Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Thái nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất và tiêu thụ chè tại xã Sơn Phú - huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 36)

Vị trí, vai trò của cây chè ở tỉnh Thái Nguyên

Giống chè Trung du (Camellia sinensis var. Macrophylla) được đưa về trồng ở tỉnh Thái Nguyên từ năm 1922 đến naỵ Sản xuất chè là một trong

những ngành có thế mạnh ở Trung du và Miền núi nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng. Cây chè ít tranh chấp đất với cây lương thực, thích hợp trên đất dốc. Trồng chè có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế xói mòn, rửa trôị Chè là cây trồng sử dụng có hiệu quả đất đai, khí hậu vùng đồi núị Phát triển chè sẽ thu hút được lượng lao động đáng kể, không những chỉ trong khâu sản xuất nguyên liệu mà cả khâu chế biến và tiêu thụ.

Do vậy phát triển chè ngoài ý nghĩa kinh tế, còn ổn định đời sống và định cư cho người dân do sử dụng nhiều lao động tại chỗ để chăm sóc, thu hái, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ chè. Ưu điểm tương đối của chè là hệ số chi phí nội nguồn thấp (DRC – Domestic Resource Cost) do nguồn lực tự nhiên dồi dào và chi phí lao động thấp. Cây chè thực sự được coi là người bạn “chung thủy” của nông. Cây chè tỉnh Thái Nguyên đã từng là “cây xoá đói giảm nghèo” và hiện đang là “cây làm giàu” của của nhiều hộ nông dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên.

Hiện nay tỉnh Thái Nguyên có diện tích chè lớn thứ 2 trong cả nước (17.660 ha), cả 9 huyện, thành thị đều có sản xuất chè. Do thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng đất đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu, rất phù hợp với cây chè. Vì vậy nguyên liệu chè búp tươi ở Thái Nguyên có phẩm cấp, chất lượng rất caọ Theo phân tích của Viện Khoa học Kỹ thuật NLN miền Núi phía Bắc, chất lượng nguyên liệu chè Thái Nguyên có ưu điểm khác biệt với chất lượng nguyên liệu của các vùng chè khác. Từ những đặc điểm phẩm chất trên, nguyên liệu chè Thái Nguyên có nội chất đáp ứng được yêu cầu của nguyên liệu để sản xuất chè xanh chất lượng caọ

Bên cạnh thế mạnh được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu thích hợp với sản xuất chè. Người làm nghề chè tỉnh Thái Nguyên có kỹ thuật chăm sóc, thu hái và chế biến chè rất tinh xảo, với đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nghề chè, bằng những công cụ chế biến thủ công, truyền thống, đã tạo nên những sản phẩm chè cánh đẹp, thơm hương chè, hương cốm, uống “có hậu” với vị chát vừa phải, đượm ngọt, đặc trưng của chè Thái Nguyên, với chất lượng và giá trị cao; 100% sản phẩm của làng nghề chè là sản phẩm chè xanh, chè xanh cao cấp, chủ yếu tiêu thụ nội địa và có xuất khẩụ

Tình hình sản xuất

Sản xuất chè ở Thái Nguyên còn chủ yếu là sản xuất quy mô hộ. Tuy vậy, do đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, tăng đầu tư thâm canh chè mang lại hiệu quả kinh tế caọ Trong những năm vừa qua, diện tích, năng suất, chất lượng, giá trị chè Thái Nguyên không ngừng tăng:

Bảng 1.5 : Diện tích, sản lượng chè búp tươi theo huyện, thành phố, thị xã Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 D. tích (ha) S. lượng búp tươi (tấn) D. tích (ha) S. lượng búp tươi (tấn) D. tích (ha) S. lượng búp tươi (tấn) Tổng số 16.994 149.255 17.309 158.702 17.660 171.900 TP. Thái Nguyên 1.161 12.211 1.207 13.040 1.220 14.670 TX. Sông Công 505 4.241 515 4.385 525 4.582 Huyện Định Hóa 2.026 16.877 2.052 18.017 2.102 18.954 Huyện Võ Nhai 560 2.827 583 3.080 626 3.522 Huyện Phú Lương 3.650 32.170 3.725 34.960 3.775 38.422 Huyện Đồng Hỷ 2.606 23.750 2.669 24.950 2.709 28.368 Huyện Đại từ 5.152 46.124 5.196 48.520 5.253 50.530 Huyện Phổ Yên 1.233 10.393 1.261 11.070 1.347 12.150 Huyện Phú Bình 101 662 101 680 104 702

