Khuyến nghị việc đổi mới chính sách thu hút công nghệ nước ngoàivào Việt Nam trong thời gian tới (thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua mua bán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề thuế trong hoạt động khoa học và công nghệ (Trang 132)

TRONG THỜI GIAN TỚ

3.3. Khuyến nghị việc đổi mới chính sách thu hút công nghệ nước ngoàivào Việt Nam trong thời gian tới (thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua mua bán

Nam trong thời gian tới (thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua mua bán thiết bị, máy móc có chứa đựng công nghệ và qua các kênh khác,..)

Kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy trước đây các nước phát triển phải mất thời gian dài để tiến hành công nghiệp hoá thì các nước đi sau nhờ có cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, quá trình công nghiệp hoá được rút ngắn. Cách thức các nước này đã thực hiện chính là bắt đầu từ nhập công nghệ, thích nghi, cải tiến công nghệ nhập, kết hợp vận dụng thành tựu khoa học công nghệ thế giới và phát triển khoa học và công nghệ trong nước, sau đó là xây dựng năng lực công nghệ quốc gia, phát triển năng lực nội sinh về khoa học và công

nghệ để sáng tạo công nghệ mới, tiến tới xuất khẩu công nghệ. Phát triển hoạt động chuyển giao công nghệ để phát triển công nghệ nội sinh.

Việt Nam hiện nay cần phải có chiến lược, chính sách phát triển khoa học và công nghệ hợp lý. Và một trong các biện pháp đó là phát triển hoạt động chuyển giao công nghệ, lợi dụng “sức nâng” từ nguồn công nghệ bên ngoài đẩy mạnh sự phát triển công nghệ trong nước. Chính vì vậy pháp luật về chuyển giao công nghệ phải thực sự trở thành công cụ, hỗ trợ cho công nghệ trong nước phát triển, mặt khác khuyến khích các hoạt động chuyển giao công nghệ từ nuớc ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ tiên tiến hiện đại của thế giới. Đây là một nhiệm vụ quan trọng của pháp luật chuyển giao công nghệ.

Thực tiễn chuyển giao công nghệ thời gian qua cho chúng ta thấy một khi môi trường pháp lý khập khiễng, không thông thoáng, không lành mạnh thì không thể đẩy mạnh được hoạt động này.

3.3.1. Hệ thống các pháp luật liên quan đến chuyển giao công nghệ phải tiếp tục được hoàn thiện và thể hiện rõ :

Quyết tâm của Nhà nước phải là tạo bước đột phá trong chuyển giao công nghệ thông qua việc xây dựng và bảo đảm thực thi có hiệu quả các quy định có tầm hiệu lực cao sau đây :

- Thực sự hữu hiệu để kích thích mạnh mẽ nhu cầu công nghệ như : ưu đãi mạnh hơn về thuế, về tín dụng, hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ công nghệ, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh;

- Các biện pháp tạo sức ép thực sự đối với các doanh nghiệp như xoá hết bao cấp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp Nhà nước, đẩy các doanh nghiệp vào cuộc cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh với nhau và với cả các doanh nghiệp nước ngoài nhằm buộc các doanh nghiệp quan tâm hơn trong việc đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ công nghệ, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao .thực sự hội nhập vào môi trường cạnh trnh quốc tế.

- Các biện pháp tạo điều kiện và hỗ trợ phát triển nhanh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, thông tin, giám định phục vụ giao dịch, mua bán công nghệ; - Các biện pháp đẩy mạnh đầu tư và khuyến khích đầu tư phát triển mạnh các

hình thức, các cơ sở giao dịch, môi giới chuyển giao công nghệ;

- Các biện pháp xoá bỏ mọi thủ tục hành chính phức tạp, phiền hà trong lĩnh vực quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ, thực sự quản lý Nhà nước bằng pháp luật - không can thiệp vào hoạt động tự do kinh doanh, tự do hợp đồng của các doanh nghiệp, không làm thay hay chịu trách nhiệm thay các doanh nghiệp, thực sự tôn trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp trong hoạt động chuyển giao công nghệ. Áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn, có hiệu quả hơn để tạo nguồn cung cấp công nghệ như :

- Khuyến khích mạnh mẽ hơn về tài chính và tín dụng v.v… để các tổ chức khoa học và công nghệ đẩy mạnh việc nghiên cứu đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ công nghệ, sáng tạo công nghệ mới, công nghệ cao phục vụ trực tiếp cho yêu cầu của sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp.

