CÔNG NGHỆ NƯỚC NGOÀIVÀO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 2.1 Thực trạng thị trường công nghệ Việt Nam trong những năm qua

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề thuế trong hoạt động khoa học và công nghệ (Trang 65)

2.1. Thực trạng thị trường công nghệ Việt Nam trong những năm qua

Một cách tổng quát, có thể nói, ở Việt Nam hiện nay chưa có thị trường công nghệ theo đúng nghĩa Tuy có tồn tại quan hệ mua bán (chuyển giao) công nghệ giữa các cá nhân với các tổ chức khoa học và c ông nghệ, với các đơn vị sản xuất; giữa các tổ chức khoa học và công nghệ với nhau và với doanh nghiệp, nhưng những hoạt động này còn mang tính cục bộ, phạm vi hẹp, tự phát, không hoạt động trên cơ sở luật pháp công khai, không có cơ quan quản lý thống nhất, không có cơ quan trung gian dịch vụ, môi giới liên kết giữa người mua và người bán.

Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, hiện nay ở Việt Nam chưa có thị trường công nghệ theo đúng nghĩa (được hiểu là thị trường hoạt động trên cơ sở pháp lý và được quản lý bằng pháp luật; có điều lệ quản lý thị trường và hệ thống pháp quy kèm theo nó; có hệ thống tổ chức quản lý và triển khai các hoạt động nghiệp vụ, có hệ thống cơ quan trung gian môi giới dịch vụ được ra đời và hoạt động theo pháp quy thống nhất). Thị trường công nghệ ở Việt Nam mới chỉ ở mức manh nha, tức là còn ở giai đoạn thấp, sơ khai của quá trình hình thành thị trường

công nghệ (Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, 2000). Hội nghị Trung ương 6 (khoá IX) đã nhận định: “Thị trường khoa học và công nghệ mới hình thành, còn rất sơ khai và còn thiếu nhiều điều kiện để phát triển; sản phẩm khoa học và công nghệ còn nghèo nàn; nhiều nơi còn nhập công nghệ lạc hậu. Sự phát triển khoa học và công nghệ vẫn chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ từ phía Nhà nước. Vai trò doanh nghiệp đối với phát triển khoa học và công nghệ còn mờ nhạt. Quản lý khoa học và công nghệ chậm được đổi mới, lúng túng trong chuyển sang cơ chế thị trường” (Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, 1996).

Hiện nay, đa số công nghệ sử dụng trong các ngành ở Việt Nam có xuất xứ từ việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất từ nước ngoài. Tri thức công nghệ được chuyển giao thông qua kênh này thường chỉ là các kỹ năng vận hành hệ thống sản xuất để làm ra những sản phẩm đã tương đối ổn định, đạt năng suất, chất lượng, chi phí ở mức hợp lý. Nguồn nhập thiết bị trong những năm gần đây chủ yếu là từ Nhật Bản, Đài Loan, Xingapore, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đức, chiếm gần 70% giá trị thiết bị nhập khẩu năm 2000 (Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 2002). Thiết bị chế tạo trong nước không đáng kể, thường chỉ ở quy mô nhỏ đến rất nhỏ, chiếm chưa tới 2% giá trị sản xuất công nghiệp (Tuấn Dũng, 2009). Chưa có nhiều doanh nghiệp trong nước cung cấp thiết bị - công nghệ được thị trường chấp nhận; số tổ chức khoa học và công nghệ tạo ra thiết bị - công nghệ còn ít.

Mua bán dịch vụ kỹ thuật hầu như mới chỉ xuất hiện trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng, lĩnh vực ngân hàng, tài chính, chứng khoán. Dịch vụ kỹ thuật trong các lĩnh vực khác, đặc biệt ở khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực nông nghiệp - nông thôn hầu như chưa phát triển. Số doanh nghiệp có khả năng và kinh nghiệm thuê dịch vụ kỹ thuật không nhiều. Chất lượng dịch vụ kỹ thuật trong nước còn nhiều hạn chế, biểu hiện ở sự xuống cấp nhanh chóng của nhiều hạng mục công trình, hay tình trạng kém hiệu quả của đầu tư công nghệ trong nhiều ngành. Dịch vụ nghiên cứu và phát triển theo đặt hàng của doanh nghiệp, của khu vực ngoài Nhà nước tuy đã xuất hiện, nhưng còn rất hạn chế.

