Thực trạng thu hút CGCN nước ngoàivào Việt Nam qua kênh đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề thuế trong hoạt động khoa học và công nghệ (Trang 85)

(Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ, 2010)

2.2.1. Thực trạng thu hút CGCN nước ngoàivào Việt Nam qua kênh đầu tư trực tiếp nước ngoà

tiếp nước ngoài

2.2.1.1. Khái quát về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đến nay

Hoạt động chuyển giao công nghệ chủ yếu được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Đây là một kênh thu hút công nghệ chủ yếu của Việt Nam từ trước đến nay và trong tương lai kênh chuyển giao công nghệ qua đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn giữ một vị trí quan trọng. Vì vậy, ta nên xem xét tổng quát tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, trên cơ sở đó, xem xét đánh giá hoạt động chuyển giao công nghệ trong đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Với 11.807 dự án đầu tư nước ngoài đang hoạt động với tổng vốn đăng ký đạt trên 188 tỷ USD và số vốn đã thực hiện là trên 61 tỷ USD. Đây là một con số đáng ghi nhận nếu so sánh với các giai đoạn trước đây: Năm 1994 ta mới vượt ngưỡng 10 tỷ USD, năm 1997 vượt ngưỡng 30 tỷ USD và năm 2003 mới vượt ngưỡng 40 tỷ USD.

Đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 67,4% số dự án và 60,08% tổng vốn đăng ký. Hiện nay, số vốn thực hiện của hai lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đạt khoảng 18 tỷ USD. Các dự án đầu tư tập trung chủ yếu vào các ngành như dầu khí, điện, cơ khí, thép, ô tô, thiết bị điện, điện tử, dệt may, da giày, rượu - bia- nước giải khát, nhựa, giầy. Riêng ngành dầu khí đã thu hút gần 7 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Lĩnh vực này cũng thu hút tới trên 70% lao động và tạo ra trên 90% giá trị xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài. Lĩnh vực dịch vụ chiếm 19,7% số dự án và 31,9% vốn thực hiện và lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 13% số dự án và 7,3% vốn thực hiện.

Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn tăng dần qua các năm và hiện chiếm tới 35,6% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Bảng 2.11: Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến tháng 7/2010 TT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 CN chế biến,chế tạo 7.101 93.244.819.837 31.221.590.054 2 KD bất động sản 336 42.235.703.840 10.588.650.248 3 Dv lưu trú và ăn uống 283 15.881.794.099 3.030.436.986 4 Xây dựng 628 10.393.741.666 3.541.078.654 5 Thông tin và truyền thông 626 4.728.797.215 2.931.743.843

6

SX, pp điện, khí, nước,

đ.hòa 64 4.089.741.811 1.114.506.841

7 Nghệ thuật và giải trí 119 3.458.001.178 1.013.210.799 8 Nông, lâm nghiệp; thủy sản 492 3.104.689.821 1.506.399.045 9 Khai khoáng 69 3.084.765.083 2.391.243.692 10 Vận tải kho bãi 294 2.683.178.465 911.252.526 11 Bán buôn, bán lẻ; s.chữa 411 1.367.220.018 629.477.972

12

Tài chính, ngân hàng, bảo

hiểm 74 1.341.475.673 1.191.710.673

13 Y tế và trợ giúp XH 70 908.926.437 229.596.506 14 HĐ chuyên môn, KHCN 891 672.672.965 325.737.913 15 Dịch vụ khác 98 637.744.948 146.729.092 16 Giáo dục và đào tạo 131 274.108.165 112.943.850

17 Hành chính và dịch vụ hỗ trợ 97 183.118.048 94.843.638 18 Cấp nước;xử lý chất thải 23 68.623.000 39.408.000 Tổng số 11.80 7 188.359.122.26 9 61.020.560.332

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2010)

Nhìn vào số liệu tại bảng 2.11có thể thấy các dự án trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn giữ số lượng lớn, chiếm tới 60% tổng số dự án FDI tại

Việt Nam, tuy nhiên công nghệ chuyển giao trong lĩnh vực này vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với số lượng và quy mô đầu tư.