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2010)

Năm 2008, diện tích chè toàn tỉnh có 16.994 ha, năng suất 8,78 tấn chè búp tươi/ ha, sản lượng 149.255 tấn;

Năm 2009: 17.309 ha, năng suất 9,17 tấn/ha, sản lượng 158.702 tấn; Đến năm 2010, diện tích chè toàn tỉnh có 17.660 hạ Năng suất chè búp tươi năm 2010 đạt 107 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi 171.900 tấn;

Tỉnh Thái Nguyên đang đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu giống chè theo hướng giảm giống chè Trung du tăng các giống chè nhập nội và các giống chè trong nước chọn tạo, lai tạo có năng suất và sản lượng caọ

Xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu chè búp tươi:

Bảng 1.6: Cơ cấu vùng sản xuất chè nguyên liệu của các huyện TT Năm Đơn vị 2008 2009 2010 Lượng (tấn) Giá trị (1.000 USD) Lượng (tấn) Giá trị (1.000 USD) Lượng (tấn) Giá trị (1.000 USD) Cả tỉnh 5.054 6.507 6.165 7.831 6.438 10.501 Trong đó, chủ yếu:

1 Công ty Chè Quân Chu, Đại Từ - - - - - -

2 Công ty TNHH Trung Nguyên 1.434 2.460 1.461 2.334 940 1.930

3 Công ty CP XNK chè Đại Từ - - - - - -

4 Công ty chế biến Nông sản Thái

Nguyên 440 465 545 719 319 293 5 Công ty CP chè Hà Thái 287 544 543 779 109 226 6 Công ty TNHH XNK Bắc Kinh Đô 56 74 113 177 712 1.433 7 Công ty CP chè Hà Nội 290 511 249 411 293 475 8 Công ty CP XNK chè Tín Đạt 199 153 50 33 - - 9 Công ty TNHH chè Hà Tuyên - - - - - -

10 Công ty CP Quang Lan - - 405 517 372 487

11 Doanh nghiệp chè YJIN 1.527 1.483 1.622 1.476 1.668 1.566

12 Công ty XNK Thái Nguyên - - 577 463 - -

13 Trà Phú Lương

14 Công ty CP chè Quân Chu - - 222 154 - -

15 Công ty chè Bắc Sông Cầu - - 185 154 321 423

16 Nhà máy chè Đại Từ - - - - 606 1.241

17 Công ty Chè Hà Tuyên - - - - 1.411 1.576

Trong đó:

* Mặt hàng chè xanh 3.680 5.197 3.826 5.834

* Mặt hàng chè đen 1.374 1.662 2.093 3.359 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Niên giámthống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2010) - Xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu chè búp tươi:

Vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất chè xanh, chè xanh cao cấp gồm các giống: Trung du, LDP1, TRI 777, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Bát tiên, Keo Am

tích, phân bố chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hoá, Phổ Yên, chiếm tỷ lê 80 - 85% nguyên liệu chè chè búp tươị

Vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất chè đen gồm các giống: Trung du, LDP2, TRI 777, chủ yếu phân bố ở các huyện Định Hoá, một phần ở huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, chiếm tỷ lệ 10 - 15% lượng nguyên liệu chè búp tươị

- Một số tiến bộ khoa học công nghệ ứng dụng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm chè Thái Nguyên: Tập trung vào việc chuyển đổi giống mới, biện pháp canh tác hữu cơ, sử dụng phân bón cân đối, hiệu quả; tưới tiết kiệm; áp dụng quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM).

