4.2.2.1. Thực trạng sản xuất Hồi
Về điều kiện đất đai ở huyện Cao Lộc phần lớn là đất đồi núi, thích hợp cho cây Hồi phát triển, trong những năm gần đây diện tích được mở rộng nhanh chóng.
Qua tìm hiểu thực trạng sản xuất Hồi tại huyện Cao Lộc đã thu được một số kết quả sau
Bảng 4.4. Diện tích, năng suất, sản lượng Hồi huyện Cao Lộc qua 3 năm 2011 - 2013 Chỉ tiêu Năm Diện tích Năng suất Sản lượng (ha) (tấn/ha) (tấn hoa
hồi tươi) Diện tích hiện có Diện tích cho SP Diện tích chưa cho SP 2011 2.534,03 2.376,45 157.58 2,513 5.972,02 2012 2.680,61 2.511,19 169.42 2,807 7.049,01 2013 2.934,27 2.580,61 353.66 3,009 7.764,79 ( Nguồn:Phòng thống kê kinh tế xã hội và Phòng NN – PTNT huyện Cao Lộc)
Qua bảng 4.5, ta thấy tình hình sản xuất Hồi của huyện Cao Lộc như sau: Tổng diện tích trồng Hồi từ năm 2011 đến năm 2013 tăng lên 400,24 ha từ 2.534,03 ha lên 2.934,27 ha. Diện tích chưa cho SP (diện tích trồng mới) qua các năm liên tục tăng, năm 2011 trồng mới 157.58 ha nhưng đến 2013 diện tích trồng mới là 353.66 ha tăng 196,07 ha do diện tích đất tự nhiên bỏ hoang còn nhiều và do một số hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng Hồi. Năm 2013 sản lượng đạt 7.764,79 tấn quả hồi tươi với năng suất bình quân đạt 3,009 tấn/ha. Diện tích trồng Hồi phân bốđều, rải rác ở hầu hết các xã của toàn huyện gồm: Xuất Lễ, Cao Lâu, Công Sơn, Hải Yến, Mẫu Sơn, Xuân Long... Trong mấy năm trở lại gần đây diện tích cây Hồi ở đây được mở rộng nhanh chóng, phát triển quy mô với diện tích ngày càng tăng, năng suất đạt khá cao, nhiều hộ gia đình có thu nhập cao từ 100 triệu đồng/năm trở lên.
Bảng 4.5. Diện tích, năng suất, sản lượng Hồi các xã tiến hành điều tra của huyện Cao Lộc năm 2013
STT Chia theo xã thị trấn Diện tích hiện có (ha) Diện tích cho sản phẩm (ha) Năng suất trên diện tích cho sản phẩm (Tấn/ha) Sản lượng thu hoạch (Tấn hoa hồi tươi) 1 Toàn huyện 2.934,27 2.580,61 3,009 7.764,79 2 Hải Yến 198,60 192,70 2,98 574,25 3 Cao Lâu 537,90 527,80 3,01 1.588,68 4 Xuất Lễ 908,34 908,34 3,05 2.770,44
( Nguồn Phòng thống kê và Phòng NN & PTNT huyện Cao Lộc) Qua bảng trên ta thấy:
Xã Hải Yến với diện tích rừng hồi hiện có là 198,60 ha (chiếm 6,77% diện tích rừng hồi toàn huyện). Diện tích rừng hồi cho sản phẩm là 192,70 ha (chiếm 7,47% toàn huyện). Năng suất đạt 2,98 Tấn/ha.Về sản lượng xã đạt 574,25 tấn quả hồi tươi (chiếm 7,40% toàn huyện).
Xã Cao Lâu với diện tích rừng hồi hiện có là 537,90 ha (chiếm 18,33% diện tích rừng hồi toàn huyện). Diện tích rừng hồi cho sản phẩm là 527,80 ha (chiếm 20,45% toàn huyện). Năng suất đạt 3,01 Tấn/ha .Về sản lượng xã đạt 1.588,68 tấn quả hồi tươi (chiếm 20,46% toàn huyện).
