Tình hình tiêu thụ, đầu rac ủa sản phẩm từ cây Hồi

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất cây hồi tại huyện Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 81)

4.3.3.1. Tình hình nắm bắt thông tin thị trường về hoa Hồi

Do người dân ở đây xuất phát là những người dân thuần nông, trình độ của người dân còn hạn chế nên trong nền kinh tế thị trường thay đổi nhanh như hiện nay thì khả năng phản ứng của người dân cũng bị hạn chế, dẫn đến khả năng nắm bắt thị trường của người nông dân kém.

Thị trường tinh dầu hồi hay đầu ra của cây Hồi cũng khá bấp bênh vì qua điều tra chưa có 1 công ty hay doanh nghiệp nào chính thức ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người trồng Hồi (có một số ít một doanh nghiệp đứng ra thu mua quả hồi các loại về chế biến và xuất khẩu nhưng với sản lượng thu mua không đáng kể). Cho nên đây là một thị trường khá là ảo có thể lên xuống giết chết người nông dân bất cứ lúc nào. Theo như tìm hiểu qua mạng, hiện tại trong nước xuất khẩu qua các nước xứ lạnh như Hoa Kỳ , EU... chỉ tiêu thụ khoảng 10% lượng quả hồi khô .Và đặc biệt khoảng 90% hoa hồi khô xuất thô thông qua đường tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc khá nhiều biến động. Trong nhiều năm qua quả Hồi Việt Nam chủ yếu xuất thô qua biên giới cho Trung Quốc. Điều này được lý giải rằng Trung Quốc là nước đã đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm quả Hồi, do đó họ nhập sản phẩm hoa Hồi từ Việt Nam rồi chế biến thành tinh dầu Hồi, làm gia vị trong công nghiệp thực phẩm, trong dược liệu... rồi tái xuất khẩu sang các nước khác. Vì vậy, giá

cả thị trường quả Hồi Việt Nam chủ yếu do người Trung Quốc quyết định, do đó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của các chủ rừng Hồi, đặc biệt là người dân Lạng Sơn, nơi được coi là “rốn Hồi” của Việt Nam. Đây là thách thức không nhỏđặt ra đối với người dân kinh doanh rừng Hồi.

Trong thời gian dài trước đây qui hoạch sử dụng đất rừng cho mục đích trồng Hồi không ổn định. Thời điểm giá quả Hồi cao người dân đua nhau trồng Hồi, khi thị trường tiêu thụ giảm, giá cả xuống thấp người dân chặt bỏ trồng cây khác thay thế. Cơ chế chính sách hỗ trợ và bao tiêu sản phẩm đối với người dân trồng rừng Hồi chưa được quan tâm.

4.3.3.2. Hình thức tiêu thụ sản phẩm từ cây Hồi

Đầu ra cho sản phẩm là một vấn đề quan trọng và được người sản xuất quan tâm hàng đầu. Tiêu thụ là khâu quyết định đến nhu nhập của người sản xuất và ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển về diện tích, sản lượng và sự tồn tại lâu bền của cây Hồi.

Quả hồi sản xuất ra chủ yếu là bán cho các tư thương tại các xã. Sự trao đổi diễn ra một cách tự do điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả, hiệu quả kinh tế của người sản xuất Hồi và tính bền vững của cây Hồi. Thương buôn sẽ đến nhà những hộ trồng Hồi để thu mua hoặc quả Hồi tươi sẽ được người dân đem trực tiếp bán cho tư thương. Quả Hồi tươi của các hộ dân được tiêu thụ theo 2 kênh tiêu thụ sau:

Th nht: Các hộ tiêu thụ theo hình thức này là chủ yếu có 90% hộ tiêu thụ theo kênh tiêu thụ thứ nhất này là chủ yếu:

Hình 4.1. Kênh tiêu thụ 1 Người sản xuất Thương buôn trong xã Thương buôn huyện Xuất khẩu qua đường tiểu nghạch

Ưu điểm:

- Tạo việc làm và thu nhập của thương buôn trong huyện tăng. - Tổng thu nhập ngành thương mại - dịch vụ của huyện tăng. Nhược điểm:

Qua nhiều kênh tiêu thụ làm lợi nhuận của người sản xuất Hồi giảm.

Th hai: Trong 10 % quả hồi tươi được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu qua các quốc gia khác

Hình 4.2. Kênh tiêu thụ 2

Ưu điểm:

- Tạo việc làm và thu nhập của thương buôn trong huyện tăng. - Tổng thu nhập ngành thương mại - dịch vụ của huyện tăng. - So với kênh tiêu thụ 1 thì khâu tiêu thụ trung gian đã giảm. Nhược điểm:

- Vẫn qua khâu trung gian làm cho lợi nhuận của người dân giảm.

4.3.3.3. Giá của hoa Hồi

Giá cả là một yếu tố quyết định đến doanh thu của người dân từ việc trồng Hồi. Giá bình quân của quả Hồi tươi năm 2013 là 9 nghìn đồng/kg và 40 nghìn đồng/kg quả hồi khô. Nhưng giá của quả Hồi chủ yếu là do giá của thương buôn đưa ra người dân không có yếu tố quyết định giá của quả Hồi nên rất dễ bị thương buôn ép giá.

- Giá của quả Hồi bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết.Vì lượng quả Hồi của cây phụ thuộc khá nhiều vào sự biến động thời tiết. Trong những năm gần đây sự biến động phức tạp của thời tiết mùa đông lạnh hơn, mùa khô thì thiếu nước khô hạn kéo dài. Nếu không chăm sóc cẩn thận thì Hồi có

Người sản xuất Thương buôn trong huyện

Cơ sở thu mua trong

thể không cho quả Hồi hoặc cho với sản lượng ít dẫn đến thị trường quả Hồi khan hiếm.

- Khi tiêu thụ quả Hồi còn phải qua nhiều kênh tiêu thụ, nên giá bán mà người dân được hưởng sẽ thấp hơn rất nhiều so với giá thực tế.

- Vì không phải là ký hợp đồng nên bất cứ lúc nào đầu ra của quả Hồi cũng bị mất khiến cho quả Hồi không thể tiêu thụđược. Giá cả thất thường không ổn định dễ dẫn đến tâm lý chán nản của người trồng và kinh doanh Hồi.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất cây hồi tại huyện Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 81)