Các giải pháp đổi mới và hoàn thiện chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề thuế trong hoạt động khoa học và công nghệ (Trang 138)

TRONG THỜI GIAN TỚ

3.4 Các giải pháp đổi mới và hoàn thiện chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào Việt Nam

Luận án đã đưa ra các khuyến nghị như ở mục 3.2 và mục 3.3 về đổi mới nội dung của chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong mục 3.4, tác giả luận án đưa ra các giải pháp chủ yếu nhất, có tính chất đột phá và cấp bách nhằm hoàn thiện cơ bản chính sách thu hút công nghệ nước ngoài trong thời gian tới, bao gồm:

3.4.1 Giải pháp hoàn thiện các văn bản pháp luật

Luật Chuyển giao công nghệ có hiệu lực từ 1/7/2007 có nhiều điểm mới, tiến bộ so với các văn bản pháp luật về chuyển giao công nghệ trước đó. Tuy nhiên, qua thực tế triển khai thực hiện đã bộc lộ một số bất cập, do đó cần điều chỉnh và cụ thể hóa một số quy định sau đây:

Thứ nhất, cần điều chỉnh quy định bắt buộc đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ đối với công nghệ chuyển giao theo các dự án FDI và từ nước ngoài vào Việt Nam để đảm bảo việc kiểm tra, quản lý Nhà nước, tránh chuyển giao công nghệ trùng lặp gây lãng phí. Hiện nay, luật chỉ quy định cho phép doanh nghiệp hoặc cá nhân tự nguyện đăng ký để được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, đối với chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nhận công nghệ từ công ty mẹ, cần quy định mức phí thanh toán tối đa, vì đây thực chất là chuyển dịch công nghệ (như đã nói trong chương 1). Vì quy định hiện hành của Luật Chuyển giao công nghệ cho phép các Bên có thể thỏa thuận

mức phí thanh toán cho hoạt động chuyển giao công nghệ, đối với loại hình doanh nghiệp loại này sẽ bị phía nước ngoài lợi dụng, nâng khống mức phí và có thể thực hiện hoạt động chuyển giá thông qua hoạt động CGCN. Như vậy, mục tiêu chính sách thu hút nguồn vốn FDI nói chung và công nghệ nước ngoài vào Việt Nam để tăng trưởng sẽ không thực hiện được.

Thứ ba, cần sớm cụ thể hóa các danh mục công nghệ để có thể quản lý và thúc đẩy, khuyến khích chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam. Thực tế trong thời gian qua kể từ khi Việt Nam ban hành Luật chuyển giao công nghệ, chưa có một hợp đồng chuyển giao công nghệ nào thuộc danh mục hạn chế chuyển giao được cấp giấy phép chuyển giao công nghệ vào lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, chính sách thu hút công nghệ nước ngoài của ta không phù hợp và không đi vào cuộc sống.

Thứ tư, đối với chuyển giao công nghệ thông qua các dự án FDI: Việt Nam đã qua giai đoạn thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án sử dụng nhiều lao động, khai thác nhiều tài nguyên thiên nhiên. Hay nói cách khác chúng ta đã qua thời kỳ phải thu hút nguồn vốn FDI bằng mọi cách nên hiện nay phải lấy tiêu chí thu hút, chuyển giao công nghệ tiên tiến là tiêu chí quan trọng nhất để thu hút FDI. Như vậy, phải quy định về hồ sơ dự án bao gồm đầy đủ các nội dung về công nghệ của dự án đầu tư, như: phân tích về các giải pháp công nghệ, quy trình công nghệ, nguồn công nghệ, máy móc thiết bị và công nghệ xử lý chất thải…vv để tránh bị phía nước ngoài đưa các dự án có công nghệ lạc hậu mà họ đang muốn thay thế và đẩy sang Việt Nam.

3.4.2 Giải pháp đổi mới và hoàn thiện chính sách quản lý nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao đến năm 2020.

- Đổi mới cơ chế quản lý nhập khẩu công nghệ: tiếp tục thực hiện đổi mới công tác quản lý và tổ chức nhập khẩu công nghệ theo hướng phân công, phân cấp từ trung ương tới địa phương; quy định quyền hạn và trách nhiệm của Bên chuyển giao cũng như Bên tiếp nhận công nghệ, không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp và các thành phần kinh tế, đề cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ quan chủ quản và chủ đầu tư trong việc nhập khẩu công nghệ từ việc lựa

chọn đến việc ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ; thực hiện chính sách khuyến khích đồng bộ các dòng chuyển giao công nghệ vào lãnh thổ Việt Nam với mục tiêu là tiếp thu được công nghệ mới, công nghệ nguồn, công nghệ cao; kiên quyết loại bỏ tiếp nhận công nghệ lạc hậu, thải loại của các nước, từng bước hạn chế công nghệ xử dụng nhiều lao động và tài nguyên thiên nhiên.

- Đổi mới quy chế giám định công nghệ nhập khẩu: công tác thẩm định công nghệ phải đảm bảo được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các chủ đầu tư và sự giám sát quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nước; nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác thẩm định công nghệ theo hướng đơn giản hóa thủ tục, tinh giản số cơ quan tham gia xét duyệt. Cụ thể hóa hơn và minh bạch hóa nữa bộ tiêu chuẩn và danh mục các loại công nghệ đã ban hành, đặc biệt các tiêu chuẩn về môi trường và an toàn lao động. Trong 10 bước nhập khẩu công nghệ hiện nay, Hội đồng thẩm định tập trung xem xét về quy hoạch xây dựng, phương án kiến trúc, phương án công nghệ và bảo vệ môi trường.