Chuyển giao công nghệ, đặc biệt chuyển giao công nghệ gắn với sáng chế, giải pháp hữu ích còn ít. Số lượng các giao dịch mua bán công nghệ đi kèm với sáng chế/giải pháp hữu ích ở nước ta hiện nay không đáng kể. Nội dung chuyển giao công nghệ chủ yếu là truyền đạt kỹ năng vận hành hệ thống sản xuất, kỹ năng giám sát chất lượng, có thể có hoặc không kèm theo việc cung cấp tài liệu kỹ thuật, bộc lộ bí quyết. Công nghệ gắn với sáng chế/giải pháp hữu ích được chào bán tại các kỳ Techmart chiếm tỷ lệ rất thấp. Phần lớn kết quả nghiên cứu của các tổ chức khoa học và công nghệ không được đăng ký bảo hộ pa-tăng sáng chế/giải pháp hữu ích, số được cấp pa - tăng rất ít so với số lượng đăng ký, do chưa đạt đến mức hoàn chỉnh về kỹ thuật. Công nghệ được chuyển giao chủ yếu là theo chỉ định của Cơ quan quản lý Nhà nước, không mang tính thị trường. Chuyển giao công nghệ ra nước ngoài còn rất ít.

Cung trong thị trường công nghệ

Bên cung chủ yếu trong thị trường công nghệ ở Việt Nam là các tổ chức nghiên cứu và phát triển (R&D). Số liệu về các đơn vị tham gia Techmart Vietnam từ năm 2003 đến 2005 phần nào cho thấy thực trạng trên. Trong số 285 đơn vị trong nước tham gia Techmart Vietnam 2003 có hơn 100 đơn vị là từ các Viện, phân viện, trung tâm nghiên cứu (xem Bảng 2.1).

Bảng 2.1: Tình hình chào bán công nghệ, thiết bị ở một số Techmart

TT T Techmart Quy Số đơn vị tham gia Số công nghệ thiết bị chào bán Số Hợp đồng /ghi nhớ ký kết Tổng giá trị ghi nhớ, Hợp đồng (tỷ VNĐ)

1 Techmart Việt Nam 2003 (Hà Nội) Quốc gia 319 200 676 1.000 2 Techmart Hải Phòng - Hà Nội, 2004 (Tp Hải Phòng) Khu vực 122 600 200 31,5 3 Techmart Bắc Trung Bộ-BNghệ Khu vực 158 950 406 147

An 2005 (tp Vinh) 4 Techmart Việt Nam

2005 (tp HCM)

Quốc gia

475 2.200 1.037 1.600

5 Techmart Việt Nam 2007 Quốc gia x 2000 1000 700 6 Techmart Hà Nội 2008 Khu vực x 1200 100 500 7 Techmart Vietnam

Asean +3 (2009) Quốc gia x 3000 2000 1718

(Nguồn: Trung Tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc Gia)

Bảng 2.2: Số lượng các đơn vị tham gia một số Techmart

Loại hình đơn vị Techmart VN 2003 Techmart H.phong -Hanoi 2004

Đơn vị trong nước

trong đó: - Viện R-D, - Trường đại học - Doanh nghiệp 285 >100 50 >100 113 61 (bao gồm cả đại học) không tách riêng 52

Đơn vị nước ngoài 34 4

(Nguồn: Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia)

Từ năm 2007 đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các bộ, ngành và các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức được 2 kỳ Techmart quy mô quốc gia và quốc tế, 07 Techmart quy mô vùng, giới thiệu và chào bán 19.785 công nghệ và thiết bị. Qua Techmart, các đơn vị tham gia đã ký được 4089 biên bản ghi nhớ và hợp đồng mua bán công nghệ với tổng giá trị 3950,8 tỷ đồng.

Bên cung hàng hóa công nghệ còn bao gồm cả các trường đại học. Tuy nhiên, vai trò của các trường đại học như là một bên cung trong thị trường công nghệ ở Việt Nam còn rất khiêm tốn.

Các doanh nghiệp cũng là một bên cung quan trọng trong thị trường công nghệ ở Việt Nam. Tuy nhiên, qua theo dõi các Techmart, doanh nghiệp chủ yếu tham gia giới thiệu chào bán thiết bị. Việc chào bán, chuyển giao công nghệ còn hạn chế.

Không chỉ các cơ quan công nghệ, các viện, trường đại học, các doanh nghiệp tham gia thị trường công nghệ mà còn có các tổ chức, cá nhân do sự say mê sáng tạo và do nhu cầu bức xúc của thực tế đã khiến họ tạo ra và chuyển giao các tiến bộ công nghệ và thiết bị kỹ thuật, tham gia vào thị trường công nghệ. Như trường hợp Ông Trần Văn Dũng ở An Giang đã cải tiến, chế tạo máy hút, đào bùn; Ông Nguyễn Phấn ở Đồng Nai chế tạo máy tách hạt, máy gieo hạt; công nghệ di dời nhà, công trình của Ông Cẩm Lũy, ...

