Về công nghệ và thiết bị.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề thuế trong hoạt động khoa học và công nghệ (Trang 99)

Phần lớn công nghệ được nhập vào nước ta thông qua đầu tư nước ngoài là công nghệ tiên tiến (sẽ nói ở phần dưới đây) song ở thời gian đầu thực hiện đầu tư nước ngoài, một số công nghệ lạc hậu mà nhiều nước trên thế giới đã loại bỏ cũng được nhập vào nước ta, như công nghệ sản xuất các chất tẩy rửa có sử dụng chất tạo bọt bằng DBSA, thậm chí có cả dự án sản xuất DBSA, công nghệ sản xuất tấm lợp amiăng. Những dự án như vậy đã buộc phải chuyển đổi sản xuất hoặc chuyển đổi việc sử dụng nguyên liệu. Nhiều dây chuyền sản xuất còn sử dụng nhiều lao động thủ công, hoặc có trình độ cơ khí hoá thấp. Một số dự án không đáp ứng yêu cầu về mặt công nghệ và bảo vệ môi trường đã bị từ chối cấp giấy phép như các dự án xúc rửa tàu dầu, nhập rác phế thải để tái chế.

Công nghệ được nhập vào nước ta trong thời gian qua chủ yếu là công nghệ lắp ráp, nhất là trong lĩnh vực sản xuất cơ khí, điện tử. Nhiều dây chuyền sản xuất trong lĩnh vực này chỉ có các khâu gia công đơn giản, lắp ráp, hoàn thiện và bao gói sản phẩm, không có khâu tạo phôi và gia công chính xác, chế tạo linh kiện (như sản xuất ô tô, xe máy, phụ tùng, sản xuất các linh kiện điện tử...).

Phần lớn các thiết bị trong các dự án đầu tư nước ngoài thuộc loại trung bình hoặc trung bình tiên tiến trong khu vực, ít thiết bị hiện đại. Nhiều thiết bị trong các dây chuyền sản xuất là các máy đã qua sử dụng, một số là các máy đã được sử dụng trên hai thập kỷ (mặc dù đã được tân trang, cải tiến ít nhiều) đó là các dây chuyền sơn, mạ tôn lợp, dây chuyền sợi dệt, sản xuất thuốc lá...có dây chuyền là các thiết bị thanh lý để giải phóng mặt bằng cho việc trang bị mới nhà máy của Bên nước ngoài ở chính quốc (Công ty Pang Rim, 100% vốn nước ngoài của Hàn Quốc trong lĩnh vực dệt, may đặt tại Việt Trì). Một số thiết bị đã qua sử dụng sau vài năm vận hành đã phải loại bỏ hoàn toàn. Một số dự án đưa thiết bị đã qua sử dụng vào với các chi phí bảo dưỡng, sửa chữa quá lớn. Tuy nhiên, thời gian gần đây tình hình trên đã được cải thiện nhiều.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề thuế trong hoạt động khoa học và công nghệ (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w