- Khơi thông nguồn cung cấp công nghệ từ nước ngoài phục vụ yêu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam thông qua các hoạt động dịch vụ, tư vấn, môi giới v.v… với những thủ tục hành chính hết sức đơn giản nhằm lược bỏ thời gian chờ đợi nghiên cứu, thử nghiệm khi cần nhanh chóng đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ công nghệ, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao. Khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động hợp tác quốc tế trong chuyển giao công nghệ, trong việc đẩy mạnh kích cầu công nghệ, nghiên cứu sáng tạo công nghệ, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ công nghệ nhằm gia tăng mạnh mẽ nguồn cung cấp công nghệ v.v….

3.3.2. Đổi mới các nguyên tắc ứng xử với đầu tư nước ngoài

Trong những năm qua, chúng ta nhất quán trong việc khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, coi đây là một nguồn bổ sung vốn và công nghệ đặc biệt quan trọng cho công cuộc phát triển đất nước. Từ nhận thức đó, trên thực tế,

chúng ta đã chấp nhận các dự án đầu tư “ bằng mọi giá”. Tỷ trọng các dự án trong lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ lệ thấp, các yêu cầu và mục tiêu nội địa hóa đều không đạt; Nhiều dự án được nhằm vào khai thác tài nguyên thiên nhiên , khai thác đất đai, rừng, biển, hoặc thuần túy sử dụng lao động rẻ của Việt nam. Các chuẩn mực bảo vệ môi trường không được tôn trọng, số lượng các Hợp đồng chuyển giao công nghệ đăng ký giảm sút, dòng tiền không được kiểm soát, số lượng lớn các doanh nghiệp ĐTNN đều báo lỗ, vv... Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng và các chuyên gia đã cảnh báo, nếu tiếp tục cách tiếp cận với đầu tư nước ngòai như trước đây, sẽ tạo ra những bất bình đẳng trong cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, gây ra những thiệt hại lâu dài cho nền kinh tế.

Tác giả kiến nghị: Từ nhận thức cho đến các chính sách và hành động thực tiễn, chúng ta phải tạo được một môi trường thực sự bình đẳng giữa các doanh nghệp ĐTNN và các doang nghiệp trong nước. Xóa bỏ bệnh thành tích trong thu hút đầu tư nước ngoài. Rà soát lại các danh mục ưu đãi đầu tư, đầu tư có điều kiện và cấm đầu tư trong bối cảnh mới.

Đưa các yêu cầu về công nghệ và chuyển giao công nghệ như là các tiêu chí ưu tiên các cho các Dự án đầu tư .Áp dụng các biện pháp khuyến khích mạnh mẽ (đất đai, mặt bằng sản xuất, thuế..) đối với các dự án đáp ứng các yêu cầu về công nghệ và chuyển giao công nghệ.

Trong khuôn khổ cho phép của WTO, thực thi các chương trình hỗ trợ các doang nghiệp trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường nội địa .

3.3.3. Khuyến khích hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Khuyến khích và tạo điều kiện tối đa cho việc thành lập các cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nước ngoài ở Việt Nam

Nghị định 80/2010 NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ quy định về Hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đã thể hiện sự quan tâm của Chính phủ trong hợp tác đầu tư với nước ngoài nhằm nâng cao trình độ khoa học, công nghệ trong nước. Tuy nhiên những vấn đề sau cần được đặc biệt lưu ý cho trong việc xây dựng các chính sách khuyến khích trong giai đoạn tới:

Tạo các điều kiện tối đa đồng thời tăng cường các biện pháp hỗ trợ và quản lý nhà nước đối với việc hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đào tạo đại học và sau đại học.Tránh việc hợp tác tràn lan, chạy theo lợi nhuận. Lựa chọn các trường quốc tế có chất lượng cao và khuyến khích họ hợp tác lâu dài với các trường đại học trong nước. Cần xem xét lại chủ trương đầu tư quá lớn xây dựng mới các trường quốc tế trong lúc hệ thống kiểm soát chất lượng đầu vào của sinh viên và chất lượng đội ngũ giảng viên chưa được phát triển tương xứng. Việc phân bổ các nguồn lực dành cho phát triển Giáo dục phải được coi là bài toán chiến lược, dài hạn và phải được tính toán kỹ lưỡng trong một khuôn khổ chiến lược được hoạch định một cách khoa học.

Cần xác định các lợi thế của ta về văn hóa, điều kiện tự nhiên, địa lý, khí hậu, đa dạng sinh học, vv… có thể có tiềm năng như các đối tượng nghiên cứu đóng góp vào kho tàng tri thức của nhân loại để quảng bá và thu hút các tổ chức khoa học quốc tế mở các chi nhánh hoặc dịch chuyển các trung tâm nghiên cứu vào Việt Nam. Hỗ trợ về ngoại giao và tạo các điều kiện tối đa về cơ sở vật chất kỹ thuật cho các hoạt động này.

