Một số bài học cho các ngân hàng thương mại Việt nam

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 68)

Qua kinh nghiệm thẩm định dự án đẩu tư của các tổ chức tín dụng quốc tế

như: Ngân hàng Thế Giới; Viện kinh tế phát triển Havard và của các chuyên gia Liên Hợp Quốc chúng ta có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm về thẩm định dự án đầu tư đối với NHTM nói chung và VCB nói riêngnhư sau:

Một là, cần thống nhất cách hiểuvề khái niệmthẩm định cho vay DAĐT

Thẩm định cho vay DAĐT là kiểm tra tính toàn diện các vấn đề của dự án xin cấp vốn, là một trong những giai đoạn chủ yếu của chu trình cho vay DAĐT và công tác thẩm định đượctiến hành ngay từ giai đoạn đầu của quy trình cho vay.

Hai là,về mục đích và đối tượng thẩm định

Mục đích thẩm định không chỉ phục vụ cho việc ra quyết định mà còn phục vụ vho việc thẩm định, giám sát và đánh giá dự án. Với việc xác định rõ mục đích thẩm định và yêu cầu đặt ra đối với dự án, quy trình thẩm định còn có tính hướng đích rõ rệt và trở nên dễ hiểu, dễ sử dụng đối với những người cần thẩm định. Quy trình không chỉ bao gồm những chỉ dẫn về những điều cần thực hiện mà còn bao gồm những chỉ dẫn làm sâu sắc thêm nhận thức của người thẩm định và dành cho họ những cơ hội để đưa ra những sáng kiến nhằm nâng cao chất lượng của dự án.

Đối tượng thẩm định không chỉ bao gồm bản thân dự án và từng cấu phần của dự án mà còn bao gồm năng lực của cơ quan điều phối, thực hiện dự án.Các đoàn thẩm định thường quan tâm đến việc nâng cao năng lực của cơ quan điều phối,thực hiện dự án bằng những biện pháp đào tạo,hoàn thiện thể chế….

Ba là,về nội dung thẩm định

Quy trình, nội dung thẩm định của các tổ chức quốc tế dành một tỷ lệ lớn về cho các hướng dẫn về nội dung thẩm định bao gồm cả các hoạt động về cách thức phát hiện các vấn đề và cách thức xử lý các loại vấn đề được phát hiện trong quá trình thẩm định. Điều này cho phép hạn chế đáng kể sai sót trong thẩm định đồng thời tiết kiệm thời gian và hạn chế tranh cãi giữa các bên hữu quan.

Với các hướng dẫn về nội dung, quy trình thẩm định, người thẩm định có vai trò quan trọng.Vai trò này không chỉ ngăn chặn một cách thụ động những dự án không khả thi mà còn là vai trò chủ yếu góp phần nâng cao tính khả thi của dự án bằng những sáng kiến tích cực và năng động.

Bốn là,về quy trình tác nghiệp

Quy trình tác nghiệp được chia thành các bước khác nhau, trong đó bước trước tạo tiền đề thuận lợi cho các bước sau. Trong toàn bộ quá trình tác nghiệp có một số việc được lặp đi, lặp lại để đảm bảo tính cẩn trọng (chuẩn xác lại số liệu, hoàn thiện văn kiện dự án…).

Năm là, về thời hạn,tổ chức,nhân sự và kinh phí cho thẩm định

Thời hạn thẩm định phải đảm bảo quỹ thời gian cho toàn bộ quá trình thẩm định cho từng khâu của quá trình nàyđồng thời tạo điều kiện cho việc kiểm tra tiến độ thực hiện.

Tổ chức và nhân sự thẩm định theo quy trình phải là sự kết hợp giữa những yếu tố đảm bảo tính liên tục của quá trình thẩm định(có sự tham gia liên tục của Trưởng nhóm dự án và đại diện các cơ quan chức năng) và những yếu tố đảm bảo tính độc lập của quá trình thẩm định (có sự tham gia của các nhà tư vấn trong các bước khác nhau).

Tổ chức và nhân sự thẩm định theo quy trình phải tạo khả năng và đòi hỏi chia sẻ thông tin, chia sẻ quan điểm thẩm định trong suốt quá trình xác định dự án, chuẩn bị dự án,thẩm định dự án và do đó,nâng cao chất lượng thẩm định.

Kinh phí cho thẩm định được dự trù sát theo yêu cầu của từng trường hợp, đồng thời tránh được tình trạng tùy tiện.

KẾT LUẬN CHƯƠNG1

Chương 1 đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về dự án đầu tư, cho vay dự án đầu tư và thẩm định cho vay dự án đầu tư. Nêu được vai trò quan trọng của thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng, đối với ngân hàng và nền kinh tế.

Hoạt động cho vay dự án đầu tư là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro bởi vì kết quả hoạt động của dự án đầu tư là không thể dự tính một cách khách quan tại thời điểm quyết định cho vay. Một dự án có được chuẩn bị, tính toán kỹ lưỡng đến đâu cũng không thể không thể lường hết những thay đổi của môi trường tác động vào dự án trong tương lai (thay đổi về thị trường, về các yếu tố đầu vào, sản phẩm đầu ra, lạm phát...). Vì vậy, chấp nhận rủi ro như là bản năng của cả người đi vay và người cho vay. Tuy nhiên, nhận thức rõ ràng điều này, các

NHTM cũng có những cách thức, biện pháp để ngăn ngừa hay hạn chế để khả

năng rủi ro xảy ra là thấp nhất. Thông qua những đặc trưng của dự án đầu tư giúp NHTM có đựơc cái nhìn bao quát về mọi khía cạnh của dự án. Từ đó giúp cho quá trình phân tích,đánh giá, thẩm định dự án một cách cặn kẽ và chính xác để tìm ra phương pháp, biện pháp nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án. Chính những đặc trưng đó của dự án đầu tư đặt ra sự cần thiết phải thực hiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư.

Từ việc làm rõ thẩm định cho vay dự án đầu tư của NHTM là hoạt động cần thiết khách quan thì các nội dung quan trọng kế tiếp của hoạt động thẩm định cho vay dự án đầu tư của NHTM được đề cập là: thẩm định cho vay dự án đầu tư của NHTM nhằm mục đích gì? Những đặc trưng riêng có nào của hoạt động cho vay dự án đầu tư của NHTM đã chi phối hoạt động thẩm định cho vay dự án đầu tư của NHTM? Những nội dung và công cụ nào của thẩm định cho

vay dự án đầu tư của NHTM được đề cập trong chương 1 luận án?.

Nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả thẩm định cho vay dự án đầu tư của

NHTM, cũng cần chỉ ra những nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan ảnh hưởng

nội dung trong chương 1 nói trên là cơ sở lý luận cho việc đối chiếu, đánh giá thực tế việc thẩm định cho vay dự án đầu tư của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam thời gian qua được trình bày trong chương 2 và các giải pháp đưa raở chương 3 nhằm hoàn thiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư của

CHƯƠNG2.

THỰC TRẠNGTHẨM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 68)