Bảng 2.12: Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến tháng 7/2010 phân theo hình thức đầu tư

TT Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 100% vốn nước ngoài 9.225 117.809.079.423 37.410.447.920 2 Liên doanh 2.159 57.058.569.282 16.683.058.440 3 Hợp đồng hợp tác KD 223 5.044.069.145 4.562.306.804 4 Công ty cổ phần 188 4.757.481.979 1.378.693.299 5 Hợp đồng BOT,BT,BTO 11 3.591.914.440 903.095.869 6 Công ty mẹ con 1 98.008.000 82.958.000 Tổng số 11.807 188.359.122.269 61.020.560.332

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2010)

Tuy vẫn còn những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau khi nhận định về tác động của đầu tư nước ngoài đối với công nghiệp hoá hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, nhưng trên bình diện tổng thể có thể khẳng định rằng: Với điều kiện hiện nay, thì đầu tư nước ngoài có vai trò như lực khởi động và như một trong những yếu tố đảm bảo cho cả quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trong thời gian 10 năm nữa thì đầu tư nước ngoài vẫn là kênh thu hút vốn, công nghệ quan trọng phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, đã hơn 20 năm thực hiện chính sách mở cửa, hiện nay Việt Nam không thể duy trì chính sách thu hút đầu tư bằng mọi giá như trước đây, đã đến giai đoạn thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, có chiến lược rõ ràng. Vậy tiêu chí đầu tư như thế nào, quản lý đối với từng loại hình ra sao cần được nhà nước nghiên cứu kỹ. Qua số liệu trên có thể thấy hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài đang chiếm đa số trong các hình thức đầu tư. Điều này sẽ gây bất lợi cho việc quản lý chuyển giao công nghệ nếu chính sách vẫn duy trì tiếp tục độ thoáng như hiện nay đối với hình thức này.

2.2.1.2. Thực trạng chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam đến nay

Văn bản pháp quy đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam chính thức đề cập và điều chỉnh hoạt động CGCN là Pháp lệnh Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài

vào Việt Nam do Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, ngày 10 tháng 12 năm 1988. Tiếp đó, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 49-HĐBT ngày 15 tháng 03 năm 1991 hướng dẫn thi hành Pháp lậnh chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, Thông tư số 28/TT-QLKH do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành ngày 22 tháng 01 năm 1994 hướng dẫn thi hành Nghị định số 49-HĐBT.

Sau đó Chính phủ ban hành Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 1998 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành Thông tư số 1254/1999/TT-BKHCNMT ngày 30 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn thi hành Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 1998.

Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 1998 được thay thế bằng Nghị định số 11/2005/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2005 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ (sửa đổi) và Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 30/2005/TT-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn thi hành Nghị định số 11/2005/NĐ-CP.

Năm 2006 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Chuyển giao công nghệ và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 133/2008/NĐ- CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.

Từ năm 1993 đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xem xét, phê duyệt 295 Hợp đồng Chuyển giao công nghệ và cấp Giấy xác nhận đăng ký cho 460 Hợp chuyển giao công nghệ.

Trong số hơn 750 Hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được phê duyệt/ đăng ký tại Bộ Khoa học và Công nghệ chủ yếu là Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc các Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Các Hợp đồng chuyển giao công nghệ tập trung vào các lĩnh vực :

• Lắp ráp, sản xuất ôtô, xe máy: Trong ngành sản xuất, lắp ráp ôtô có những Tập đoàn lớn đã đầu tư vào Việt Nam và có chuyển giao công nghệ như: Toyota Motor Corp. (Nhật Bản), Ford Motor Company (Hoa

Kỳ), Mercedes-Benz (Đức), Mitsubishi Motor Corp. (Nhật Bản), Daihatsu Motor (Nhật Bản), Hyundai Corp. (Hàn Quốc), Isuzu Motor (Nhật Bản),… Toyota được đánh giá là một trong những Tập đoàn đầu tư sớm và thành công nhất tại Việt Nam trong ngành sản xuất, lắp ráp ôtô. Tổng vốn đầu tư tại Việt Nam của Toyota Motor Corp. là 49.140.000 USD, Công ty Toyota Việt Nam nhận chuyển giao từ Công ty mẹ và từ các Công ty con của Tập đoàn tại Thái Lan để sản xuất, lắp ráp 08 mẫu xe thông dụng với tỷ lệ nội địa hoá từ 16, 81% đối với mẫu xe Fortuner đến 36,76% đối với mẫu xe Innova J.

