Thực trạng tiêu thụ chè ở xã Sơn Phú

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất và tiêu thụ chè tại xã Sơn Phú - huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 67)

Sau khi kết thúc giai đoạn sản xuất, chế biến chè sẽ bước vào giai đoạn tiêu thụ. Sự đòi hỏi ngày càng cao của thị trường đã làm cho người trồng chè có những thay đổi nhất định để đáp ứng những nhu cầu đó. Cũng giống như bất cứ sản phẩm nào được sản xuất ra, chất lượng có tốt, giá cả phù hợp nhưng nếu không tổ chức được hệ thống phân phối đến tận tay người tiêu dùng thì hiệu quả kinh doanh sẽ không cao, ảnh hưởng tới thu nhập của các hộ dân. Nhất là đối với chè, vì là một loại thực phẩm do vậy đòi hỏi phải có một hệ thống phân phối rộng khắp đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người dân. Khi điều tra các hộ trồng chè, kết quả cho thấy các hộđều tập trung bán theo kênh sơđồ sau:

Hình 3.4 : Sơđồ kênh phân phối sản phẩm chè của các nông hộ xã Sơn Phú

Kênh tiêu thụ sản phẩm cho biết được đường đi đến tay người tiêu dùng, đường đi của chè có 4 nhánh chính sau đây:

Kênh 1: Hộ nông dân sản xuất chè một phần là để phục vụ nhu cầu trực tiếp của chính hộ đó, một phần thì họ bán ra bên ngoài, khối lượng chè mà các hộ trồng chè tự tiêu thụ là không lớn, thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với khối lượng chè mà các nông hộ xã Sơn Phú làm rạ Kênh tiêu thụ này chỉ dành cho những hộ gia đình có diện tích chè ít.

Kênh 2: Sản phẩm được bán trực tiếp cho người tiêu dùng: chè được tiêu thụ ở kênh này là do khách hàng mua sản phẩm ngay tại hộđể tiêu dùng hoặc làm quà biếu tặng hoặc hộ sản xuất đi ra các chợ bán thường vào các dịp lế, tết,… Sản phẩm được bán ở kênh này luôn bán được với giá cao vì bán trực tiếp cho người tiêu dùng và chỉ một số lượng sản phẩm rất ít được bán qua kênh nàỵ Tuy nhiên, giá bán cũng không cao hơn nhiều, lại chỉ bán được từng ít một nên chỉ phù hợp với nhà có diện tích chè ít, với nhà có diện tích chè lớn bán buôn là phương án duy nhất để tiêu thụ hết sản phẩm làm ra, nhằm tạo thu nhập thường xuyên cho người trồng chè.

Kênh 3: Sản phẩm được bán cho người bán lẻ, họ là những người kinh doanh các mặt hàng truyền thống như mứt sen, trầu, cau, các loại chè,… hay

Chợđịa phương

Nông dân Tư thương nhỏ Tư thương lớn

Tự tiêu dùng Các nhà máy,

cơ sở chế biến chè

những người kinh doanh chuyên mặt hàng chè khô bán tại các chợ phiên, chợ huyện.

Kênh 4: Sản phẩm được làm ra qua tư thương tới tận nhà mua nên nhiều khi người dân bị ép giá, khách quen thì họ ít ép giá hơn nhưng vẫn mua bán theo kiểu gặp đâu mua đó, chưa có hợp đồng mua bán mà chỉ dựa vào sự quen biết. Là kênh tiêu thụđược nhiều sản phẩm nhất nên các hộ có máy sao vò chè thường bán sản phẩm qua kênh nàỵ

Sản phẩm được bán cho người bán buôn, một phần từ người bán buôn được đưa tới người bán lẻ và cuối cùng là phân phối đến người tiêu dùng, một phần bán cho các nhà máy, cơ sở chế biến để đóng gói sản phẩm và mang đi bán tại các tỉnh khác hay xuất khẩụ Sản phẩm chè được tiêu thụ qua kênh này là chiếm nhiều nhất.

Người bán buôn đến mua sản phẩm tại hộ gia đình và thỏa thuận giá cả, không được mua bán thông qua hợp đồng mà chỉ thông qua mối quan hệ quen biết và được giới thiệu từ những người xung quanh, nó chưa được đảm bảo về mặt pháp lý như việc mua bán thông qua các hợp đồng kinh doanh nên giá bán và sản lượng sản phẩm được thương lái thu mua thường có sự biến đổi chỉ là mức độ biến đổi nhiều hay ít mà thôị Như vậy, khi liên kết các hộ làm chè khô thành một nhóm thì việc mua bán, trao đổi hàng hóa sẽ do trưởng nhóm thực hiện bằng hợp đồng mua bán với các thương lái, theo đó sẽ hạn chế được các hiện tượng tiêu cực như ép giá, đầu cơ,… làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất chè của hộ.

Sản phẩm được đưa tới người dùng cuối cùng, họ là những người lựa chọn xem sản phẩm nào phù hợp với khả năng thanh toán của họ và đặc biệt là thỏa mãn nhu cầu của bản thân và của gia đình. Người tiêu dùng luôn mua phải giá cao hơn rất nhiều so với giá mà người sản xuất bán ra do quá trình tiêu thụ qua nhiều khâu trung gian. Do đó có thể khẳng định giá trị gia tăng nhiều ở khâu trung gian là chủ yếu và người chịu thiệt luôn là người sản xuất trực tiếp trong sản xuất chè nói riêng và trong sản xuất nông nghiệp nói chung.

Nhìn chung thị trường đầu ra của các hộ sản xuất chè tại xã Sơn Phú khá thuận lợi bởi có nhiều kênh phân phối nên sản phẩm dễ tiêu thụ. Tuy

nhiên sản lượng chè của xã phần lớn bán cho các tư thương buôn hay bán lẻ, do vậy mang tính chất không chắc chắn, giá cả không ổn định mà các hộ nông dân thường là những người phải gánh chịu những bất lợi nàỵ Do vậy các cơ quan chính quyền, các cơ quan liên quan cần tìm ta các giải pháp nhằm tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, tránh để tư thương ép giá, quan tâm tới người sản xuất chè nhằm phát triển cây trồng này trên địa bàn xã Sơn Phú.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất và tiêu thụ chè tại xã Sơn Phú - huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 67)