chế biến còn nặng tính thủ công, mặc

dù đã có những cải tiến nhất định nhưng vẫn còn ở mức thấp, chưa tận dụng hết được nguồn nguyên liệu.

* Lĩnh vực chính sách

Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, các cơ quan chuyên môn từ Trung ương đến địa phương nên việc phát triển cây hồi đã có những chuyển biến rõ rệt..

Dự án cải tạo rừng hồi năng suất cao có sự phối hợp chặt chẽ giữa “ViÖn

khoa häc l©m nghiÖp Qu¶ng T©y Trung Quèc ”và Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam”. Phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở NN & PTNT, Sở khoa học công nghệ và UBND huyện Cao Lộc, dự án đã đạt được những hiệu quả bước đầu, hiện nay đang súc tiến mở rộng mô hình, dự kiến sản lượng hồi của toàn huyện nói riêng và của toàn tỉnh nói chung sẽ được tăng lên trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất cây hồi tại huyện Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)