Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất và tiêu thụ chè tại xã Sơn Phú - huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 28)

Chè đã được trồng ở 58 nước, trong đó có 30 nước trồng chè chủ yếu, phân bố từ 330 vĩ Bắc đến 490 vĩ Nam, trong đó vùng thích hợp nhất là 160 vĩ Nam đến 200 vĩ Bắc, ở vùng này cây chè sinh trưởng quanh năm còn trên 200 vĩ Bắc cây chè có thời gian ngủ nghỉ và tính chất mùa rõ rệt [7].

Trong vài thập kỷ gần đây, sản lượng chè ở các nước tăng caọ Sản lượng đạt trên 200 nghìn tấn gồm 4 nước: Trung Quốc, ấn Độ, Kenya, Srilankạ Sản lượng đạt trên 100 nghìn tấn gồm 2 nước: Việt Nam.

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới qua các thời kỳ STT Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ khô/ha) Sản lượng (1000 tấn) 1 1961 1366,13 7,20 983,79 2 1970 1668,29 7,71 1286,76 3 1980 2369,48 7,99 1893,53 4 1990 2237,78 11,28 2524,67 5 2000 2368,56 12,61 2987,55 6 2010 3123,56 14,46 4518,06

(Nguồn: Theo FAO 2012)

Qua 1.1 Số liệu thống kê diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới 50 năm qua cho thấy:

Diện tích chè thế giới tăng mạnh trong 30 năm từ năm 1961-1990, trong 20 năm trở lại đây diện tích chè có chiều hướng nhanh năm 1990 diện tích là 2237,78 ha đến năm 2010 diện tích đã là 3213,56 nghìn hạ Theo thống kê năm 2010, diện tích chè thế giới tương đối cao đã đạt 3,11 triệu ha trong đó diện tích chè của châu á chiếm 88,56%, châu Phi là 9,7%.

Năng suất chè thế giới tăng nhanh qua các năm, từ 7,2 tạ khô/ha (năm 1961) đến 14,46 tạ khô/ha (năm 2010).

Sản lượng chè tăng nhanh qua các thập kỷ, năm 2010 đạt 4518,06 nghìn tấn, với nhịp độ tăng sau mỗi thập kỷ và tăng mạnh nhất vào giai đoạn từ năm 1990 - 2010

Qua theo dõi sản lượng chè thế giới và các khu vực trồng chè từ năm 2007 đến năm 2011, diễn biến sản lượng chè đượcc thể hiện qua bảng 1.2.

Bảng 1.2: Sản lượng chè thế giới qua các năm (ĐVT: 1000 tấn) Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Thế giới 3974,51 4211,40 4242,28 4518,06 4668,466 Châu phi 583,20 546,96 528,03 629,34 595,337 Kenya 369,60 345,80 314,10 399,00 377,912 Châu Mỹ 84,24 108,20 99,12 114,68 107,855 Argentina 76,00 80,14 71,72 88,57 96,572 Châu âu 0,75 0,94 0,75 0,50 0,504 Châu á 3299,20 3548,15 3607,89 3766,34 3959,729 Châu đại dương 7,4 7,5 7,6 5,041 5,041 Trung Quốc 1183,00 1274,98 1375,78 1467,47 1623 Ấn Độ 973,00 987,00 972,70 991,182 966,733 Sri Lanka 305,22 318,70 290,00 282,30 327,5 Việt Nam 164,00 173,50 185,70 198,47 206,6

(Nguồn: Theo FAO 2012)

Mặc dù có tới 58 quốc gia trồng chè trên thế giới với quy mô khác nhau, phân bố khắp 5 châu: Châu á (20 nước), Châu Phi (21 nước), Châu Mỹ (12 nước), Châu đại Dương (3 nước), Châu âu (Liên Xô (cũ) và BồĐào Nha). Tuy nhiên sản xuất chè của thế giới chỉ tập trung ở một số nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya, Sri Lanka, Nhật Bản, chiếm trên 60% tổng sản lượng chè thế giớị Cuối thế kỷ XX, nước chè là một loại nước uống bảo vệ sức khỏe lý tưởng của 50% dân số thế giới, tiêu dùng rất phổ biến chỉ xếp sau nước lọc.

Năm 2011, sản lượng chè thế giới giảm hơn 150 nghìn tấn bất chấp nguồn cung từ Trung Quốc tăng 155 nghìn tấn. Sản xuất chè tại Trung Quốc trong năm 2011 rất thuận lợi nhờ mưa tốt tại các khu vực trồng chè lớn.Trong khi đó, khuynh hướng tại các thị trường khác trên thế giới lại rất khác. Thời

tiết bất lợi tại Kenya, Uganda, Malawi, Indonesia là nguyên nhân chính khiến sản lượng chè thế giới giảm.

Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng chè của một số nước trên thế giới năm 2012 STT Tên nước Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ khô/ha) Sản lượng khô (1000 tấn) 1 Argentina 38,000 26,316 100,000 2 Trung Quốc 1500,000 11,333 1700,000 2 Ấn Độ 605,000 165,29 1000,000 3 Srilanka 221,969 14,867 330,000 4 Indonesia 122,500 12,253 150,100 5 Nhật Bản 45,900 18,751 85,900 6 Kenya 190,600 19,381 369,400 7 Thái Lan 21,500 34,884 75,000 8 Việt Nam 115,964 18,704 216,900 Thế giới 3275,911 14,707 4818,118

(Nguồn: Theo FAO 2012)

Giá cả

Giá chè trung bình thế giới trong những tháng cuối năm lại có xu hướng giảm. Điều này được giải thích do nguồn cung tăng trong khi nhu cầu lại giảm. Giá chè xuất khẩu trung bình tháng 11 đạt 351,27 US cent/kg, đã giảm 5,87 US Cent/kg so với giá hồi tháng 10. Tuy nhiên, tùy từng loại chè và tùy nước mà giá chè lại có những thay đổi khác nhau [4].

(Nguồn: indexmundi[4])

Hình 1.1: Giá chè bình quân theo tháng trên thế giới 1.3.2. Tình hình sn xut và tiêu th chè Vit Nam

1.3.2.1. Sản xuất và tiêu thụ

Việt Nam năm trong vùng nguyên sản của cây chè thế giới, có điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu phù hợp cho cây chè phát triển và cho chất lượng caọ Hiện sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thương hiệu "CheViet" đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu vực. Việt Nam hiện đang là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu chè [12].

Hiện Việt Nam có 6 triệu người sống trong vùng chè, có thu nhập từ trồng, chế biến và kinh doanh chè. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp & PTNT, hiện cả nước có 35 tỉnh trồng chè, với tổng diện tích hơn 131.500 hạ Bình quân năng suất đạt 6,5 tấn búp tươi/ha, cung cấp nguyên liệu cho khoảng 700 cơ sở sản xuất chè khô. Hiện có khoảng 650 nhà máy chế biến chè (công suất từ 2 đến 10 tấn nguyên liệu chè búp tươi/ngày) và hàng ngàn hộ dân lập xưởng để chế biến chè tại gia đình. Đội ngũ làm chè lên tới 3 triệu lao động, chiếm 50% tổng số dân sống trong vùng chè [12]. Việt Nam đã chế biến khoảng 15 loại chè khác nhau, trong đó chè ô Long, chè đen và chè nhài được thị trường thế giới ưa chuộng.

Theo số liệu thống kê, trong năm 2013 xuất khẩu chè của cả nước đạt 141.434 tấn, trị giá 229.719.055 USD, giảm 3,59% về lượng nhưng tăng 2,28% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Pakistan vẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu chè của Việt Nam, với lượng nhập 22.909 tấn, trị giá 45.949.795 USD, giảm 4,72% về lượng nhưng tăng 1,42% về trị giá so với cùng kỳ năm trước (Việt Nam chủ yếu xuất khẩu chè đen PD, PF sang thị trường Pakistan qua cảng Hải phòng, FOB).

Đài Loan là thị trường lớn thứ hai, với lượng nhập 22.477 tấn, trị giá 30.916.744 USD, tăng 0,11% về lượng và tăng 4,49% về trị giá (chủ yếu xuất chè đen OPA, BPS qua cảng Cát lái, Hồ chí minh, FOB); Đứng thứ ba là thị trường Nga với 11.748 tấn, trị giá 19.251.300 USD, giảm 15,46% về lượng và giảm 10,93% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Một số thị trường có mức tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2013: Hoa kỳ tăng 21,29% về lượng và tăng 30,91% về trị giá; Ba lan tăng 1,37% về lượng và tăng 14,86% về trị giá. Bên cạnh đó một số thị trường sụt giảm xuất khẩu: Trung quốc giảm 4,24% về lượng và giảm 1,64% về trị giá; Indonêsia giảm 24,06% về lượng và giảm 15,71% về trị giá; Arậpxêút giảm 17,94% về lượng và giảm 16,9% về trị giá; Đức giảm 16,87% về lượng và giảm 12,35% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Trong năm 2013 giá xuất khẩu chè của Việt Nam tăng 4% so với năm 2012. Tuy nhiên so với giá xuất khẩu chè của thế giới thì giá chè của Việt Nam vẫn ở mức thấp. Số liệu của Tổng cục hải quan về xuất khẩu chè năm 2013

Bảng 1.4: Tình hình xuất khẩu chè Việt Nam năm 2013 Nước Năm 2012 Năm 2013 Năm 2013 so với cùng kỳ năm trước(%) Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (tấn) Trị giá