• Hoá chất: Đã tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón DOP, DAP, hạt nhựa PVC và các loại sơn dân dụng và công nghiệp, trong đó có các Tập đoàn lớn như: LG Chemical Ltd (Hàn Quốc), Central Glass Ltd (Nhật Bản), Mitsui Toatsu Chemical Inc (Nhật Bản), Imperial Chemical Industries PLC (Anh Quốc), Chugoku Marine Paint (Nhật Bản).

• Điện, điện tử, viễn thông: Những tập đoàn như Alcatel, Corning Inter Corp. , Siemen, Nec, Fujitsu, Fujikura Ltd., đã đầu tư và chuyển giao công nghệ sản xuất thiết bị viễn thông, cáp quang, … Trong lĩnh vực điện, điện tử, các Tập đoàn lớn của Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam như Intel, Sanyo Corp, Matsushita, Toshiba, …để sản xuất sản phẩm máy tính, thiết bị văn phòng và các sản phẩm điện tử gia dụng. Với tổng vốn đầu tư 24.000.000 USD, Sanyo Ha Asean đầu tư vào Việt Nam để sản xuất từ 2005 đến 2008, đã nhận chuyển giao công nghệ cải tiến sản xuất 64 loại sản phẩm với tỷ lệ nội địa hoá lên đến 70%.

• Công nghiệp thực phẩm: Chuyển giao trong lĩnh vực này chủ yếu tập trung vào các ngành sản xuất bia, nước giải khát (Carlsberg International A/S, Heineken Supply Chain B.V, Societé des Product Nestle SA); sản xuất bột ngọt, đường (Ajinimoto Co., Inc, Cty Orsan, Tập đoàn Bourbon);

Thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ trong các Dự án đầu tư nước ngoài, trình độ công nghệ sản xuất trong nước đã được nâng cao một cách rõ rệt so

với thời kỳ trước đây. Một số ngành đã tiếp thu được công nghệ tiên tiến với trình độ hiện đại của thế giới như Bưu chính – Viễn thông, Dầu khí, Xây dựng, Cầu đương,... các trang thiết bị trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được đổi mới hoặc nâng cấp, có trình độ cơ khí hóa, tự động hóa cao như lắp ráp các bản mạch điện tử, lắp ráp tổng đài điện thoại kỹ thuật số, lắp ráp các sản phẩm điện tử gia dụng, lắp ráp ôtô, xe máy....

Đồng thời với việc chuyển giao công nghệ, hàng nghìn cán bộ quản lý của các doanh nghiệp đã được tiếp cận với phương thức quản lý mới –quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Hàng chục nghìn cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật được đưa đi học tập, tham quan, khảo sát tại các nhà máy, xí nghiệp ở nước ngoài và được thực hành trên các dây chuỳen sản xuất tiên tiến. Những kinh nghiệm, kỹ năng thu được chính là vốn quý giá để các cán bộ, công nhân Việt Nam có thể áp dụng, vận hành trong các nhà máy, xí nghiệp, công ty tại Việt Nam.Đây là một trong những mặt được của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua

Trong lĩnh vực công nghệ cao, mặc dù con số các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao còn hạn chế, chỉ mới trên 10 doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhân (theo Thông tư số 02/2001/TT- BKHCNMT ngày 15 tháng 2 năm 2001) và chủ yếu trong lĩnh vực điện tử như: Sản xuất, lắp ráp robot, các bộ phận của robot; Sản xuất bảng mạch in điện tử; Sản xuất các loại khuôn chính xác; Sản xuất các linh kiện quang điện tử, cáp quang điển tử, các van điều tiết; Nghiên cứu, phát triển và thiết kế vi mạch và các phần mềm chức năng,….. nhưng qua đây cũng cho thấy chủ trương của Nhà nước trong việc khuyến khích thu hút công nghệ cao nhằm phát triển những ngành mũi nhọn của Việt Nam.

