Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất và tiêu thụ chè tại xã Sơn Phú - huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 44)

* Những chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng của quá trình sản xuất chè

+ Chỉ tiêu diện tích trồng chè:

Để xác định được tiềm năng phát triển sản xuất chè ở địa phương trước hết phải xác định được chỉ tiêu về diện tích chè (bao gồm tổng diện tích, diện tích kinh doanh, diện tích trồng mới). Từ đó biết được thực tế diện tích hiện có và diện tích còn khả năng mở rộng sản xuất.

+ Chỉ tiêu về năng suất:

Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu, bởi muốn đánh giá được thực trạng sản xuất của một địa phương hay một cơ sở sản xuất kinh doanh thì người ta xem xét đến năng suất cây trồng. Như vậy, tìm hiểu được năng suất thực tế của cây chè ở địa phương, thông qua đó có biện pháp đầu tư thích hợp tăng năng suất.

+ Chỉ tiêu về sản lượng: Sản lượng luôn là chỉ tiêu để xem xét, nó có vai trò khá quan trọng trong việc phản ánh về mặt lượng của quá trình phát triển sản xuất chè.

* Những chỉ tiêu đánh giá về kết quả và hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất chè

+ Giá trị sản xuất (GO): Được xác định là giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm chè được sản xuất ra (thường là một năm) trên một đơn vị diện tích [3].

n

GO = Qi * Pi

i -1

Trong đó: GO: Tổng giá trị sản xuất Qi: Khối lượng sản phẩm loại i Pi : Đơn giá sản phẩm loại i

+ Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ sản xuất. Trong quá trình sản xuất chè chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí như: Giống, phân bón, thuốc trừ sâu, làm đất, bảo vệ thực vật, cung cấp nước...

+ Giá trị gia tăng (VA): Là phần giá trị tăng thêm của người lao động khi sản xuất ra một đơn vị diện tích (chè thường tính trong 1 năm):

VA = GO – IC

+ Giá trị sản xuất/ngày công lao động (GO/công lao động) là giá trị sản xuất chia cho tổng ngày công lao động.

+ Giá trị gia tăng/công lao động (VA/công lao động) là giá trị tăng thêm chia cho tổng ngày công lao động của nông hộ.

+ Giá trị gia tăng/chi phí trung gian (VA/IC) được tính bằng phần giá trị tăng thêm của một đồng chi phí trung gian đầu tư cho sản xuất chè.

+ Lợi nhuận (TPr) = GO – TC Trong đó: GO: Giá trị sản xuất TC: Tổng chi phí

+ Giá trị gia tăng/chi phí trung gian(Pr/IC) được tính bằng phần lợi nhuận của một đồng chi phí trung gian đầu tư cho sản xuất chè.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất và tiêu thụ chè tại xã Sơn Phú - huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 44)