Xã Xuất Lễ với diện tích rừng hồi hiện có là 908,34 ha (chiếm 30,96% diện tích rừng hồi toàn huyện). Diện tích rừng hồi cho sản phẩm là 908,34 ha (chiếm 35,20% toàn huyện). Năng suất đạt 3,05 Tấn/ha .Về sản lượng xã đạt 2.770,44 tấn quả hồi tươi (chiếm 35,68% toàn huyện).
4.3. Thực trạng sản xuất Hồi trên địa bàn điều tra 4.3.1. Đặc điểm của các hộ trồng Hồi. 4.3.1.1. Tình hình cơ bản về nhóm hộđiều tra Bảng 4.6. Tình hình cơ bản về chủ hộđiều tra Phân loại hộ Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Tổng số hộđiều tra 60 100 1. Giới tính - Nam 50 83 - Nữ 10 17 2. Dân tộc -Nùng 36 60 - Tày 24 40 3. Trình độ văn hóa - Cấp 1 51 85 - Cấp 2 7 11 - Cấp 3 2 4 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra năm 2014)
Qua số liệu điều tra 60 hộ gia đình của huyện ta có một số nhận xét sau:
Thứ nhất, về giới tính của chủ hộ, ta thấy phần lớn chủ hộ của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu là nam giới (50 người) chiếm khoảng 83%, chỉ có khoảng 17% chủ hộ của các hộ gia đình là nữ (10 người), đây cũng là cơ cấu chung của các hộ gia đình trên cả nước nói chung, từ đó cho ta thấy vai trò của người nam giới trong gia đình và một khía cạnh khác là do xã hội nước ta vẫn còn sự tồn tại mạnh mẽ của tư tưởng phong kiến trọng nam.
Thứ hai, là về trình độ văn hóa, các chủ hộ phần lớn là học hết cấp 1, cụ thể là có hơn nửa (85 %) các chủ hộ có trình độ văn hóa học hết cấp 1, số chủ hộ học hết cấp 2 cũng tương rất thấp 11%. còn lại chỉ khoảng 4% các chủ hộ học hết cấp 3.
Thứ ba, về cơ cấu dân tộc, trong 60 hộ điều tra ta thấy cơ cấu dân tộc của các hộ gia đình phần lớn là dân tộc là dân tộc Nùng (60%) dân tộc Tày chỉ chiếm (40%), lý do là tại địa phương dân tộc Nùng và Tày là hai dân tộc bản địa, gắn bó với địa phương từ lâu, các dân tộc khác chủ yếu là do di cư đến hoặc do kết hôn với người dân địa phương.
Bảng 4.7. Lao động và nhân khẩu của nhóm hộđiều tra ( N =60)
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
1. Phân tổ theo nhân khẩu
- Hộ có 3 - 5 nhân khẩu Hộ 11 - Hộ có 6 nhân khẩu trở lên Hộ 49 2. Phân tổ theo lao động
- 2 – 3 LĐ chính Hộ 15 - 4 LĐ chính trở lên Hộ 45 3. Một số chỉ tiêu BQ - Số nhân khẩu BQ/hộ Nhân khẩu 6 - Số lao động BQ/hộ Người 4 4. Độ tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 51 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra năm 2014) Qua bảng trên ta thấy:
Về tình hình lao động, số lao động bình quân của các hộ trong các vùng điều tra trung bình là 4 lao động/hộ, điều đó cho thấy rằng lao động ởđịa phương ở mức lớn . Với 6 nhân khẩu bình quân trên 1 hộ có thể thấy rằng áp lực về sản xuất kinh tếđểđảm bảo cuộc sống cho toàn gia đình vấp phải nhiều khó khăn.Về độ tuổi bình quân của chủ hộ là 51 tuổi họ là những người thâm gia sản xuất lâm nghiệp nói chung và cây hồi nói riêng là lâu năm có nhiều kinh nghiệm quý trong
trồng và sản xuất hồi. Tuy nhiên trình độ học vấn của họ khá thấp dẫn đến khó tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật được chuyển giao.
