Trong hệ thực vật Việt Nam, chi hồi (Illicium) có nguồn gen rất phong phú, rất đa dạng, hiện đã thống kê được khoảng 16 loài. Tất cả các loài trong chi hồi (Illicium) ở nước ta đều chứa tinh dầu với các thành phần hoá học khác nhau. Ở một số loài hồi tinh dầu lại chứa chủ yếu là safrol, linalool và methyl eugenol… Hồi Việt Nam là nguồn gen quý cần được nghiên cứu để khai thác, bảo tồn, phát triển và sử dụng.
Tại Việt Nam cây hồi hương đặc biệt chỉ mọc ở một khu vực có diện tích nhỏ vào khoảng 5.000 km² ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam và một số tỉnh của nước láng giềng Trung Quốc như Quảng Đông, Quảng Tây tiếp giáp với các tỉnh miền núi Đông Bắc của nước ta. Cây hồi chủ yếu phân bố tập trung ở tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc
Kạn, và Thái Nguyên, các tỉnh này đều tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn tạo nên vựa hồi của cả nước.
Lạng Sơn có tổng diện tích hồi khoảng 33.000 ha trong đó trên 10.000 ha đang cho thu hoạch, sản lượng hồi khô hàng năm của Lạng Sơn đạt từ (6.000 - 7.000 tấn). Lạng Sơn được coi là “rốn” hồi của cả nước, tuy nhiên trong những năm qua có một thực tế đáng buồn là thị trường tiêu thụ “chập chờn”, giá hồi lên xuống thất thường làm cho người trồng hồi không quan tâm chăm sóc, điều này khiến chất lượng và sản lượng hồi có xu hướng đi xuống. Trước thực trạng đó, UBND tỉnh đã giao sở Khoa học và công nghệ xây dựng và đăng ký bảo hộ tên gọi và xuất xứ của sản phẩm hoa hồi. Sau quá trình xây dựng dự án, đến ngày 28/5/2007, Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam đã công bố Quyết định đăng ký tên gọi xuất xứ hàng hóa đối với sản phẩm quả hồi Lạng Sơn (nay là chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quả hồi Lạng Sơn), từ đó chỉ dẫn địa lý sản phẩm quả hồi Lạng Sơn là tài sản quốc gia, được nhà nước bảo hộ vô thời hạn trên toàn lãnh thổ. Đây là cơ sở quan trọng để cây hồi Lạng Sơn nói riêng và cả nước nói chung phát triển có quy hoạch, tập trung đầu tư khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường... tránh tình trạng sản xuất bấp bênh, chất lượng không đảm bảo và trôi nổi trên thị trường như nhiều năm vừa qua. Không chỉ xây dựng thành công chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quả hồi Lạng Sơn, thông qua hợp tác quốc tế về lĩnh vực khoa học, thời gian qua, Sở KH&CN đã phối hợp với đối tác phía Trung Quốc cùng “cải tạo rừng hồi năng suất thấp và ứng dụng kỹ thuật vào chế biến sản phẩm hồi”. Việc ứng dụng kỹ thuật mới vào trồng, chăm sóc và chế biến sản phẩm hồi đã mang lại rất nhiều lợi ích, dễ nhận ra nhất là từ đó cho đến nay, giá trị của sản phẩm hồi Lạng Sơn đã tăng gấp 2,5 đến 3 lần. Đặc biệt, việc xây dựng được thường
hiệu cho sản phẩm hoa hồi đã khiến rất nhiều nước trên thế giới biết đến cây hồi Việt Nam.
Năm 2012, hơn 1 nghìn tấn quả hồi khô đã được xuất khẩu (gấp 2 lần so với năm 2011). Đạt được kết quả này là nhờ người trồng hồi đã ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào khâu chăm sóc, thu hoạch, còn doanh nghiệp thu mua hoa hồi cũng mạnh dạn đầu tư máy móc vào khâu chế biến, chính vì thế, chất lượng hồi của Việt Nam tốt hơn. Đặc biệt, sản phẩm hồi Việt Nam được các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Sinh-ga-pore, Thái Lan, Ma-lai-xi-a... Chất lượng hồi của Việt Nam được đánh giá là tốt nhất ở trên phạm vi thế giới, sản phẩm hồi của Việt Nam vẫn đứng đầu về chất lượng. Tuy Việt Nam chưa phải là nước đứng đầu về sản lượng hồi xuất khẩu, nhưng sản phẩm của chúng ta luôn được các nước ở châu Âu, châu Á tin dùng. Tuy nhiên, do sản phẩm hoa hồi của Việt Nam chủ yếu vẫn là sơ chế, điều này khiến sản lượng đạt tiêu chuẩn về chất lượng để xuất khẩu chưa cao, do đó sản lượng xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng của cả nước.
Thị trường nhập khẩu mọi sản phẩm của hồi của nước ta phần lớn là Trung Quốc, nhờ có chính sách mở cửa thông thương nên tư thương thu gom hồi và bán sang Trung Quốc không qua con đường tiểu ngạch nên số liệu thống kê không phản ánh được đầy đủ chính xác về sản lượng hồi thực tế của Việt Nam.
Lạng sơn là đất hồi chủ yếu nhưng bên cạnh đó các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh cũng đã xác định cây hồi là cây công nghiệp mũi nhọn.
Các tỉnh có hồi tập trung tại khu vực miền núi phía bắc Việt Nam có tổng diện tích và diện tích hồi đã được thu hoạch lớn. Vì vậy, tổng sản lượng hồi ở Việt Nam là rất lớn và mang lại thu nhập cao cho người dân trồng hồi ở Việt Nam.