Khuyến nghị việc hoàn thiện những nội dung của chính sách phát triển công nghệ quốc gia trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề thuế trong hoạt động khoa học và công nghệ (Trang 129)

TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2 Khuyến nghị việc hoàn thiện những nội dung của chính sách phát triển công nghệ quốc gia trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

nghệ quốc gia trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Như trên đã phân tích, chính sách công nghệ quốc gia là chính sách mà Nhà nước, các doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu & triển khai phải cùng nhau đồng thuận đề xuất nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển khoa học và công

nghệ , phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa, của đất nước trên cơ sở công nghệ một cách hữu hiệu nhất

Chính sách phát triển công nghệ quốc gia của Việt Nam hiện chưa được hình thành với đầy đủ nội dung, yêu cầu cần có. Tuy nhiên, căn cứ tình hình thực tiễn và căn cứ kinh nghiệm của các nước phát triển và đang phát triển như đã phân tích ở các phần trên, ta thấy chính sách công nghệ quốc gia có thể và cần phải bao gồm các cấu phần sau:

- Tập hợp các dự báo về tình hình kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa, khoa học của thế giới trong dài hạn (20 hoặc 30, 40 năm sau), dự báo (và lựa chọn) vị trí của Việt Nam trong thế giới đó, đồng thời phân tích Yếu, Mạnh, Cơ hội, Thách thức của Việt Nam để thấy những “sở trường”, “sở đoản” trong mỗi thời kỳ và do đó chọn chiến lược phát triển công nghệ sao cho có lợi nhất nhằm làm cơ sở cho việc phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa, khoa học,… một cách nhanh chóng và vững chắc. Trong bước này, ta cũng phải xác định một cơ chế nhằm tái cấu trúc liên tục nền kinh tế và phân bổ các nguồn lực quốc gia sao cho có lợi nhất trên cơ sở công nghệ, trong đó ngày càng ưu tiên cho các công nghệ mà ta làm chủ. - Dự báo (định hướng) những lĩnh vực công nghệ mà ta sẽ tự tạo, những

công nghệ mà ta sẽ ngoại nhập và những công nghệ hỗn hợp (vừa ngoại nhập, vừa tự tạo) sau mỗi mốc thời gian chủ yếu, trong đó phải cố gắng tăng dần những công nghệ cao tự tạo để từng bước cân bằng giữa công nghệ tự tạo và công nghệ ngoại nhập, tiến tới xuất siêu về công nghệ. Đó là một trong những tiêu chí cơ bản để ta “sánh vai cùng cường quốc năm châu”. Cùng với việc dự báo (định hướng) như vậy, cần xác định rõ vai trò của Nhà nước, vai trò của Khu vực tư, vai trò của Cộng đồng Khoa học công nghệ, vai trò của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và vai trò của các “yếu tố nước ngoài” tại Việt Nam (các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam và các cơ sở R&D của các Công ty đa quốc gia tại Việt Nam) trong các mốc thời gian khác nhau, với các loại hình công nghệ khác nhau. Đặc biệt, cần có chính sách toàn diện và đồng bộ về việc chuyển giao công nghệ

nước ngoài vào Việt Nam như một phần không thể thiếu, không thể tách rời và tính chất cấp thiết trước mắt của nó trong chính sách công nghệ quốc gia.

- Xây dựng lực lượng chủ công về phát triển công nghệ quốc gia, bao gồm: các cơ sở nghiên cứu triển khai của Nhà nước (Viện Khoa học công nghệ quốc gia, các Viện trực thuộc các Bộ/Ngành Trung ương và các địa phương, các Viện nghiên cứu quốc phòng , các Viện của các tập đoàn kinh tế …), các trường Đại học và Cao đẳng của Nhà nước và tư nhân, các “doanh nghiệp triển khai công nghệ” và các Trung tâm chuyển giao công nghệ thuộc mọi thành phần kinh tế. Đồng thời, có các chính sách và cơ chế khôn khéo để tối đa hóa tác dụng của các cơ sở này vào việc phát triển công nghệ trong từng thời kỳ.

- Xây dựng các yếu tố hạ tầng cho sự phát triển công nghệ sau mỗi mốc thời gian nhất định (như: xây dựng các hình thức khác nhau của thị trường công nghệ, các trung tâm thông tin & marketing công nghệ, các trung tâm tư vấn & môi giới công nghệ …). Đặc biệt, cần xây dựng những thể chế điều chỉnh và khuyến khích việc lưu thông công nghệ ở trong và ngoài nước. Đẩy mạnh và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, hoàn thiện hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ quốc gia

- Phát triển một ngành chế tạo máy (bao gồm cả ngành luyện thép chế tạo, ngành tự động hóa, tin học hóa, ngành điện tử phục vụ chế tạo máy một cách có chọn lọc) đủ mạnh làm cơ sở đổi mới và phát triển công nghệ trong nước. Với một nền công nghiệp chế tạo máy đủ mạnh chúng ta có thể “vật thể hóa những giải pháp” mà ta không thể dựa vào nước ngoài để làm hoặc dựa vào nước ngoài không có lợi. Ngành chế tạo máy đó phải đủ mạnh, nghĩa là phải có lực lượng nghiên cứu & triển khai, đội ngũ thiết kế độc lập, khả năng độc lập chế tạo linh kiện, đồng thời phải chủ động làm marketing một cách tinh nhậy và điều hành mạng lưới bán hàng một cách hữu hiệu để kịp thời đổi mới công nghệ ở những ngành khác của nền kinh tế quốc dân.

- Hình thành hệ thống chính sách tài chính quốc gia, huy động các nguồn lực toàn xã hội để hỗ trợ mạnh mẽ cho nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ, trong đó có các chính sách tài chính để hỗ trợ nghiên cứu, phát triển các loại hình công nghệ mà ta cần, chính sách triển khai công nghệ để hỗ trợ cho việc ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất và thương mại hóa, chính sách tài chính để hỗ trợ chuyển giao công nghệ trong những lĩnh vực mà ta cần ưu tiên …

- Đào tạo và có chính sách đãi ngộ thích hợp nguồn nhân lực cho phát triển công nghệ (bao gồm những chuyên gia cao cấp và một đội ngũ công nhân kỹ thuật cao), đồng thời đề ra chính sách toàn diện để thu hút chuyên gia công nghệ và công nhân kỹ thuật cao cấp là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài (chính sách lương bổng, chính sách nhà ở, chính sách di trú - định cư và những chính sách kèm theo …).

- Về tổ chức: cần xác định cơ quan chủ trì theo dõi, cập nhật và điều chỉnh kịp thời chính sách công nghệ quốc gia (tổng thể và về từng mặt) để tuyên truyền rộng rãi đến mọi đối tượng có liên quan. Bên cạnh đó, cần tổ chức một mạng lưới định kỳ đánh giá công nghệ trong từng ngành, từng nhóm sản phẩm, so sánh với công nghệ các nước trong khu vực và cảnh báo nguy cơ lạc hậu về công nghệ, xác định nguyên nhân để kịp thời khắc phục.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề thuế trong hoạt động khoa học và công nghệ (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w