- Sản xuất chè an toàn ở tỉnh Thái Nguyên: Hiện nay tỉnh Thái Nguyên đang triển khai quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn trên địa bàn toàn tỉnh làm cơ sở cho việc thu hút đầu tư sản xuất chè hàng hóa chất lượng, giá trị cao; xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu chè an toàn theo hướng hữu cơ, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, hóa chất trừ sâu; áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GAP, từ khâu sản xuất đến khâu chế biến thành phẩm cuối cùng gắn quy trình sản xuất với việc ược chứng nhận bởi các tổ chức chứng nhận trong nước và quốc tế (VietGAP, GlobalGAP, Uzt Certified…).

Chương trình chuyển đổi giống mới và ứng dụng các biện pháp canh tác tiên tiến sản xuất chè theo hướng an toàn, đã nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị chè Thái Nguyên. Năm 2005, giá trị sản xuất bình quân đạt 36,5 triệu đồng/ha đối với chè búp khô; năm 2010 là 68 triệu đồng/ha, có nơi đạt 90 - 100 triệu đồng/ha (ở thành phố Thái Nguyên).

Chế biến

Chế biến chè ở Thái Nguyên theo 2 phương thức chủ yếu:

- Chủ yếu là chế biến theo phương pháp thủ công, truyền thống theo quy mô hộ. Sản xuất chế biến chè từ lâu đã gắn liền với đời sống xã hội và bản sắc văn hoá các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Phương pháp chế biến này chiếm khoảng trên 80% sản phẩm chè Thái Nguyên. Chế biến chè theo phương pháp truyền thống hiện đang mang lại giá trị, hiệu quả kinh tế rất caọ

- Chế biến chè theo dây truyền công nghiệp: đối với sản phẩm chè đen theo công nghệ CTC và OTD; đối với các sản phẩm chè xanh.

Tiêu thụ

Thái Nhuyên là một tỉnh có truyền thống sản xuất chè, chè Thái Nguyên đã được nhiều địa phương trong cả nước biết đến. Thị trường chè khá rộng sản phẩm chè Thái Nguyên không chỉ tham gia vào thị trường chè xuất khẩu của cả nước mà thị trường nước ngào cũng rất rộng.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu sang các nước Trung Quốc, Anh, Pakistan, Liên bang Nga, Đài Loan...

Hiện tại, sản phẩm chè của Thái Nguyên cả nội đianj và xuất khẩu không chủ động được thị trường : Giá bán thấp, chưa mang lại hiệu quả cao tương xứng với chè Thái nguyên, quản lý thương hiệu chè Thái Nguyên chưa được áp dụng nghiêm ngặt và thực sự chưa được quan tâm đúng mức. Hợp tác giữa các doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước , Hiệp hội chè chưa thực sự gắn bó hỗ trợ lẫn nhaụ Từ cung câp thông tin, đề xuất, kiến nghị, tuyên truyền quảng bá, v.v...

Bao bì, mẫu mã, sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, hợp thị hiếu, sản phẩm sạch, v.v....đã được đề cập nhiều song chưa có những giải pháp ứng dụng mang tính đột phá

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cu

Là những hộ trồng chè và sản xuất chè tại xã Sơn Phú - huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên

Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất, thị trường tiêu thụ chè của xã Sơn Phú

2.1.2. Phm vi nghiên cu

- Phạm vi về không gian : xã Sơn Phú, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi về thời gian : Từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2014

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Nghiên cu điu kin t nhiên, kinh tế - xã hi ca xã Sơn Phú - huyn Định Hóa - tnh Thái Nguyên huyn Định Hóa - tnh Thái Nguyên

2.2.2. Nghiên cu thc trng tình hình sn xut chè ti xã Sơn Phú - huyn Định Hóa - tnh Thái Nguyên huyn Định Hóa - tnh Thái Nguyên

2.2.3. Nghiên cu tình hình tiêu th và th trường tiêu th chè trên địa bàn xã và kh năng phát trin trng chè

2.2.4. Đề xut gii pháp thúc đẩy sn xut và tiêu th chè và phát trin trng chè ti địa phương

2.3. Các phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp chn mu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ vào nội dung đề tài và đối tượng điều tra tiến hành chọn mẫu như sau: - Trong địa bàn nghiên cứu chọn 03 thôn có diện tích và sản lượng sản xuất chè lớn nhất, mỗi thôn chọn ngẫu nhiên 20 hộ nông dân đại đại diện cho các xóm để tiến hành phỏng vấn theo phiếu điều trạ Tổng số hộđiều tra là 60 hộ (n = 60 hộ)

