Phương pháp thẩm định cho vay dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 87)

Tính đến thời điểm nghiên cứu, VCB chưa ban hành văn bản nào quy định thống nhất về phương pháp thẩm định cho vay dự án đầu tư trong hệ thống. Do đó, nội dung nghiên cứu về phương pháp thẩm định cho vay dự án đầu tư trong hệ thống VCB được NCS thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 05 cán bộ quản lý và 24 cán bộ thẩm định cho vay dự án đầu tư trong hệ thống VCB tại các đơn vị: Hội sở chính, Sở giao dịch, Chi nhánh Ba Đình, Chi nhánh Thành Công, Chi nhánh Thăng Long, Chi nhánh Chương Dương (Mẫu phiếu điều tra theo phụ lục 01 và 02). Theo các cán bộ quản lý, các phương pháp thẩm định từ xưa đến nay đều lấy cơ sở từ Quy trình tín dụng và Cẩm nang tín dụng được VCB ban hành và áp dụng trong toàn hệ thống. Thêm vào đó, công việc thẩm định luôn được kiểm tra, hướng dẫn bởi các phòng ban chức năng tại Hội sở

chính nên tuy VCB chưa có văn bản quy định cụ thể về phương pháp thẩm định

nhưng nhìn chung, qua quá trình tác nghiệp nhiều năm cho đến nay, phương pháp thẩm định cho vay dự án đầu tư tại tất cả các chi nhánh về cơ bản là giống nhau. Do đó, kết quả nghiên cứu từ các đối tượng được phỏng vấn hoàn toàn có thể đại diện cho thực trạng phương pháp thẩm định của toàn hệ thống VCB.

2.3.1.1. Phư ơ ng pháp thẩ m đị nh theo trình tự

Phương pháp này được sử dụng để thẩm định cho vay tất cả các dự án trong hệ thống VCB. Cán bộ thẩm định thường tiến hành việc thẩm định dự án theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết, kết luận trước làm tiền để cho kết luận sau. Trước tiên các cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định tổng quát: là việc xem xét khái quát các nội dung cần thẩm định của dự án, qua đó đánh giá một cách chung nhất tính đầy đủ phù hợp, hợp lý của dự án như: hồ sơ dự án, tư cách pháp lý của CĐT...Việc thẩm định tổng quát này giúp cho cán bộ thẩm định biết được quy mô, tầm quan trọng của dự án, biết được các cơ quan có liên quan trong quá trình thẩm định. Nhưng trong quá trình này vì xem xét tổng quát các nội dung của dự án, do đó giai đoạn này khó phát hiện được các vấn đề cần phải bác bỏ hoặc các sai sót của dự án cần bổ sung hoặc sửa đổi. Vì vậy, sau khi tiến hành thẩm định tổng quát các cán bộ thẩm định tiếp tục tiến hành thẩm định chi

tiết. Chỉ khi tiến hành thẩm định chi tiết, những sai sót của dự án mới được phát hiện. Việc thẩm định này được tiến hành tỉ mỉ, chi tiết với từng nội dung của dự án từ việc thẩm định các điều kiện pháp lý đến việc thẩm định thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý, tài chính và kinh tế xã hội của dự án. Mỗi nội dung xem xét đều đưa ra những ý kiến đánh giá đồng ý hay cần phải sửa đổi thêm hoặc không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, mức độ tập trung cho những nội dung cơ bản có thể khác nhau tùy theo đặc điểm và tình hình cụ thể của dự án.

Trong bước thẩm định chi tiết, kết luận rút ra từ nội dung trước có thể là điều kiện để tiếp tực nghiên cứu. Nếu một số nội dụng cơ bản của dự án bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần đi vào thẩm định toàn bộ các nội dung tiếp theo. Nói chung, phương pháp này đơn giản không tốnkém nhiều thời gian và chi phí, nhưngmang lại hiệu quả cao trong việc thẩm địnhcho vay DADT.

2.3.1.2. Phư ơ ng pháp so sánh, đố i chiế u các chỉ tiêu

Đây là phương pháp được sử dụng kết hợp với phương pháp thẩm định theo trình tự. Các cán bộ thẩm định tiến hành so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp,theo thông lệ (quốc tế và trong nước) cũng như các kinh nghiệm thực tế, phân tích, so sánh để lựa chọn phương án tối ưu. Phương pháp so sánh được tiến hành theo một số chỉ tiêu sau:

- Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do Nhà nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể cấp nhận được.

- Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu ra, công nghệ quốc gia, quốc tế.

- Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi - Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư

- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý... của ngành theo các định mức kinh tế- kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế. Bên cạnh đó, khi thẩm định, các cán bộ thẩm định có thể sử dụng những kinh nghiệm đúc kết trong quá

trình thẩm định các dự án tương ứng để so sánh, kiểm tra tính hợp lý, tính thực tế của các giải pháp lựa chọn (mức chi phí đầu tư, cơ cấu khoản mục chi phí, các chỉ tiêu tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu hay chi phí nói chung....).

- Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư của dự án: NPV, IRR, điểm hòa vốn.v.v.

- Phân tích so sánh lựa chọn các phương pháp tối ưu (địa điểm xây dựng,

chọn công nghệ thiết bị, giải pháp kỹ thuật và tổ chức xây dựng..)

2.3.1.3. Phư ơ ng pháp phân tích rủ i ro

Các phương pháp phân tích rủi ro thường được áp dụng là: phân tích độ nhạy, dự báo rủi ro… thường sử dụng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư đối với những thay đổi bất lợi từ các yếu tố bên ngoài hoặc nội tại của dự án. Nội dung của các phương pháp phân tích rủi ro là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (lợi nhuận, thu nhập thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ…) khi các yếu tố liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Khi sử dụng phương pháp này các cán bộ thẩm định sẽ tiến hành cho một yếu tố nào đó như doanh thu hoặc chi phí thay đổi theo hướng bất lợi rồi tính lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án như NPV, IRR, thời gian hoàn vốn nội bộ... Qua đó các cán bộ thẩm định sẽ rút ra kết luận dự án có vững chắc về mặt tài chính hay không. Dự án đầu tư là một hoạt động lâu dài do đó luôn tiềm ẩn rủi ro vào mọi thời điểm. Rủi ro có thể xảy ra cả trong giai đoạn thựchiện đầu tư và giai đoạn vận hành dự án. Vì vậy, để đảm bảo tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án, các cán bộ thẩm định thường sử dụng phương pháp này để kiểm tra và dự đoán các rủi rocó thể xảy ra đối với dự án.

2.3.1.4. Phư ơ ng pháp dự báo

Phương pháp này cũng được sử dụng trong thẩm định tất cả các dự án tại VCB. Do đặc điểm của đầu tư là hoạt động mang tính chất lâu dài. Việc vận dụng phương pháp dự báo để đánh giá tính khả thi của dự án là vô cùng quan trọng. Các cán bộ thẩm định sử dụng số liệu điều tra thống kê, phương pháp dự báo thích hợp để kiểm tra các yếu tố đầu ra, đầu vào của dự án như: tình hình cung cầu sản phẩm của dự án, giá cả sản phẩm, thiết bị, nguyên vật liệu đầu

vào... qua đó đánh giáquy mô thị trường, hiệu quả tài chính của dự án, tạo thêm cơ sở để kết luận về tính khả thi của dự án. Phương pháp này có ưu điểm là bổ sung luận chứng cho các quyết định đánh giá tính khả thi của dự án trong quá trình thẩm định nhưng nhược điểm là thời gian và chi phí để thực hiện khá cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 87)