Sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất chè nói riêng thì “phát triển bền vững” đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn nhưng đểđạt được mục tiêu đó đòi hỏi một sự cố gắng của các thành phần liên quan như người nông dân, doanh nghiệp, chính quyền các cấp và nhà nghiên cứụ
-Nhà nghiên cứu cần đưa ra được các quy trình trồng cũng như chế biến sản phẩm chè theo hướng phát triển bền vững như việc chăm sóc chè cần một lượng phân hóa học rất ít có tác dụng giảm sự xói mòn cũng như bạc màu của đất, nghiên cứu ra các giống chè mới cho hiệu quả cao hơn, khả năng chống chịu tốt hơn,…
-Chính quyền các cấp đảm nhiệm việc định hướng, việc hoạch định kế hoạch sản xuất nhằm phát huy những lợi thế so sánh của từng vùng.
-Đòi hỏi sự sản xuất kinh doanh một các trung thực của các doanh nghiệp, đảm bảo vừa đạt hiệu quả về kinh tế vừa đạt hiệu quả về xã hộị
-Người nông dân thực hiện sản xuất theo kế hoạch của chính quyền các cấp, theo quy trình kỹ thuật của các nhà nghiên cứu và hợp tác hai bên cùng có lợi với các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào và chịu trách nhiệm sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè thành phẩm.
Phát triển sản xuất chè một cách bền vững sẽ có tác động tích cực đến bảo vệ môi trường, góp phần phủ xanh đồi núi trọc, bảo vệ đất, giữ nước và hạn chế xói mòn đất, tạo không khí trong lành đặc biệt là khi khí hâu biến đổi ngày càng rõ rệt như hiện tượng nóng lên của trái đất, hiệu ứng nhà kính, băng tan,…