- Phạm vi về thời gian : Từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2014
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Sơn Phú - huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên
2.2.2. Nghiên cứu thực trạng tình hình sản xuất chè tại xã Sơn Phú - huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên
2.2.3. Nghiên cứu tình hình tiêu thụ và thị trường tiêu thụ chè trên địa bàn xã và khả năng phát triển trồng chè
2.2.4. Đề xuất giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè và phát triển trồng chè tại địa phương
2.3. Các phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp chọn mẫu
Căn cứ vào nội dung đề tài và đối tượng điều tra tiến hành chọn mẫu như sau: - Trong địa bàn nghiên cứu chọn 03 thôn có diện tích và sản lượng sản xuất chè lớn nhất, mỗi thôn chọn ngẫu nhiên 20 hộ nông dân đại đại diện cho các xóm để tiến hành phỏng vấn theo phiếu điều trạ Tổng số hộđiều tra là 60 hộ (n = 60 hộ)
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
+ Phỏng vấn chính thức: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung nghiên cứu để lập phiếu điều tra, chọn mẫu điều trạ Đối tượng phỏng vấn ở đây là các hộ dân trồng chè trong xã Sơn Phú
* Chọn mẫu điều tra
Áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên (chọn hộ) tiến hành lựa chọn các vùng. Từ 3 thôn trồng chè nhiều trong xã, mỗi thôn chọn lấy 20 hộ để điều tra và suy rộng trong cả thôn.
* Nội dung phiếu điều tra
Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như: nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hoá của các chủ hộ; các nguồn lực của nông hộ như ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn; tình hình sản xuất chè; chi phí sản xuất chè; thu nhập của người sản xuất chè; tình hình thu, chi phục vụ sản xuất, đời sống của người sản xuất chè; các thông tin khác có liên quan đến toàn bộ hoạt động sản xuất, đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần, các kiến nghị và nhu cầu của hộ sản xuất chè… Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để họ hiểu và trả lời chính xác và đầy đủ.
- Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt với hộ nông dân, đàm thoại với họ thông qua một loạt các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng linh hoạt và thành thạo các câu hỏi: Aỉ Cái gì? Ở đâủ Khi nàỏ Tại saỏ Như thế nào và bao nhiêủ… Phỏng vấn số hộ đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp.
* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Là thu thập số liệu thông qua các văn bản báo cáo hàng năm của UBND xã, báo cáo tổng kết của các cán bộ khuyến nông xã, các tạp chí sách báo các nghịđịnh, các đề tài nghiên cứu trước có cùng vấn đề, tài liệu khoa học...
Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan thống kê cơ sở, các tạp chí, đã được công bố, các tài liệu do các cơ quan của huyện Định Hóa, của UBND xã, các tổ chức, dự án chương trình đã có các hoạt động sản xuất chè trong phạm vi của xã. …
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, chúng tôi tiến hành tổng hợp và phân tích:
- Phương pháp thống kê: Là phương pháp tổng hợp các số liệu liên quan đến nội dung của đề tài thu được để tiến hành phân tích so sánh nhằm làm rõ các
vấn đề nghiên cứụ Qua các số liệu thống kê ta có thể thấy được tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu và rút ra được những nhận xét, kết luận chính xác;
- Phương pháp so sánh: Để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn, cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung phát triển sản xuất chè cần nghiên cứụ
- Phương pháp tính toán thông thường và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel để xử lý số liệu thu thập được.
Trong quá trình nghiên cứu các phương pháp được sử dụng một cách tổng hợp để phát huy hết lợi thế của các phương pháp.