Bảng 2.14: Số Hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được phê duyệt, đăng ký đến tháng 8 năm 2010

Năm Hợp đồng phê duyệt Hợp đồng đăng ký

1993 4 -

1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 4 11 24 20 34 24 46 28 30 22 36 18 07 - - - - - 05 06 03 12 49 43 52 85 83 67 34 19 Cộng 296 460

(Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ, năm 2010)

Qua số liệu trên ta có thể thấy rằng số lượng Hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được phê duyệt và đăng ký thời gian qua tại Bộ Khoa học và Công nghệ còn quá nhỏ bé và càng ngày càng có xu thế giảm so với số Dự án đầu tư được cấp giấy phép. Trong tổng số trên 10000 Dự án Đầu tư nước ngoài chỉ có gần 800 Hợp đồng chuyển giao công nghệ được phê duyệt, đăng ký (trong đó có một số Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc các Dự án đầu tư trong nước). Theo nhận xét của một số chuyên gia của Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định Công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, số Hợp đồng chuyển giao công nghệ thời gian qua còn quá ít là do một số nguyên nhân sau:

- Thời gian đầu khi ta mới ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, phần lớn các Dự án đầu tư trong giai đoạn này tập trung vào lĩnh vực dịch vụ như kinh doanh khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê… nên có rất ít Dự án có nội dung chuyển giao công nghệ.

- Hoạt động chuyển giao công nghệ còn rất mới với Việt Nam (chỉ được đặt vấn đề ban hành các quy định pháp luật về chuyển giao công nghệ sau khi có Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài). Nhiều nhà đầu tư nước ngoài lầm tưởng rằng với việc cấp giấy phép đầu tư, nội dung chuyển giao công nghệ của Dự án đã được Nhà nước Việt Nam chấp nhận (do thực hiện chính sách một cửa) như Dự án Công ty liên doanh Nhà máy bia Việt Nam sản xuất bia Tiger, Heineken,…thực ra chuyển giao công nghệ thuộc nội dung quản lý Nhà nước đã giao cho Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) và chỉ khi có sự chấp thuận của Cơ quan này thì Hợp đồng mới có giá trị pháp lý. - Các nhà đầu tư nước ngoài, do chưa có thông tin đầy đủ về quy định pháp luật

chuyển giao công nghệ của Việt Nam, nên thường né tránh việc lập Hợp đồng chuyển giao công nghệ và thường đưa chi phí chuyển giao công nghệ vào chi phí mua sắm máy móc, thiết bị cho Dự án. Tuy nhiên, khi các Dự án sản xuất công nghiệp có quy mô lớn vào Việt Nam, chi phí chuyển giao công nghệ đồng thời cũng khá cao so với chi phí của Dự án thì Chủ đầu tư không thể đưa chi phí này vào giá máy móc, thiết bị được mà phải lập thành một Hợp đồng riêng.

- Đồng thời, mục tiêu hàng đầu của Nhà đầu tư là thu được lợi nhuận, nên họ quan tâm trước tiên đến vấn đề đầu tư sản xuất và kinh doanh những sản phẩm nào để có thể thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận nhanh nhất, chỉ khi nào có sức ép lớn về khả năng cạnh tranh sản phẩm đòi hỏi phải có đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ thì họ mới quan tâm đến vấn đề chuyển giao công nghệ sản xuất của Dự án. Mà về mặt chiến lược thì thời kỳ này ta đang hướng chủ yếu vào “chiến lược thay thế nhập khẩu”, sản phẩm chỉ cần đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước là được, sức ép về tính cạnh tranh sản phẩm không lớn.

Bảng 2.15: Số Hợp đồng được phê duyệt theo lĩnh vực ngành kinh tế đến năm 2005

TT Ngành/lĩnh vực Số Hợp đồng Tỷ trọng(%)

1 Công nghiệp nhẹ 28 9,47

2 Công nghiệp nặng 98 33,2

3 Công nghiệp dầu khí 10 3,39

4 Công nghiệp thực phẩm 42 14,18

5 Hóa - Mỹ phẩm 31 10,48

6 Nông - Lâm nghiệp 09 3,01

7 Điện - Điện tử - BCVT 52 17,57

8 Xây dựng-VLXD 11 3,70

9 Dịch vụ 15 5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề thuế trong hoạt động khoa học và công nghệ (Trang 85)