Bảng 2.3:Số liệu thống kê của các kỳ Techmart khu vực và quốc gia

Số T T

Thời gian

Techmart Quy mô Số lượng CNTB, GPPM, DV chào bán Số lượng HĐ biên bản ghi nhớ Tổng giá trị đã ký kết (tỷ đồng) 1 T9/07 Techmart

Vietnam 2007 Quốc gia 2000 1000 700

2 T11/07 Techmart Binh

Duong Vùng ĐongNam bộ 1000 35 194

3 T12/07 Techmart Thainguyen Vùng núi phía Bắc 800 115 90,6 4 T4/2008 Techmart Tay

Nguyen Vùng Taynguyên 1000 157 234,5 5 T5/2008 Techmart Ha Nam Vùng Đồng bằng B. Bộ 900 32 50,4 6 T8/2008 Techmart Lang

Son Vùng biêngiới p.Bắc 1000 50 68,3

7 T9/2008 Techmart 1200 100 500

Hanoi 8 T11/2008 Techmart Can Tho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 800 600 395 9 T9/2009 Techmart Vietnam ASEAN+3 Quốc gia 3.000 2.000 1.718,0 Tổng cộng 11.700 4.089 3.950,8

(Nguồn: Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia)

Cầu trong thị trường công nghệ

Số liệu trình bày trong Bảng 1 và Bảng 4 cho thấy phần nào nhu cầu mua công nghệ thiết bị ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Chỉ trong thời gian diễn ra 4 Techmart quốc gia và khu vực, đã có trên 2300 Hợp đồng, bản ghi nhớ, thỏa thuận được ký kết với giá trị đăng ký trong các Hợp đồng là trên 2.778 tỷ đồng. Doanh nghiệp là một bên cầu quan trọng của thị trường công nghệ. Qua điều tra 7.232 doanh nghiệp đã cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp có trình độ công nghệ từ trung bình trở xuống khá cao. Tỷ lệ doanh nghiệp ngoài quốc doanh có trình độ trung bình trở xuống chiếm khoảng 60% trong khi ở nhóm doanh nghiệp Nhà nước là 45,14%. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trình độ công nghệ cao hơn (xem bảng 2.4) dựa vào số liệu báo cáo về tình hình thẩm định công nghệ và Hợp đồng chuyển giao công nghệ củ Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2008. Từ số liệu điều tra cho thấy nhu cầu đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh là khá cao.

Bảng 2.4: Phân loại các doanh nghiệp theo trình độ công nghệ

Tiên tiến Trên trung bình Trung bình Dưới trung bình Lạc hậu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Toàn bộ 1.244 17,20 2.126 29,40 3.255 45,01 319 4,41 266 3,68 DNNN 302 22,06 444 32,43 530 38,71 33 2,41 55 4,02 DNNQD 499 10,97 1.243 27,32 2.321 51,01 270 5,93 207 4,55

DNĐTNN 443 33,74 439 33,43 404 30,77 16 1,22 4 0,30

(Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ, 2008)

Ghi chú: DNNN - Doanh nghiệp Nhà nước

DNNQD - Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

DNĐTNN - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Tuy nhiên, số liệu điều tra cũng cho thấy quy mô thị trường công nghệ chưa lớn vì số doanh nghiệp có kinh phí thực hiện đổi mới công nghệ hoặc thực hiện nghiên cứu và triển khai còn hạn chế. Chỉ có 444 trong tổng số 7.232 doanh nghiệp được điều tra (chiếm 6,14%) có đầu tư cho đổi mới công nghệ và nghiên cứu - triển khai, trong đó tỷ lệ cao nhất là thuộc các doanh nghiệp Nhà nước. Điều tra cũng cho thấy các doanh nghiệp ít sử dụng kinh phí để tự nghiên cứu tạo ra công nghệ mà chủ yếu đầu tư kinh phí để mua thiết bị, đổi mới công nghệ. Kết quả phân tích 444 doanh nghiệp có đầu tư cho đổi mới công nghệ và nghiên cứu - phát triển cho thấy 91,2% trong tổng số kinh phí đầu tư trên là dành cho đổi mới công nghệ (mua, nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ) chỉ có 8% dành cho công tác nghiên cứu - phát triển (Nguyễn Văn Thuỵ, 1994). Tỷ lệ đầu tư cho khoa học và công nghệ của doanh nghiệp có hoạt động khoa học và công nghệ trên doanh thu thuần chỉ đạt 0,26%. Nếu tính trung bình trên toàn bộ số doanh nghiệp được điều tra, con số này còn thấp hơn nhiều (0,038% trên doanh thu).

