Kinh nghiệm của các Chuyên gia Liên hợp quốc

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 63)

a. Qui trình dự án

Để có thể tạo ra một mạng lưới tốt các dự án, Chính phủ sẽ cần phải biến các ưu tiên trung hạn rõ ràng của mình (cụ thể về phát triển nông nghiệp, xuất khẩu và công nghiệp nhẹ) thành các chương trình của các Ngành và các tỉnh.

Vì thế cần phải chuẩn bị một danh mục các chương trình đầu tư Nhà nước

trên cơ sở cấp Nhà nước, cấp Ngành và cấp Tỉnh. Trong thời gian trước mắt các chương trình này phải chú trọng đến kết cấu hạ tầng, phục hồi hỗ trợ cho các

chương trình đang diễn ra,phát triển thể chế,duy trì các dịch vụ xã hội hiện nay. Nên tránh tập trung vào các dự án có quymô lớn. Để đáp ứng nhu cầu này, cần xây dựng một chu kỳ dự án rõ ràng và dễ hiểu cho tất cả các dự án. Chu kỳ dự án có thể chia thành một số giai đoạn sau: Xác định dự án, soạn thảo, thiết kế, thẩm định,lựa chọn,cấp vốn,thực hiện và đánh giá dự án.

Ở mỗi giai đoạn chu kỳ của dự án, việc thẩm định kinh tế cần phải đi kèm theo với các loại thẩm định khác như: kỹ thuật, tài chính, thể chế, xã hội, phân phối và môi trường,y tế, kiến trúc sư,giáo dục,sẽ được cần đến để cung cấp tư liệu cho việc tính toán các chi phí và lợi nhuận của dự án.

Những thông tin cần có để thẩm định các dự án bao gồm: các số liệu đầy đủ về các chi phí và lợi nhuận của dự án; số liệu về giá cả trên thị trường thế giới về đầu vào và đầu ra các dự án; số liệu các phương án sử dụng khác nhau của đầu vào gồm đất đai, lao động, và các nguồn khác đầu ra; số liệu về số lượng và mức thu nhập của những ai sẽ được hưởng lợi ích của dự án cũng như những người phải chịu chi phí;thông tinảnh hưởng của dự án đối với bên ngoài, kể cả ảnh hưởng đến môi trường, độ tin cậy của các số liệu sử dụng và chiều hướng thay đổi hoặc giá thành, cũng như tỷ lệ chiết khấu.

Thực hiện,kiểm tra và đánh giá dự án

Việc thực hiện các dự án đã được thỏa thuận và thông qua là trách nhiệm của các Bộ,Ngành,Tỉnh liên quan kết hợp với tổ chức viện trợ và cơ quan thực hiện.Việc đánh giá các dự án đã hoàn thành cần phải xem xét các dự án đã đạt được các mục tiêu đãđề ra ban đầu chưa và góp phần cho việc xây dựng và phát triển các dự án tiếp theo chưa. Cần phải duy trì việc thu nhập đầy đủ các báo cáo đánh giá dự án và các tổ chức viện trợ nên phối hợp với Chính phủ Việt Nam để cố gắng tiêu chuẩn hóa các báo cáo và thủ tục đánh giá, và đảm bảo những tài liệu này luôn có sẵn trong bản thân Chính phủ và cộng đồng các tổ chứctài trợ.

b. Một số các tiêu chuẩn đánh giá dự án

Các dự án có thể được thẩm định bằng cách ước tính xem lợi nhuận dự kiến có lớn hơn chi phí không.

Các chi phí và lợi nhuận mà có thể tính được bằng tiền bao gồm chi phí đầu tư (kể cả chi phí cho nhà xưởng,thiết bị và đất đai); chi phí vận hành trong toàn bộ thời gian dự án; chi phí, lợi nhuận khác ảnh hưởng đáng kể tới các bộ phận của khu vực nhà nước hoặc tư nhân và lợi nhuận dưới dạng thu nhập, tiết kiệm chi phí hoặc các đầu ra khác.

Ở nơi thị trường hoạt động tương đối không bị hạn chế và nếu việc phân phối thu nhập thỏa đáng thì giá cả trên thị trường có thể được sử dụng như là một cơ sở để tính toán các chi phí tài nguyên. Những nơi không có điều kiện này thì giá cả phải được ước tính trên nguyên tắc tối ưu.