(USD) Lượng Trị giá Tổng 146.708 224.589.666 141.434 229.719.055 -3,59 +2,28 Pakistan 24.045 45.304.840 22.909 45.949.795 -4,72 +1,42 Đài Loan 22.453 29.589.578 22.477 30.916.744 +0,11 +4,49 Nga 13.896 21.614.800 11.748 19.251.300 -15,46 -10,93 Trung Quốc 14.632 19.307.247 14.011 18.989.666 -4,24 -1,64 Indonêsia 15.397 14.804.749 11.692 12.479.622 -24,06 -15,71 Hoa Kỳ 8.170 8.968.641 9.909 11.741.015 +21,29 +30,91 Tiểu VQ Arập TN 3.772 7.788.131 3.807 8.027.844 +0,93 +3,08 Arập xê út 2.782 6.809.974 2.283 5.659.168 -17,94 -16,9 Ba Lan 4.083 4.849.635 4.139 5.570.366 +1,37 +14,86 Đức 2.987 5.135.604 2.483 4.501.131 -16,87 -12,35 Côoét 1.627 2.995.614 Philippin 717 1.884.546 865 2.274.279 +20,64 +20,68 Ấn Độ 1.120 1.179.704 1.086 1.337.201 -3,04 +13,35 Malaysia 3.741 3.679.936 Thỗ Nhĩ Kỳ 788 1.567.493 Ucraina 1.379 2.225.944

(Nguồn: Vinanet/Hải quan năm 2013) 1.3.2.2. Những lợi thế và khó khăn trong sản xuất chè của Việt Nam

Những lợi thế

- Lợi thế đầu tiên phải kể đến là tiềm năng về đất đai và sự phân bố đất đai trên nhiều miền khí hậu khác nhaụ Với gần 10 triệu ha đất nông nghiệp với các vùng đất cấu tạo khác nhau, các vùng khí hậu khác nhau đã hình thành các vùng sản xuất sản phẩm hàng hoá đa dạng khác nhaụ

+ Với khí hậu nhiệt đới chúng ta đã hình thành 2 vùng đồng bằng lớn sản xuất lúa nước, có thể sản xuất từ 2 - 3 vụ lúa và cây vụđông, cây ăn quả.

+ Vùng đất đỏ Bazan ở Tây Nguyên và dải miền Trung đã hình thành vùng trồng cafe, cao su, hồ tiêu, điều, hoa quả.

+ Vùng núi phía Bắc trồng chè, cây ăn quả. Vì vậy, chúng ta có thể đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp hàng hoá và lại hình thành các vùng chuyên canh với quy trình sản xuất có thể diễn ra quanh năm, đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

- Nước ta là một nước có nguồn lao động nông nghiệp dồi dào, 70% lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp, hiện nay đang thiếu việc làm, công lao động lại rất thấp. Giá trị công lao động trong nghành nông ngiệp của nước ta thấp hơn các nước trên thế giớị

- Nước ta có hệ thống cảng biển, cảng sông, giao thông đường sắt, đường bộ và hàng không có thể giao lưu thuận lợi với các Châu lục và các nước trong khu vực tạo điều kiện cho việc vận chuyển thuận lợị Từ khi thay đổi cơ chế, hệ thống giao, thông giao thông của nước ta đã được đầu tư nâng cấp bước đầu đáp ứng được yêu cầu giao lưu thuận tiện trong cả nước và Quốc tế.

- Đường lối chính sách sách đổi mới kinh tế của nước ta đã được mở rộng, tự do hoá thương mại, hoà nhập thị trường Quốc tế. Các chính sách, luật đã tạo hành lang thông thoáng cho các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh. Đã có nhiều chính sách khuyến khích mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước có điều kiện thuận lợi để tham gia liên doanh liên kết đầu tư phát triển sản xuất.

- Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ cũng ngày càng được Nhà nước quan tâm và ngày càng được nâng cao, thông qua nhiều kênh để đến với người sản xuất nhằm năng cao chất lượng sản phẩm và công nghệ sản xuất.

Những khó khăn

Là một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất chủ yếu là công cụ thủ công nên quá trình sản xuất của các hộ nông dân tạo ra nguyên liệu ban đầu chất lượng chưa cao, công nghệ sau thu hoạch chủ yếu còn lạc hậu nên thất thoát

về lượng cũng chiếm khoảng từ 10 - 15%, sự thất thoát về chất lượng bị giảm đi còn chưa tính được. Đây là vấn đề còn khó khăn nhất đòi hỏi phải có một cố gắng lớn và thời gian dài, đặc biệt là việc áp dụng công nghệ sinh học, việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và cho yêu cầu của công nghiệp chế biến.

Để làm được điều này không chỉ người sản xuất mà còn là chiến lược phát triển chung của đất nước cần được sự hỗ trợ của Nhà nước, sự quan tâm khuyến khích các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học.