Số liệu điều tra năm 2004 cho thấy trong số 7.580 doanh nghiệp, chỉ có 293 doanh nghiệp (chiếm 3,86%), giảm gần một nửa so với lần điều tra năm 2002 (6,14%). Điều này cho thấy việc tăng đầu tư cho khoa học và công nghệ ở các doanh nghiệp chưa tăng kịp theo số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động (Võ Đại Lược, 1997). Đây là một điểm có ảnh hưởng đến sự đảm bảo năng lực cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên nó cũng là một điểm thuận lợi để thị trường khoa học và công nghệ bởi doanh nghiệp sẽ có nhu cầu cao hơn trong thời gian tới.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, mức đầu tư của khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 10 triệu USD/năm; doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt mức 120 - 150 triệu USD/năm; nhưng 95% đến 99,95% là công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài; các

Hợp tác xã hầu như không có đổi mới công nghệ (Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 2002).

Ngoài doanh nghiệp, có rất nhiều cá nhân người sản xuất, nuôi trồng có nhu cầu mua kỹ thuật và thiết bị mới nhưng chưa có điều kiện về vốn, chưa biết đặt hàng cho các nhu cầu của mình. Đây cũng là một động lực để phát triển thị trường công nghệ trong thời gian tới.

Các hình thức hoạt động trung gian, môi giới phát triển thị trường công nghệ

Chợ Công nghệ và Thiết bị (Techmart) được coi là một trong những bước đột phá để hình thành và phát triển thị trường công nghệ. Chợ Công nghệ và Thiết bị là hoạt động giao dịch được tiến hành tại một địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất định, tập trung triển lãm, trưng bày những thành quả nghiên cứu và phát triển, tổ chức các bên thương thảo với nhau và ký kết các hợp đồng chuyển giao công nghệ. Nội dung giao dịch bao gồm: Trưng bày và giao dịch các thành quả công nghệ; mời thầu các dự án công nghệ; công bố các thông tin công nghệ; bán các sản phẩm mới từ kết quả nghiên cứu khoa học; thương thảo, ký kết các Hợp đồng công nghệ và các hoạt động khác liên quan đến thị trường công nghệ. Thông qua Techmart, các bên tham gia đều thu được lợi ích thiết thực như:

- Bên cung công nghệ: Có cơ hội hiểu rõ hơn nhu cầu của bên mua và những khách hàng tiềm năng để hoạch định chiến lược, định hướng sản phẩm công nghệ phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

- Bên cầu công nghệ: có điều kiện đánh giá trực tiếp năng lực của nhà cung cấp sản phẩm công nghệ để đặt hàng giải quyết các vấn đề công nghệ cụ thể; thiết lập các quan hệ hợp tác chiến lược, lựa chọn hình thức liên kết nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm.

- Các tổ chức dịch vụ, môi giới: Tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu tham gia giao dịch công nghệ, nâng cao trình độ nghiệp vụ và tư vấn cho các bên “cung- cầu công nghệ”.

- Các tổ chức tài chính (quỹ đầu tư, ngân hàng, tổ chức tín dụng,…) : Thu nhận các thông tin bổ ích, cân nhắc các dự án đầu tư đổi mới công nghệ có

triển vọng, các khách hàng tiềm năng nhằm nâng cao hiệu quả các giao dịch tài chính trong tương lai.

- Các cơ quan quản lý Nhà nước: Có thêm kênh thông tin để nhận biết tốt hơn những nhu cầu thực tiễn, điều chỉnh hướng ưu tiên, phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong giao dịch công nghệ, nhận biết xu hướng phát triển công nghệ, thúc đẩy quá trình thương mại hóa các sản phẩm công nghệ và đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ cho điều chỉnh các định hướng chiến lược, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ.

Những hạn chế của thị trường công nghệ ở Việt nam

Môi trường pháp lý cho mua bán công nghệ chưa thuận lợi

Tại Kỳ họp thứ 8, Khóa XI (từ 18/10 đến 29/11/2005) Quốc hội đã thông qua Luật Sở hữu trí tuệ làm cơ sở quan trọng cho việc thực thi các quy định về Sở hữu trí tuệ trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Năm 2006 Luật Chuyển giao công nghệ được ban hành. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để khẳng định tầm quan trọng của chuyển giao công nghệ đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, các khuyến khích của nhà nước và hành lang pháp lý để tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ và quản lý các hoạt động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề thuế trong hoạt động khoa học và công nghệ (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w