3.3.4. Triệt để khai thác và tận dụng hiệu quả các công nghệ tiền tiến và kinh nghiệm quản lý qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật và dự án đầu tư bằng nguồn vốn phát triển chính thức - ODA

Kể từ năm 1993, khi các tổ chức tài chính quốc tế và các Chính phủ nối lại ODA cho Việt nam, đến cuối 2009, chúng ta đã thu hút được gần 50 tỉ USD vốn cam kết tài trợ, trong đó khoảng trên 70% đã được chính thức hóa bằng các hiệp định và gần 50% đã được hiện thực hóa thông qua các dự án, công trình. Trong giai đoạn 2006 - 2009 tổng vốn ODA cam kết đạt gần 24 tỷ USD, ký kết đạt trên 17 tỷ USD và giải ngân đạt trên 10 tỷ USD. Dự kiến giai đoạn 2011 - 2015 chúng ta sẽ tiếp tục thu hút khoảng 32-33 tỷ USD.

Đây là một nguồn bổ sung ngân sách quan trọng đồng thời cũng là một kênh chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý cực kỳ quý báu. Các công nghệ tiên tiến trong xây dựng đường xá, cầu cống, các công trình cấp thoát nước, trong lĩnh vực y tế, năng lượng, vv.. được chuyển giao trên thực tế và được tạo điều kiện để

đội ngũ chuyên gia và cán bộ kỹ thuật Việt Nam làm chủ. Các thông lệ và kinh nghiệm quốc tế trong quản lý dự án, quản lý mua sắm, vv.. được áp dụng và đào tạo cho một số lượng lớn cán bộ quản lý các cấp của ta.

Trong những năm tới chúng ta cần chủ động khai thác và sử dụng thật hiệu quả kênh chuyển giao công nghệ này. Cần có các chính sách hỗ trợ các nhà thầu trong nước, hỗ trợ các đợn vị tư vấn trong nước tham gia sâu hơn và rộng rãi hơn vào việc thực hiện các chương trình, dự án ODA. Hệ thống hóa, tổng kết và truyền bá các công nghệ và kiến thức, kỹ năng quản lý tiên tiến thu nhận được từ kênh này.

3.3.5. Hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện cho các nhà khoa học, các chuyên gia kỹ thuật trong mọi lĩnh vực, không phân biệt thành phần kinh tế, tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế , trao đổi học thuật, giao lưu với cộng đồng khoa học và công nghệ quốc tế

Việc trao đổi thông tin, tri thức thông qua các chuyên gia, các nhà khoa học phải được coi là một kênh chuyển giao công nghệ quan trọng của quốc gia. Do vậy, cần xác định, đây không phải là một ơn huệ mà là một trách nhiệm của các cơ quan quản lý khoa học các cấp. Cần xây dựng một kế hoạch tầm quốc gia cho các hoạt động này, trong đó bảo đảm cung cấp kịp thời các thông tin liên quan đến các sinh hoạt khoa học quốc tế trong các lĩnh vực, hình thành quỹ hỗ trợ cho các chuyên gia trong nước, vận hành theo nguyên tắc bình đẳng công khai và minh bạch; Phát huy tối đa các sáng kiến và các mối quan hệ các nhân trong hợp tác nghiên cứu và trao đổi các kiến thức công nghệ, hỗ trợ cho việc tổ chức trong nước các hội nghị, hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia và các tổ chức quốc tế.

3.3.6. Xây dựng hệ thống thông tin công nghệ quốc gia để có thể đảm nhận tốt các vai trò tình báo công nghệ, thu thập, phân tích và dự báo các thành tựu công nghệ, đảm bảo cung cấp các thông tin thiết thực cho đổi mới, mua bán công nghệ của các cơ sở nghiên cứu và sản xuất trong nước

Hệ thống thông tin công nghệ quốc gia phải được đổi mới và thiết kế lại. Hệ thống này cần tạo được các kênh thông tin rộng rãi, từ các cơ quan ngoại giao và khoa học ở nước ngoài, từ cộng đồng khoa học quốc tế và việt kiều, từ các cơ quan và cá nhân trong nước, từ các hội nghị, hội thảo chuyên ngành, từ các sản phẩm

khoa học, công nghệ được công bố hoặc chào bán vv… Đồng thời, hệ thống phải thiết lập được các trung tâm lưu trữ và xử lý tập trung đủ mạnh.

Hệ thống thông tin công nghệ quốc gia sẽ phải trở thành nền móng cho tất các các hoạt động liên quan đến phát triển của đất nước, từ việc hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chính sách phát triển khoa học, công nghệ, chính sách đối ngoại vv… đến việc đổi mới công nghệ trong từng ngành, từng doanh nghiệp cụ thể.

3.4 Các giải pháp đổi mới và hoàn thiện chính sách thu hút công nghệ nướcngoài vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề thuế trong hoạt động khoa học và công nghệ (Trang 132)

w