Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ cây hồi trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất cây hồi tại huyện Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 35)

Trên thế giới cây hồi chỉ có ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ,

Philippines, Syrian Arab Republic, Đài Loan, Phần Lan, Pháp, Iran, Bulgaria, Hà Lan, Ukraina.

Quả hồi đã được nhiều nước trên thế giới biết đến và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Và được tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) công nhận về quả hồi khô. Theo tiêu chuẩn ISO 11179: Năm 1995 bởi hội đồng ISO TC 34/ SC7, ngày 29/06/1995. Còn tinh dầu hồi được công nhận theo tiêu chuẩn ISO 11016: Năm 1999. Quả hồi được nhiều nước biết đến và có nhu cầu sử dụng khá cao.

Cây hồi chỉ sinh sống phân bố tập trung ở phía bắc Việt Nam và một phần diện tích ở phía nam Trung Quốc giáp với Việt Nam. Cây hồi phát triển tốt ở khu vực tiểu nhiệt đới và rải rác trên diện tích nhỏở vùng Ấn Độ và Philippines, ngoài ra ở một số vùng núi của Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam còn có giống hồi Nhật Bản (Illicium aniatum hook lour hay Japanese star anise) và cây hồi núi (Illicium griffthii hook & thoms) là hai loại hồi có nhiều độc tố chỉ dùng trong y học.

Hiện nay các nước trên thế giới còn ứng dụng bột hồi và tinh dầu hồi làm thuốc chữa bệnh thần kinh, đường ruột cảm cúm, bia rượu, cảm lạnh, nước giải khát, kẹo ngậm chống lạnh.

Hiệp hội Y Mỹ đã điều tra tình hình sử dụng quả hồi tại khu vực châu Mỹ và điều tra thành phân hóa học của quả hồi khô. Theo kết quả điều tra, hồi được nhiều người dân trong khu vực biết đến và sử dụng khá lâu. Người dân vùng vịnh Caribê và châu Mỹ La Tinh thường sử dụng một lại

chè chế biến từ một loại quả có 8 đầu nhọn hình ngôi sao nhập từ vùng Đông Á như một loại thuốc đánh gió và an thần để trị các cơn đau hình thành. Và đã từ lâu nó được sử dụng như một loại thảo dược hay thuốc để nấu nước xông hơi. Vì thế hồi được xem là một loại thuốc đáng tin cậy không gây độc hại.

Không chỉở châu Á (đặc biệt là các nước khu vực Đông Nam Á), mà tại nhiều nước châu Âu (Pháp, Đức, Ý…) và châu Mỹ (Hoa Kỳ, Cu Ba…) quả và tinh dầu hồi được coi là gia vị ưa thích trong chế biến thực phẩm. Trong danh mục các thương phẩm an toàn được phép sử dụng trong sản xuất thuốc và chế biến thực phẩm của Hoa Kỳ, quả hồi mang ký hiệu “GRAS 2095” và tinh dầu hồi mang ký hiệu “GRAS 2096”. Hồi lại là nguồn nguyên liệu có thể tách chiết acid shikimic, nguồn nguyên liệu để tổng hợp chất Osaltamivir - hoạt chất của thuốc tamiflu - hiện được coi là thuốc kháng virus có hiệu quả trong việc phối hợp điều trị cúm gia cầm H5N1 trên người nếu được sử dụng ở giai đoạn sớm.

Và nhờ nghiên cứu các thanh phần hóa học có ở quả hồi thì hồi đã đươc nhiều hãng, nhiều công ty trên thế giới sử dụng với các mục đích khác nhau như:

Tập đoàn All India Spices Exporters - Ấn Độđã ứng dụng các sản phẩm điều chế từ quả hồi vào các lĩnh vực thực phẩm, mỹ phẩm và y học. trong chế biến thực phẩm ở Ấn Độ sử dụng hồi làm mứt kẹo, sản xuất kẹo cao su, xà phòng và nước hoa. Đặc biệt các nhà thuốc đông y sử dụng điều trị các bệnh thấp khớp, viêm họng, tiêu hóa, làm dịu các cơn đau, vệ sinh mồm, họng…

Hãng Fu Zhou Corona Science & Technology Development đã nghiên cứu các công dụng của quả hồi, dùng để chữa các bệnh đau lưng đau bụng do thận yếu, chứng đau bụng nôn mửa do bị lạnh…

Hãng Clinic nature - Canada có những nghiên cứu của mình về sử dụng quả hồi đểđiều chế các loại thuốc trị bệnh thần kinh, tiêu hóa, dầu gội đầu… và đã bán sản phẩm của mình ra khắp thị trường thế giới .

Như vậy chỉ một vài số liệu mô tả sơ lược về tình hình sản xuất hồi về quy mô diện tích trên thế giới, các sản phẩm và ứng dụng từ cây hồi cho ta thấy giá trị và sức tiêu thụ của hồi trên thế giới là rất lớn.

Quả hồi và tinh dầu hồi là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao trên thị trường thế giới mà thị trường quả hồi và tinh dầu hồi trên thế giới ngày càng rộng mở, thị trường Bắc Mỹ hàng năm tiêu thụ hết 20 - 40 ngàn tấn gia vị. Trong đó có 10 - 15% bột hồi khô, tương đương với 3 - 6 ngàn tấn quả hồi khô. Dự báo hàng năm thị trường thế giới sẽ có nhu cầu không dưới 20 ngàn tấn quả hồi khô. Giá mỗi tấn hiện nay từ 2.000 - 2.200 USD tuỳ theo chất lượng sản phẩm và từ những năm (1994 - 1997), giá mua bán tinh dầu hồi trên thế giới trong khoảng 9.500-10.900 USD/tấn.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất cây hồi tại huyện Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)