Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất và tiêu thụ chè tại xã Sơn Phú - huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 46)

3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

* Vị trí địa lý

Vị trí địa lý của xã cách trung tâm huyện Định Hoá khoảng 15km về phía Nam theo đường tỉnh lộ 264.

+ Phía Đông giáp: Xã Bộc Nhiêu - huyện Định Hoá

+ Phía Tây giáp: Xã Phú Đình; Điềm Mặc - huyện Định Hoá + Phía Nam giáp: Xã Bình Thành - huyện Định Hoá

+ Phía Bắc giáp: Xã Trung Lương- huyện Định Hoá * Địa hình

Xã Sơn Phú là xã thuộc vùng trung du miền núi, với địa hình nhiều đồi núi nằm rải trên toàn bộ địa giới của xã, tạo nên một địa hình không đồi núi và tương đối phức tạp. Vì có những đồi núi cao bao bọc nên xen kẽ là những chỗ trũng và tập trung chủ yếu ở vùng các xã lân cận và trong xã.

3.1.1.2 Khí hậu – thủy văn

Khí hậu

Theo số liệu của Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên qua một số năm gần đây cho thấy xã Sơn Phú nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm saụ Đặc điểm này đã tạo cho các vùng đất này một sự đa dạng và phong phú về các loại cây trồng, đặc biệt là cây nhiệt đớị Bên cạnh những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng thì sự khác biệt về thời tiết ởđây cũng gây những bất lợi không nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển của nông nghiệp. Vào mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, tập trung vào các tháng 6,7,8,9 thường xuyên gây úng lụt trên các diện tích đất thấp gần bờ suối và hay bị ngập úng đã tác động không tốt cho việc chăn nuôi và trồng trọt. Mùa đông lạnh và khô, nhiều năm giá rét và sương muối kéo dài làm ảnh hưởng không tốt đến

sản xuất chè, gây nên những khó khăn cho sản xuất chè. - Nhiệt độ không khí: TB năm 22 độ C

- Độẩm không khí: TB: 82% Thủy văn

Với địa hình đồi núi và độ cao trên xã có duy nhất 1 con suối nhỏ và nhiều khe rạch đầu nguồn, hệ thống các đập chứa nước và các ao nhỏ.

Tài nguyên

- Tài nguyên đất : Tổng diện tích đất đai toàn xã theo địa giới hành chính là 1.827,43 hạ So với mặt bằng chung trên toàn huyện thì tài nguyên đất của xã Sơn Phú là không nhiềụ Ở đây chủ yếu là đất rừng, đất đồi núi cao, diện tích đất canh tác, đất trồng cây lâu năm, đất ở và đất có khả năng sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ ít. Vì vậy đất đai cần được sử dụng hợp lý, hiệu quả và tránh lãng phí.

- Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt xã có duy nhất 1 con suối đi qua trung tâm xã các hệ thống kết hợp khe dạch nguồn nước mưa cùng các nguồn ở các hồ chứa nước của xã chưa đáp ứng đủ nhu cầu nước phụ vụ cho sản xuất nông nghiệp của xã.

- Nguồn nước ngầm: có độ sâu từ 8m – 25m với chất lượng nước trong thời gian từ thái 4 đến tháng 11 về mùa khô chỉ đáp ứng nước sinh hoạt cho khoảng 80% số hộ.

- Tài nguyên rừng: Đến năm 2013 xã có 957,43 ha đất lâm nghiệp có rừng chiếm 52,39% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã (1.827,43 ha),trong

đó: 925,43 ha diện tích đất rừng sản xuất và 32 ha đất rừng đặc dụng, với thảm thực vật gồm các cây thân gỗ như: Dẻ, Bồ Đề, Trám, Chẹo, Keo,Bạch đàn... các cây dây leo và lùm bụi như Sim, Mua, lau lách, cọ .. gồm rừng sản xuất, và các rừng đặc dụng .... đảm bảo giữ các nguồn nước tưới tiêụ

3.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi ca xã Sơn Phú

3.1.2.1. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất Kinh tế

Sơn Phú là một xã thuần nông, có 874 hộ làm nông nghiệp, chiếm 63.42% diện tích canh tác bình quân trên 800 m2/khẩu, chủ yếu là trồng lúa,

rau màu, cây ăn quả, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Chăn nuôi tuy phát triển khá nhưng chủ yếu vẫn là chăn nuôi gia đình quy mô nhỏ, số gia trại chưa nhiềụ Ngành nghề nông thôn có, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, mộc… Nhìn chung, ngành nghề nông thôn nhỏ lẻ, phân tán, tỷ trọng thấp.