4.3.1.2. Thực trạng sản xuất Hồi của các hộđiều tra
* Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của các hộđiều tra Bảng 4.8. Diện tích Hồi trên địa bàn xã điều tra (N=60) Xã điều tra Diện tích đất lâm nghiệp Diện tích trồng hồi Diện tích đất cây lâm nghiệp khác ha % ha % ha % Hải Yến 48,7 100 41,1 84,4 7,6 15,6 Cao Lâu 59,8 100 50,1 83,8 9,7 16,2 Xuất Lễ 74,3 100 60,1 80,9 14,2 19,1 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra năm 2014) Qua bảng 4.9 trên ta thấy rất rõ một điều diện tích trồng hồi của 3 xã tiến hành điều tra có diện tích rất lớn chiếm tới trên 80% diện tích đất lâm nghiệp của mỗi xã. Thể hiện ưu thế tuyệt đối của cây Hồi trong cơ cấu cây trồng lâm nghiệp của các hộđiều tra.
* Số vụ thu hái và thời gian thu hái hoa Hồi trong năm của các hộ điều tra
- Về thu hái quả hồi:
Trong tổng số 60 hộđiều tra có 27 hộ tiến hành thu hái 1 vụ trong năm (chiếm 45% tổng số hộ). Các hộ này chỉ thu một 1 vì lý do năng suất của vụ chiêm(tháng 2 - 4) rất thấp nên họ chấp nhận bỏ thu hoạch vụ chiêm để bảo đảm không gây ảnh hưởng đến sản lượng của vụ chính(tháng 9 - 10). Vì khi thu hoạch vụ chiêm có thể làm chầy xước cành, trồi non, trồi hao của vụ quả sau.
Còn lại là 33 hộ tiến hành thu hái 2 vụ trong một năm(chiếm 55% tổng số hộ) . Các hộ này tiến hành thu 2 vụ tuy nhiên do sản lượng quả Hồi của vụ chiêm thường là rất thấp gần như không đáng kể so với sản lượng của vụ chính.
- Về thời gian thu hái quả Hồi trong năm
Trong tổng số 60 hộđiều tra thì có đến 57 hộ gia đình tiến hành thu hái quả Hồi từ tháng 6 - 8 chủ yếu là để bán lấy tiền chi trả cho các khoản nóng trong chi tiêu hộ gia đình. Nên chất lượng quả Hồi thường không tốt dễ bị gãy dập, vụn. Về sản lượng thì thu hoạch những tháng này năng suất thường là không cao( 4 kg quả hồi tươi sau khi phơi được 1 kg quả hồi khô).
Số còn lại là 3 hộ vẫn giữ nguyên thời điểm thu mua quả Hồi như thời kỳ trước đây ( kinh tế bao cấp Nhà nước thu mua nên yêu cầu nghiêm ngặt và khắt khe hơn bây giờ nên Hồi phải đạt độ chín nhất định chỉ thu hồi tháng 9 - 10), thu hoạch quả Hồi vào thời gian này sẽ là tốt nhất vì lúc đó hàm lượng tinh dầu hồi trong hoa Hồi là nhiều nhất. Bên cạnh đó quả Hồi tươi thu được ở thời điểm này chỉ cần 3 kg là có thể cho 1 kg quả Hồi khô sau khi phơi.
- Thời gian để cây Hồi bắt đầu cho thu hoạch của các hộđiều tra là 8,85 năm cây hồi bắt đầu cho quả nhưng với sản lượng thấp và không đáng kể. Phải đến năm thứ 15 cây Hồi mới bắt đầu đi vào ổn định về sản lượng quả mỗi năm.
- Tuổi bình quân rừng Hồi của các hộđiều tra là 30,2 năm . Đây là thời gian cây đang trong giai đoạn cho năng suất và sản lượng ổn định nhất( từ 21 - 60 tuổi của cây Hồi).
