Về thực hiện luật pháp trong chuyển giao công nghệ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề thuế trong hoạt động khoa học và công nghệ (Trang 98)

Trong số các dự án đầu tư nước ngoài đã được cấp giấy phép thì hơn 72% số dự án có nội dung chuyển giao công nghệ. Các hoạt động chuyển giao công nghệ đó lẽ ra phải được thực hiện thông qua Hợp đồng và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc đăng ký và xác nhận đăng ký như quy định tại Bộ Luật dân sự và trong Nghị định số 11/2005/NĐ-CP ngày 02/02/2005. Nhưng hầu hết đã không được thực hiện Phần lớn các hoạt động chuyển giao công nghệ trong đầu tư nước ngoài được thực hiện không tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam. Bên giao và Bên nhận không lập và ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc chỉ ký kết hợp

đồng giữa Bên giao và Bên nhận mà đại diện của cả hai Bên đều là người của Bên giao, không trình cơ quan quản lý Nhà nước để phê duyệt hoặc xác nhận đăng ký. Hầu hết, Hợp đồng chuyển giao công nghệ được ký kết giữa các Bên là do Bên nước ngoài soạn thảo sẵn với những điều khoản có lợi cho Bên giao, trách nhiệm của Bên giao không rõ ràng và có những điều khoản trái với quy định của pháp luật Việt Nam, phí chuyển giao công nghệ không hợp lý, nhiều Hợp đồng các Bên thoả thuận mức phí vượt quá nhiều so với quy định (nói đúng hơn, phí CGCN trong trường hợp này là một khoản thu thêm mà Bên giao cũng tức là Nhà đầu tư “lợi dụng” các quy định của luật pháp để “né thuế”, ta cũng biết vậy và cũng để vậy để tăng thêm sự hấp dẫn của đầu tư nước ngoài, đồng thời, khuyến khích ký Hợp đồng CGCN, nhưng tỷ lệ ký Hợp đồng quá ít, chứng tỏ độ hấp dẫn chưa đủ mạnh đối với các chủ đầu tư. Mặt khác, những Hợp đồng đó thường bị sửa lại nhiều lần, ngay trong khi trình, phê duyệt hoặc xác nhận đăng ký.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề thuế trong hoạt động khoa học và công nghệ (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w