Là xã thuần nông, năm 2013, năng suất lúa đạt 51 tạ/ha, sản lượng lương thực đạt 1.890 tấn (BQ lương thực 360kg/người), giá trị sản xuất bình quân đất canh tác đạt trên 25 triệu/ha/năm. Tổng đàn lợn 2.500 con; đàn gia cầm 18.000 con; đàn dê 1200 con, đàn gia súc 156 con

Giá trị sản xuất năm 2012 đạt 64,5 tỷđồng (giá hiện hành). Trong đó: + Nông nghiệp: 57.3 %;

+ Tiểu thủ công nghiệp, dich vụ: 42.7 %;

- Thu nhập bình quân: 8 triệu đồng/người/năm, bằng 0,9 lần thu nhập bình quân của tỉnh.

Hộ nghèo

- Thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với hộ nghèo như: cho hộ nghèo vay vốn ưu đãi 100% hộ nghèo được trợ cấp quà tết, cấp phát gạo cho hộ nghèo và hộ khó khăn, miễn giảm học phí đối với học sinh nghèọ

- Tỷ lệ hộ nghèo: 34.643%.

Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên

- Số lao động trong độ tuổi tham gia trong các ngành kinh tế: 2.624 người¸chiếm 49.98 % dân số toàn xã.

- Cơ cấu lao động (%) theo ngành: + Nông nghiệp:89.9 %.

+ Lao động khác (Cán bộ công chức, làm thuê); 3.1 %. + Công nghiệp - Dịch vụ; 7 %.

- Lao động phân theo trình độ văn hóa: + Tiểu học:17 %;

+ THCS:55 %;

+ THPT trở lên:28 %;

+ Sơ cấp (3 tháng trở lên): 6 %, tỷ lệ trong nông nghiệp: 2%. + Trung cấp: 15 %, tỷ lệ trong nông nghiệp: 4%.

+ Đại học: 4 %, tỷ lệ trong nông nghiệp: 0,5%.

Hình thức tổ chức sản xuất

- Doanh nghiệp: không có - Hiện trạng HTX: không có

- Tổ hợp tác: 1 tổ hợp tác xã chế biến chè thôn Phú Hội

- Gồm có 5 gia trại trong đó gia trại chăn nuôi dê 2, lợn 2, thủy sản 1 - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ: Hiện tại trên địa bàn xã có các cơ sở sản xuất kinh doanh hộ gia đình hoạt động hiệu quả.

Bảng 3.1: Thống kê tình hình phân bố và hiện trạng sử dụng đất toàn xã Sơn Phú năm 2013 TT Chỉ tiêu Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 2 3 4 5 TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 1827,43 100 1 Đất nông nghiệp NNP 1547,09 84,7 1.1 Đất lúa nước DLN 275,28 15,06

1.2 Đất trồng lúa nương LUN

1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 20,05 1,1 1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 263,14 14,4 1.5 Đất rừng phòng hộ RPH 1.6 Đất rừng đặc dụng RĐ 32 1,75 1.7 Đất rừng sản xuất RSX 925,43 50,6 1.8 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 31,19 1,7 1.9 Đất khu chăn nuôi tập trung CNT

2 Đất phi nông nghiệp PNN 74,86 4,1

2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp nhà nước CTS 0,22 0,01

2.2 Đất quốc phòng CQP 1 0,05

2.3 Đất an ninh CAN

2.4 Đất khu công nghiệp SKK

2.5 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 0,98 0,05 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ SKX

2.7 Đất cho hoạt động khai thác mỏđá SKS 2.8 Đất có di tích, danh thắng ĐT 2.9 Đất bãi tập kết rác thải DRA

2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,04 0,002 2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1,52 0,1 2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng SMN 9,04 0,49

2.13 Đất sông, suối SON 11,83 0,6

2.14 Đất phát triển hạ tầng DHT 2.15 Đất phi nông nghiệp khác PNK

3 Đất chưa sử dụng DSC

4 Đất khu du lịch ĐL

5 Đất ở nông thôn ONT 205,48 11,2

Qua bảng 3.1 ta thấy phần lớn diện tích đất toàn xã là đất lâm nghiệp, chủ yếu là đất rừng sản xuất. Diện tích đất rừng sản xuất 925,43 ha chiếm 50,6% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất rừng đặc dụng 32 ha chiếm 1,75% tổng diện tích tự nhiên.

Đất trồng lúa có diện tích 275,28 ha chiếm 15,06%; đất trồng cây hàng năm 20,05 ha chiếm 1,1%; đất trồng cây lâu năm 263,14 ha chiếm 14,4%.