* Tình hình sâu bệnh hại đối với cây Hồi trên địa bàn nghiên cứu Bảng 4.9. Tình hình sâu bệnh hại cây Hồi trên địa bàn các xã nghiên cứu
TT Sâu bệnh Thời điểm
gây hại Mức độ gây hại
Thành phần gây hại Cách phòng trừ 1 Bọ ánh kim Tháng 3-4 tháng 5-6 Lá cây và mầm sinh trưởng của cây Bọ trưởng thành Sâu non
Phun thuốc trừ sâu sinh học VBTUSA
2 Mối Tháng 3-10 Thân cây bịđục rỗng dẫn đến chết cây
Mối Phun thuốc lên thân cây bằn thuốcdiệt mối nằm trong danh mục cho phép 3 Nấm mốc Tháng 6 – 10 Cành bị bệnh và lan sang các cành khác hoặc cây khác Nấm mốc Cắt bỏ cành hoặc phun một số thuốc phòng trừ nấm nằm trong danh mục cho phép (Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra năm 2014)
4.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế cây Hồi
Cao Lộc là một huyện miền núi với rất nhiều loại đất như đất feralit đỏ vàng, đất dốc tụ, đất nâu đỏ…ở các lân lũng và chân đồi có tầng đất dầy, độ mùn cao, độ ẩm khá, khí hậu mát mẻ có mùa đông lạnh nên rất phù hợp để phát triển các loại cây ăn quả và đặc biệt là cây hồi, đây là tiềm năng rất quý giá của huyện.
Với đặc điểm đất đai như vậy nên đất trồng hồi có rất nhiều loại cây trồng cùng cạnh tranh như các cây mọc tự nhiên, cây cỏ, cây dây leo… Do đó ta đi nghiên cứu và so sánh hiệu quả kinh tế giữa cây hồi và cây hồng để thấy rõ được giá trị kinh tế của cây hồi đem lại cho người dân. Cùng với việc tăng diện tích và sản lượng thì mức độ đầu tư cho cây hồi cũng tăng lên. Nghiên cứu tình hình sản xuất và đầu tư sẽ cho ta thấy điều đó.
4.3.2.1. Xác định chi phí cho một ha hồi thời kỳ kiến thiết cơ bản ( 9 năm)
Thiết kế 1 ha hồi trong thời kỳ kiến thiết cơ bản được tính trên vùng đất mới khai hoang, tính từ khâu làm đất, đào hố, trồng, chăm sóc và thời kỳ gây dựng rừng cây. Trong giai đoạn này, người sản xuất chỉ có đầu tư mà chưa có sản phẩm, trong thời kỳ kiến thiết cơ bản cũng có những cây bắt đầu ra quả nhưng năng xuất, sản lượng không đáng kể. Như vậy trong thời kỳ này chủ yếu là đầu tư chi phí cho cây hồi.
Bảng 4.10. Xác định chi phí cho một ha hồi trong thời kỳ kiến thiết cơ bản năm 2013
STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá(đ) Thành tiền(đ) 1 Giống Cây 500 4000 2.000.000 2 Chi phí vật tư 3 Phân chuồng Tấn 27 300.000 8.100.000 4 Phát băng Công 46 200.000 9.200.000 5 Cuốc hố Hố 500 2000 1.000.000 6 Chi phí khác 2.000.000 Tổng chi phí 22.300.000 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu liệu điều tra năm 2014)
Bảng 4.12 chi phí cho 1 ha cây hồi trong thời kỳ kiến thiết cơ bản thì người nông dân còn gặp khá nhiều khó khăn như vốn, kỹ thuật chăm sóc…
Như vậy để có được một ha hồi thời kỳ kiến thiết cơ bản thì cần phải chi ít nhất 22.300.000 đồng. Trong đó chi phí lớn nhất là chi phí khác (chi phí vận chuyển…), và giống. Đây là một điều khá khó khăn bởi vì từ trước đến nay người nông dân vẫn quen làm ăn nhỏ với lượng chi phí nhỏ như các loại cây ngắn ngày (ngô, đỗ, lạc…). Do vậy với cây hồi là một loại cây dài ngày nên lượng chi phí bỏ ra trên một ha hồi là khá lớn so với thu nhập của người nông dân. Trong thời kỳđầu tư này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất và sản lượng, giá trị sản phẩm cho thu hoạch sau này. Vì vậy trong thời kỳ này nhà nước cần có những chính sách hợp lý để khuyến khích, giúp đỡ về vốn, kỹ thuật cho người sản xuất.
