Giải pháp thúc đẩy sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất và tiêu thụ chè tại xã Sơn Phú - huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 75)

* Quy hoạch vùng sản xuất chè

Để phát triển sản xuất chè, các cơ quan chức năng cần phải có quy hoạch và xác định rõ vùng phát triển sản xuất chè, là các vùng có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ chè. Từ đó có những chính sách cụ thể về tổ chức, quản lý sản xuất cũng như các chính sách về hỗ trợđầu tư phát triển sản xuất theo hướng chuyên môn hoá. Tăng giá trị sản phẩm chè trên 1 sào đơn vị diện tích bằng cách tăng nhanh về năng suất vì năng suất chè cành tại địa phương vẫn chưa đạt mức tối đa đồng thời nâng cao chất lượng chè bằng việc đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật trồng và chế biến. Bên cạnh đó việc tập trung sản xuất vào vụđông là cần thiết vì đó là thời điểm chè có giá trị cao, để làm được việc đó người dân cần chuẩn bị các phương tiện để chủ động nước tưới cho chè khi khô hạn kéo dàị

Điều tra xác định diện tích đất trồng mới chè, trồng thay thế, cải tạo chè. Chuyển đổi đất không chủđộng nước, gò đồi soi bãi đủđiều kiện chuyển sang trồng chè cành. Diện tích chè cành sẽ tăng qua các năm từ cả việc trồng mới và trồng thay thế chè trung dụ Tuy nhiên, nếu diện tích trồng chè được mở rộng hàng loạt thì mức rủi ro sẽ rất lớn nên việc thực hiện chuyển đổi diện tích cây trồng khác hay trồng thay thế giống chè cũ sang trồng chè sẽ được kiểm nghiệm ngay trên từng mẫu đất và làm căn cứđể mở rộng thêm diện tích trồng chè một cách có hiệu quả và bền vững.

Diện tích trồng thay thế hay trồng cải tạo là các diện tích trồng chè trung du đã già cỗi và không thể phục hồi vì đã có những đồi chè trung du hàng trăm tuổi nên việc chăm sóc và cải tạo đất tạo điều kiện cho loại giống chè này cho năng suất cao là không dễ chút nào, nhất là khi giá trị kinh tế của nó thấp hơn so với giống chè cành mới được trồng ở địa phương, khi mà người dân ngày càng ít mặn mà với việc sản xuất giống chè cũ nàỵ Diện tích

chè trung du còn lại sẽ được chăm sóc và tiếp tục cho búp và cành tươi (có công dụng như một dược liệu, để uống,…) nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng.

Chè cành trên địa bàn xã Sơn Phú thì năng suất đạt được ngày càng cao làm cho sản lượng thu được ngày càng lớn. Năng suất chè cành được cải thiện như vậy một phần là do mức độđầu tư chăm sóc, một phần là do khi chè cành bước vào thời kỳ kinh doanh sẽ cho năng suất đạt mức cao nhất trong vài năm khi tán chè phát triển đủ rộng thì khả năng cho búp của nó là rất lớn.

* Về giống:

Trồng cải tạo thay thế diện tích chè già cỗi, chè trung du có năng thấp bằng toàn bộ giống chè cành như: Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, LDP1,… là những giống chè có năng suất, giá trị cao và ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Sử dụng kỹ thuật giâm cành, tiếp nhận giống ở các vườn ươm có chất lượng tốt và đã được cấp chứng chỉ chất lượng.

Chè cành được trồng ở xã Sơn Phú có nhiều loại như LDP1, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên,…

* Về kỹ thuật

Cán bộ khuyến nông xã cần thường xuyên chỉ đạo hướng dẫn chăm sóc thâm canh diện tích chè kinh doanh, thu hái chè nguyên liệu búp tươi đúng kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm chè sau chế biến.

Kỹ thuật trồng chè phải được phù hợp với từng loại đất, từng loại địa hình là đất dốc hay đất bằng, là đất chuyên canh chè hay thâm canh với cây trồng khác thì phải có một kỹ thuật trồng riêng về khoảng cách trồng, về độ sâu của luống chè, cách bón phân,…

Hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật và đảm bảo thời gian cách ly khi thu háị Việc bón phân cần được chú ý với từng loại đất để bảo đảm năng suất và chất lượng chè, bón phân theo quy trình, đặc biệt là phải chú trọng bón phân hữu cơ để bảo vệ môi trường. Trồng cây bóng mát và để lại sản phẩm đốn trên vùng chè (cành và ngọn chè) nhờ đó có thể giảm 50% lượng phân bón hàng năm.

* Về vốn

Trước hết có thể khẳng định rằng không một ngành sản xuất nào đạt được hiệu quả nếu không có vốn đầu tư. Nói cách khác vốn đầu tư đóng một vai trò hết sức quan trọng cho quá trình sản xuất. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy đa phần các hộ nông dân trồng chè đều thiếu vốn sản xuất mà trong quá trình nghiên cứu về đầu tư vốn đã cho thấy hiệu quả thu được của vốn đầu tư là rất lớn.

Để giải quyết tốt vấn đề này nhà nước cần phải có những chính sách kịp thời hỗ trợ về vốn nhưng trước hết nên khuyến khích việc đầu tư vốn vào sản xuất của các hộ nông dân và sau đó kết hợp với sự hỗ trợ vốn cho vay của Nhà nước sẽ đạt được lượng vốn đầu tư phù hợp cho mục tiêu phát triển cây chè.

Đối với việc hỗ trợ vốn đầu tư cho quá trình sản xuất của hộ nông dân thì Nhà nước cần phải xem xét các phương thức cho vay, cụ thể là phân tích hoàn thiện cơ sở cho vay vốn phát triển sản xuất của ngân hàng và các dự án khác, đơn giản về thủ tục, mức độ tỷ lệ lãi suất, các hình thức cho vay theo thời gian của các giai đoạn trong sản xuất chè. Bởi vì, với ngành chè thì việc đầu tư cho một quá trình sản xuất từ trồng mới cho đến khi thu hoạch để thu hồi vốn phải trải qua nhiều năm. Đây cũng chính là trở ngại lớn cho người dân không yên tâm vào việc đầu tư cho quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất và tiêu thụ chè tại xã Sơn Phú - huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)