Đất thủy sản 31,19 ha chiếm 1,7% tỷ lệ rất nhỏ trong đất sản xuất nông nghiệp. Đất phi nông nghiệp có diện tích 280,34 ha Chiếm 15,34% diện tích tự nhiên. Trong đó đất sản xuất kinh doanh diện tích 0,98 ha chiếm 0,05%; đất sông suối 11,8 ha chiếm 0,6%; đất mặt nước chuyên dùng 9,04 ha chiếm 0,49%; Còn lại là đất nghĩa trang nghĩa địa đất tôn giáo tín ngưỡng có diện tích nhỏ. Đất ở diện tích 205,48 ha chiếm 11,2% tổng diện tích đất tự nhiên. 3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động Bảng 3.2 : Tình hình sử dụng lao động của xã Sơn Phú TT Hạng mục Hiện trạng năm 2013 Tỷ lệ (%) Tổng dân số toàn xã ( người) 5225 100

I Dân số trong tuổi LĐ ( người) 2562 49 II LĐ làm việc trong các ngành kinh tế

(người)

2.1 LĐ nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 1921 75

2.2 LĐ CN, TTCN, XD 384 15

2.3 LĐ dịch vụ, thương mại, HCSN 256 10

(Nguồn : UBND xã Sơn Phú)

Qua bảng 3.2 ta thấy số lao động trong độ tuổi: 2562 lao động / tổng số dân 5225 chiếm 49%. Trong đó cơ cấu lao động 75% lao động là nông nghiệp; công nghiệp, TTCN, xây dựng 15% và dịch vụ 10%;

3.1.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, thủy lợi,...) Giao thông

- Hiện trạng hệ thống đường giao thông của xã (đường trục xã, liên xã; đường trục thôn, xóm; đường ngõ, xóm và đường trục chính nội đồng): 83.42 km. trong đó:

- Đường giao thông 264 đang được nhựa hoá (theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT): 3.75 km; so với tổng số = 4,79 %;

- Đường liên xã: Tổng 9.43 km, mặt đường 7,5m đã nhựa hóa 2.2 km(xuống cấp) , đang thi công bê tông hóa 4.48 còn lại 3.63 km.

- Đường liên xóm: 18.66 km, rộng 2,5m, mặt đường 3,5 m; cứng hóa 8,6km so với tổng số = 35,68 %;

- Đường nội thôn, nội đồng : 28 km, rộng 1,5m, mặt đường 2 m; so với tổng số = 48,09 %;

Thuỷ lợi

Các công trình thuỷ lợi đã được kiên cố hoá một phần, còn lại chủ yếu hệ thống tưới tiêu cho nông nghiệp là mương đất, chưa đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp, trong đó:

* Hệ thống các công trình hồ đập: Sơn Phú có 4 hồ và 5 đập, đây là nguồn nước chính cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra có hệ thống kênh mương bắt nguồn nước từ các khe, rạch phục vụ tưới tiêu cho các cánh đồng ven rừng và các kênh mương nội đồng trên toàn phạm vi của xã ngày càng hoàn thiện kiên cố hoá kênh mương;

* Hệ thống kênh mương nội đồng với tổng chiều dài là 25.58 Km, đã được bê tông hóa 6.43 Km, đạt 25.13%; còn lại 19.15 cần được cứng hóạ

* Thoát nước mặt:

- Các cụm dân cư xã hầu hết chưa có hệ thống thoát nước;

- Nước mặt tự chảy theo nền địa hình tự nhiên về các khe và kênh mương thủy lợi nội đồng;

- Dọc theo tuyến đường liên xã đã có một số cống ngang đường có chức thoát lũ cục bộ cho các nhánh suối nhỏ;

* Công tác quản lý các công trình thủy lợị

Đã thành lập ban quản lý và bảo quản các công trình thủy lợi cấp xã và thành lập tổ thủy nông bảo quản các công trình thủy lợi của các trạm bơm, kênh phai, trong đó trưởng xóm làm tổ trưởng các hộ dùng nước làm tổ viên. Vì vậy công tác quản lý bảo quản và sử dụng vận hành các công trình thủy lợi rất hiệu quả, hàng năm ban quản lý cấp xã có công văn chỉ đạo các trạm bơm phòng chống bão lụt, di rời máy và ống bơm khi có lũ sẩy rạ

Điện

- Nguồn điện cung cấp cho xã Sơn Phú là lưới điện quốc gia có 6 trạm biến áp với công suất, gồm:

các trạm có công suất 100 kVA ÷ 160 kVA, tổng công suất đặt của các trạm là 640kVẠ