- Phát triển công nghiệp nặng để chế tạo ra máy móc phục vụ công nghiệp chế biến. Hiện nay nền công nghiệp của nước ta chưa đủ sức để đảm nhiệm việc đó, vì vậy hầu như các loại máy móc phục vụ cho công nghiệp chế biến và bảo quản chúng ta phải nhập ở nước ngoài, giá của các công nghệ này còn quá caọ

Cụ thể là là công nghiệp chế biến chè của nước ta chủ yếu nhập từ Liên Xô cũ, công nghệ lạc hậu, cũ kỹ cho nên sản phẩm làm ra khó cạnh tranh, việc thay đổi lại công nghệ này không phải ngày một ngày hai đã làm được. Cho nên hiện nay Việt Nam phần lớn còn xuất khẩu sản phẩm thô, chưa đủ công nghệ để chế biến ra sản phẩm cuối cùng, điều chắc chắn là một bất lợi cho người sản xuất.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng như thuỷ lợi, giao thông, bến cảng, kho tàng tuy đã được nâng cấp nhưng chưa đủđáp ứng cho yêu cầu của sản xuất và lưu thông. Sản xuất vẫn phụ thuộc vào thiên nhiên, gây nên hạn úng mất mùạ Chính sự yếu kém của các cơ sở hạ tầng đã gây nên sự chậm trễ cho việc thu gom sản phẩm và đáp ứng yêu cầu sản phẩm của thị trường.

- Cơ chế chính sách: Chưa được hoàn thiện cho việc tạo ra hệ thống tổ chức loại hình doanh nghiệp, đầu tư tài chính, chính sách đầu ra, thuế nhằm tạo ra sự hoà nhập với khu vực và thế giới là cần thiết.

1.3.3. Tình hình sn xut và tiêu th chè Thái nguyên

Vị trí, vai trò của cây chè ở tỉnh Thái Nguyên

Giống chè Trung du (Camellia sinensis var. Macrophylla) được đưa về trồng ở tỉnh Thái Nguyên từ năm 1922 đến naỵ Sản xuất chè là một trong

những ngành có thế mạnh ở Trung du và Miền núi nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng. Cây chè ít tranh chấp đất với cây lương thực, thích hợp trên đất dốc. Trồng chè có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế xói mòn, rửa trôị Chè là cây trồng sử dụng có hiệu quả đất đai, khí hậu vùng đồi núị Phát triển chè sẽ thu hút được lượng lao động đáng kể, không những chỉ trong khâu sản xuất nguyên liệu mà cả khâu chế biến và tiêu thụ.

Do vậy phát triển chè ngoài ý nghĩa kinh tế, còn ổn định đời sống và định cư cho người dân do sử dụng nhiều lao động tại chỗ để chăm sóc, thu hái, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ chè. Ưu điểm tương đối của chè là hệ số chi phí nội nguồn thấp (DRC – Domestic Resource Cost) do nguồn lực tự nhiên dồi dào và chi phí lao động thấp. Cây chè thực sự được coi là người bạn “chung thủy” của nông. Cây chè tỉnh Thái Nguyên đã từng là “cây xoá đói giảm nghèo” và hiện đang là “cây làm giàu” của của nhiều hộ nông dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên.

Hiện nay tỉnh Thái Nguyên có diện tích chè lớn thứ 2 trong cả nước (17.660 ha), cả 9 huyện, thành thị đều có sản xuất chè. Do thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng đất đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu, rất phù hợp với cây chè. Vì vậy nguyên liệu chè búp tươi ở Thái Nguyên có phẩm cấp, chất lượng rất caọ Theo phân tích của Viện Khoa học Kỹ thuật NLN miền Núi phía Bắc, chất lượng nguyên liệu chè Thái Nguyên có ưu điểm khác biệt với chất lượng nguyên liệu của các vùng chè khác. Từ những đặc điểm phẩm chất trên, nguyên liệu chè Thái Nguyên có nội chất đáp ứng được yêu cầu của nguyên liệu để sản xuất chè xanh chất lượng caọ

Bên cạnh thế mạnh được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu thích hợp với sản xuất chè. Người làm nghề chè tỉnh Thái Nguyên có kỹ thuật chăm sóc, thu hái và chế biến chè rất tinh xảo, với đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nghề chè, bằng những công cụ chế biến thủ công, truyền thống, đã tạo nên những sản phẩm chè cánh đẹp, thơm hương chè, hương cốm, uống “có hậu” với vị chát vừa phải, đượm ngọt, đặc trưng của chè Thái Nguyên, với chất lượng và giá trị cao; 100% sản phẩm của làng nghề chè là sản phẩm chè xanh, chè xanh cao cấp, chủ yếu tiêu thụ nội địa và có xuất khẩụ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất và tiêu thụ chè tại xã Sơn Phú - huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)