2.3.2. Phương pháp thu thp s liu

* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

+ Phỏng vấn chính thức: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung nghiên cứu để lập phiếu điều tra, chọn mẫu điều trạ Đối tượng phỏng vấn ở đây là các hộ dân trồng chè trong xã Sơn Phú

* Chọn mẫu điều tra

Áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên (chọn hộ) tiến hành lựa chọn các vùng. Từ 3 thôn trồng chè nhiều trong xã, mỗi thôn chọn lấy 20 hộ để điều tra và suy rộng trong cả thôn.

* Nội dung phiếu điều tra

Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như: nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hoá của các chủ hộ; các nguồn lực của nông hộ như ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn; tình hình sản xuất chè; chi phí sản xuất chè; thu nhập của người sản xuất chè; tình hình thu, chi phục vụ sản xuất, đời sống của người sản xuất chè; các thông tin khác có liên quan đến toàn bộ hoạt động sản xuất, đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần, các kiến nghị và nhu cầu của hộ sản xuất chè… Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để họ hiểu và trả lời chính xác và đầy đủ.

- Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt với hộ nông dân, đàm thoại với họ thông qua một loạt các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng linh hoạt và thành thạo các câu hỏi: Aỉ Cái gì? Ở đâủ Khi nàỏ Tại saỏ Như thế nào và bao nhiêủ… Phỏng vấn số hộ đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp.

* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Là thu thập số liệu thông qua các văn bản báo cáo hàng năm của UBND xã, báo cáo tổng kết của các cán bộ khuyến nông xã, các tạp chí sách báo các nghịđịnh, các đề tài nghiên cứu trước có cùng vấn đề, tài liệu khoa học...

Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan thống kê cơ sở, các tạp chí, đã được công bố, các tài liệu do các cơ quan của huyện Định Hóa, của UBND xã, các tổ chức, dự án chương trình đã có các hoạt động sản xuất chè trong phạm vi của xã. …

2.3.3. Phương pháp x lý s liu

Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, chúng tôi tiến hành tổng hợp và phân tích:

- Phương pháp thống kê: Là phương pháp tổng hợp các số liệu liên quan đến nội dung của đề tài thu được để tiến hành phân tích so sánh nhằm làm rõ các

vấn đề nghiên cứụ Qua các số liệu thống kê ta có thể thấy được tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu và rút ra được những nhận xét, kết luận chính xác;

- Phương pháp so sánh: Để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn, cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung phát triển sản xuất chè cần nghiên cứụ

- Phương pháp tính toán thông thường và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel để xử lý số liệu thu thập được.

Trong quá trình nghiên cứu các phương pháp được sử dụng một cách tổng hợp để phát huy hết lợi thế của các phương pháp.

2.4. H thng ch tiêu nghiên cu ca đề tài

* Những chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng của quá trình sản xuất chè

+ Chỉ tiêu diện tích trồng chè:

Để xác định được tiềm năng phát triển sản xuất chè ở địa phương trước hết phải xác định được chỉ tiêu về diện tích chè (bao gồm tổng diện tích, diện tích kinh doanh, diện tích trồng mới). Từ đó biết được thực tế diện tích hiện có và diện tích còn khả năng mở rộng sản xuất.

+ Chỉ tiêu về năng suất:

Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu, bởi muốn đánh giá được thực trạng sản xuất của một địa phương hay một cơ sở sản xuất kinh doanh thì người ta xem xét đến năng suất cây trồng. Như vậy, tìm hiểu được năng suất thực tế của cây chè ở địa phương, thông qua đó có biện pháp đầu tư thích hợp tăng năng suất.

+ Chỉ tiêu về sản lượng: Sản lượng luôn là chỉ tiêu để xem xét, nó có vai trò khá quan trọng trong việc phản ánh về mặt lượng của quá trình phát triển sản xuất chè.

* Những chỉ tiêu đánh giá về kết quả và hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất chè

+ Giá trị sản xuất (GO): Được xác định là giá trị bằng tiền của toàn bộ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất và tiêu thụ chè tại xã Sơn Phú - huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 36)