+ Trạm biến áp 1 tại thôn Sơn Đông công suất 100kVẠ + Trạm biến áp 2 tại xóm Làng Phẩy công suất 100kVẠ + Trạm biến áp 3 tại xóm Bản Trang công suất 100kVẠ + Trạm biến áp 4 tại xóm Sơn Vinh 1 công suất 100kVẠ + Trạm biến áp 5 xóm Sơn Thắng công suất 100kVẠ

+ Trạm Biến áp cụm trung tâm tại xóm Trung Tâm công xuất 160KVA - Lưới hạ áp 0,4 kV: Mạng lưới hạ áp của khu vực nghiên cứu đi nổi dây nhôm trần, có tiết diện 25÷35 mm2. Đường dây 0,4kV trong khu vực nghiên cứu có kết cấu mạng hình tiạ Chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.

- Lưới chiếu sáng: Khu vực nghiên cứu chưa có mạng lưới chiếu sáng đường giao thông.

- Mạng lưới điện chiếu sáng công cộng ở khu trung tâm và đường thôn xóm chưa có;

- Tỷ lệ hộ dùng điện an toàn theo chuẩn quốc gia nông thôn mới đạt 99,9%.

3.1.2.4. Văn hoá, xã hội và môi trường Văn hoá- giáo dục:

- Tổng số giáo viên: 81 người

+ Phân theo cấp trường: THCS: 23, Tiểu học: 29, mầm non 29; + Phân theo trình độ: Đại học : 45, Cao đẳng 27, Trung cấp 9; + Độ tuổi trung bình: 30 – 50.

- So với chuẩn giáo viên đều đạt và vượt quy định của Bộ.81/81 người; - Phổ cập giáo dục trung học: Đã đạt;

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề): 100%

Y tế:

- Số người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế: 3.814 người trên tổng số 5225 người trên toàn xã, đạt 72.99%.

Về Văn hóa

Tỷ lệ xóm đạt tiêu chuẩn làng văn hoá (theo tiêu chí của huyện Định Hóa): 4/28 xóm, đạt 14.28%

- Phong trào TDTT được phát triển tốt trong quần chúng nhân dân. - Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở xã được nhân dân hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả.

Nước sinh hoạt, vệ và môi trường

- Đánh giá chung: Tỷ lệ hộđược sử dụng nước sạch hợp, đạt tiêu chuẩn vệ sinh: 50%;

- Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (nhà tắm, hố xí, bể nước) đạt chuẩn: 50%. - Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh: 50%.

- Nghĩa trang nhân dân: Đã quy hoạch 04 khu với diện tích 6.11 ha và có quy chế quản lý.

- Hiện nay xã chưa có bãi xử lý rác thải, chưa tổ chức thu gom rác thải tập trung. Chất thải sinh hoạt hàng ngày, rác thải trong sản xuất và trong chăn nuôi của các hộ dân do trực tiếp các hộ gia đình xử lý.

- Một số chuồng trại chăn nuôi xây dựng chưa đúng quy định. Rác thải của vật nuôi chưa được xử lý đúng quy định.

- Rãnh thoát nước: toàn xã chưa có rãnh thoát nước đảm bảo quy định.

3.2. Đánh giá thực trạng sản xuất chè tại xã Sơn Phú qua 3 năm 2011 - 2013

3.2.1. Đánh giá thc trng sn xut chè ti xã Sơn Phú

Cây chè là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, nó đã gắn bó với người dân ở Sơn Phú cách đây từ 40 đến 50 năm, Cây chè là nguồn thu nhập chính của người dân trong xã.

Năng suất và sản lượng là cơ sở để phản ánh kết quả của mỗi chu kỳ sản xuất được thể hiện qua bảng ... Bảng 3.3 : Diện tích, năng suất, sản lượng chè của xã qua 3 năm 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Tỷ lệ % Tấc độ PTBQ 12/11 13/12 Diện tích Ha 203 213 260 104,926 122,066 113,496 Năng suất Tạ/ha 86,57 87,02 88,95 100,519 102,218 101,369 Sản lượng(tươi) Tấn 8.788 9.268 11.568 105,667 124,817 115,242 Sản lượng (khô) Tấn 1.757 1.854 2.313 105.521 124,757 115,139 (Nguồn: Thống kê xã Sơn Phú)

Qua bảng 3.3. cho thấy năng suất chè của xã qua 3 năm có sự biến

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất và tiêu thụ chè tại xã Sơn Phú - huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)