Từ năm thứ 9 trở đi thì cây hồi bắt đầu cho thu hoạch quả, năng xuất cao hay thấp còn phụ thuộc vào mức độ đầu tư, chăm sóc từ những năm trước và trong năm đó. Vì chi phí để xây dựng cơ bản tức chi phí để xây dụng nên rừng hồi được coi là tài sản cố định tính vào giá phần chi phí hằng năm trong thời kỳ kinh doanh của cây hồi là khoảng 60 năm. Do vậy khấu hao rừng được tình như sau:
22.300.000 : 60 = 371.667(đồng)
Vì vậy để biết được mức độ đầu tư chi phí và kết quả sản xuất trên 1 ha hồi trong thời kỳ kinh doanh ta đi xét bảng 4.13
Bảng 4.11. Xác định chi phí cho một ha hồi thời kỳ kinh doanh năm 2013
STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá(đ) Thành tiền(đ)
1 Tổng chi phí 28.196.667
1.1 Chi phí vật tư
Phân chuồng Tấn 12 300.000 3.600.000 1.2 Công lao động
Phát quang Công 5 200 1.000.000 Thu hái Công 70 200 14.000.000 Vận chuyển Công 35 200 7.000.000 1.3 Chi phí khác 2.225.000 1.4 Khấu hao 371.667 2 Tổng thu Quả (tươi) Kg 6.000 9.000 54.000.000 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu liệu điều tra năm 2014)
Qua bảng 4.13 ta thấy được rằng thu nhập mà cây hồi đem lại so với chi phí đã bỏ ra là rất lớn đối với người nông dân ở địa phương. Ta đi xem xét mức độ lợi nhuận mà cây hồi đem lại như sau:
Tổng chi phí: 28.196.667 (đ) Tổng thu nhập: 54.000.000. (đ)
Lợi nhuận 1 ha hồi/năm đem lại là: 54.000.000 - 28.196.667= 25.803.333(đ).
Cây hồi đem lại hiệu quả kinh tế khá cao do người dân đã được nâng cao về trình độ thâm canh, họ biết vận dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cùng với việc lựa chọn giống có năng xuất cao, phẩm chất tốt, từ đó nâng cao được sản lượng hồi. Trên thực tế, giá trị kinh tế của
cây hồi rất cao nhưng do giá cả thị trường biến đổi liên tục, không ổn định. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng trực tiếp từ thị trường hồi của Trung Quốc. Từ biểu trên ta thấy rằng đây là mức thu nhập khá cao của các hộ sản xuất hồi và nếu có sự đầu tư, chăm sóc hợp lý hơn nữa thì năng xuất sẽ còn cao hơn và lợi nhuận đem lại sẽ càng lớn hơn.
Từ những chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của cây hồi như vậy ta có thể khẳng định rằng đây là loại cây đặc sản có ưu thế mạnh nhất trong hệ thống cây trồng của huyện Cao Lộc nói riêng và của tỉnh Lạng Sơn nói chung
4.3.3. Tình hình tiêu thụ, đầu ra của sản phẩm từ cây Hồi
4.3.3.1. Tình hình nắm bắt thông tin thị trường về hoa Hồi
Do người dân ở đây xuất phát là những người dân thuần nông, trình độ của người dân còn hạn chế nên trong nền kinh tế thị trường thay đổi nhanh như hiện nay thì khả năng phản ứng của người dân cũng bị hạn chế, dẫn đến khả năng nắm bắt thị trường của người nông dân kém.