3.4.3 Giải pháp đổi mới và hoàn thiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao, cụ thể:

- Chính sách tài chính, tín dụng: tiếp tục tập trung các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước để phát triển các hướng ưu tiên công nghệ quốc gia, đồng thời có chính sách khuyến khích huy động mọi nguồn tài chính cho các hoạt động chuyển giao và nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ tiên tiến và công nghệ cao. Tiếp tục hoàn thiện và cải tiến cơ chế cho vay của các ngân hàng và tổ chức kinh doanh tiền tệ; cần quản lý chặt chẽ hệ thống tài chính, xác lập mối quan hệ chặt chẽ giữa bên cho vay và bên vay trên cơ sở thẩm định, đánh giá đúng các dự án mà các doanh nghiệp đầu tư cho việc nhập khẩu và đổi mới công nghệ.

- Chính sách thuế: nhằm thu hút ngày càng nhiều công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao vào Việt Nam, một trong những vấn đề cần đề cập tới là chính sách thuế đối với công nghệ được nhập khẩu và chuyển giao vào lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể: có chính sách đặc biệt ưu đãi cho các tập đoàn TNCs đầu tư tại Việt Nam trong việc đầu tư công nghệ mới, công nghệ tiên tiến và công nghệ cao (miễn giảm thuế nhập khẩu, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian ít nhất

5 năm khi xử dụng công nghệ đó…); đối với các doanh nghiệp khác cũng sẽ được hưởng thuế ưu đãi khi nhập khẩu và sử dụng công nghệ mới, công nghệ cao.

3.4.4 Giải pháp đổi mới và hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận và làm chủ công nghệ mới, công nghệ cao, bao gồm:

- Hướng dẫn và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp trong việc tiếp nhận công nghệ mới, công nghệ cao; kiện toàn và nâng cao năng lực của Trung tâm Thông tin công nghệ quốc gia và tổ chức tốt hệ thống thông tin quốc gia nhằm phục vụ hiệu quả cho hoạt động nhập khẩu công nghệ nước ngoài.

- Chính sách đào tạo cán bộ: thực hiện triệt để quy hoạch đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có đủ tầm tiếp nhận và làm chủ công nghệ mới, công nghệ tiên tiến và công nghệ cao; phải có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho những đóng góp của người lao động có kỹ thuật cao, phải ngăn chặn ngay tình trạng chảy máu của quốc gia.

3.4.5 Xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện thành công chiến lược phát triển công nghệ quốc gia

Phải khắc phục ngay tình trạng “đánh trống bỏ dùi” và đầu tư dàn trải, lãng phí, không hiệu quả trong những năm qua khi xây dựng và thực hiện Chiến lược phát triển công nghệ quốc gia. Trong thời gian từ nay tới năm 2015 và chậm nhất tới năm 2020 phải tập trung các nguồn lực để thực hiện thành công các chương trình trọng điểm sau:

9. Công nghệ Thông tin; 10. Công nghệ sinh học; 11. Công nghệ vật liệu mới; 12. Công nghệ tự động hóa; 13. Công nghệ chế biến.

KẾT LUẬN

1. Đổi mới và phát triển công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ quốc gia và năng lực công nghệ của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu của Cạnh tranh và Hội nhập đang là vấn đề đặc biệt cấp thiết, có ảnh hưởng quyết định đến sự hưng thịnh, sự phát triển bền vững của đất nước trong những thập kỷ tới.

Các chiến lược, kế hoạch trung và dài hạn phát triển kinh tế - xã hội phải được hình thành trên cơ sở công nghệ. Một môi trường pháp lý và thể chế phải được tạo lập nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho đổi mới và phát triển công nghệ. Những điều trên đã được khẳng định tại các Nghị quyết, văn bản của Đảng và Nhà nước. Những điều trên cũng khẳng định tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu và là mục tiêu đóng góp của luận án này.

2. Trong khuôn khổ của luận án, về mặt lý luận, tác giả đã đi sâu phân tích bản chất, làm rõ và xác định và hoàn chỉnh các khái niệm: Công nghệ, chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ, quản lý công nghệ và các vấn đề liên quan đến các khái niệm này. Đây là những khái niệm cơ bản làm cơ sở cho công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách và tổ chức thực tiễn liên quan đến phát triển công nghệ 3. Tác giả đã nghiên cứu và tổng kết các hoạt động liên quan đến chuyển giao công nghệ trong nước trong thời gian qua. Những thành tựu và những khiếm khuyết trong hệ thống các văn bản pháp quy, trong tổ chức quản lý, trong việc triển khai thực hiện ở tất cả các khâu đã được phân tích, đánh giá và rút ra các bài học cần thiết .

4. Các kinh nghiệm về chuyển giao công nghệ và đổi mới công nghệ của Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản trong các giai đoạn có điều kiện phát triển tương tự như Việt Nam cũng đã được phân tích, nghiên cứu và tổng kết thành những bài học tham khảo hữu ích.

5. Từ những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất một hệ thống các biện pháp mang tính chiến lược và khả thi nhằm hoàn thiện khung khổ pháp lý và thể chế để đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ, đổi mới và phát triển công nghệ của đất nước trong những năm tới.

6. Với cách tiếp cận nêu trên và với những số liệu chứng minh, những luận cứ thích hợp, luận án đã có những đóng góp về mặt khoa học và thực sự hữu ích cho những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, cho các nhà hoạch định chính sách và cho các tổ chức cá nhân, các doanh nghiệp quan tâm đến công nghệ và phát triển công nghệ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề thuế trong hoạt động khoa học và công nghệ (Trang 138)

w