Chi phí tối ưu là giá trị đem lại cho xã hội một loại hàng hóa và dịch vụ khi sử dụng một cách tốt nhất (chứ không phải cho dự án đang được xem xét đó). Ở phía đầu vào, chi phí, chi phí tối ưu là mức thiệt hại của giá trị sản lượng thực tế do kết quả của việc chuyển các tài nguyên sang nguồn sử dụng khác. Ở phía đầu ra, giá trị chi phí tối ưu của sản phẩm mới là giá trị của các chi phí tiết kiệm được do phải tìm kiếm các nguồn cung cấp khác, hoặc gía trị thu nhập thực tế có được nhờ việc bán ra nước ngoài những sản phẩm dôi ra, hoặc là giá trị mà người tiêu dùng trả cho số hàng dôi ra bánở thị trường trong nước.

• Về giá cả thanh toán

Giá cả phản ánh các chi phí tối ưu được gọi là giá hạch toán (đôi khi còn được gọi là giáảo).Chi phí tối ưu đôi khi có thể được tính theo giá quốc tế, đối với hầu hết các nước nghèo, việc buôn bán quốc tế có tầm quan trọng rất lớn, vì thế nhiều DAĐT được chú trọng nhiều đến khía cạnh nhập và xuất khẩu, đặc biệt những mặt hàng thu hút được nguồn tài chính của các tổ chức viện trợ. Giá cả trong nước không phải là những chỉ số chính xác cho chi phí tối ưu do còn thuế nhập khẩu,tỷ giá hối đoái quá cao,các loại thuế gián tiếp, giá cả độc quyền và các hình thức can thiệp hành chính khácảnh hưởng tới giá thị trường.

Ảnh hưởng của lạm phát đối với các phép tính toán thường được khắc phục bằng cách tính toán tất cả mọi giá trị theo đơn vị có giá trị thực tế ổn định, thời điểm gốc. Giả sử không có gì thayđổi về giá tương đối thì có thể tiến hành việc phân tích như thể không có lạm phát và có thể sử dụng giá trị ở thời điểm gốc trong quá trình tính toán.

Dịch vụ và hàng hóa sản xuất ra hoặc tiêu thụ trong dự án thuộc hai loại cơ bản. Những loại trao đổi và trao đổi được là những loại hàng hóa và dịch vụ được,hoặc có thể nhập hoặc xuất.Việc buôn bán những mặt hàng và dịch vụ này đang diễn ra trên thị trường quốc tế và có thể được tính về giá cả và xuất nhập khẩu. Những mặt hàng và dịch vụ không trao đổi và không trao đổi được là những loại không thể hoặc không được xuất hoặc nhập khẩu. Nếu chúng là đầu vào thì nguồn cung cấp ngay ở trong nước, nhưng nếu chúng là đầu ra thì cũng chỉ được bán ra ở thị trường trong nước mà thôi.

Cách tính giá trị lao động dùng trong dự án cũng quan trọng vì tiền lương thị trường không phản ánh được các chi phí tối ưu. Số người thất nghiệp hoặc không đủ việc làm rất lớn và tiền lương khu vực “chính quy” của nền kinh tế có thể được định ra một cách máy móc và cao hơn chi phí tối ưu.

• Về những ảnh hưởng không định lượng được hoặc ngoại vi

Nhiều tác động của dự án có thể không được tính thành số liệu được hoặc

mang tính hình thức ngoại kinh tế. Các tác động không được tính bằng số gồm

(i) những tác động được biết sẽ xảy ra nhưng không thể đo, đếm được về mặt vật chất và những tác động không thể đánh giá được. Những tác động này có thể ở bên trong hoặc ở bên ngoài dự án,các báo cáo dự án phải đề cập đến chúng, mô tả và nêu rõ mức độ của chúng.

Nhiều nhóm người trong xã hội không liên quan đến trực tiếp của dự án cũng chịu tác động bên ngoài của dự án, những tác động này mang nhiều hình thức khác nhau như: mối liên kết, các tác động cấp số nhân, quan hệ quốc tế,….và đôi khi rất quan trọng, mặc dù thường khó đưa chúng vào TĐDA. Các tác động môi trường là những hậu quả của dự án đối với môi trường và chúng cần phải đặc biệt chú ý trong giai đoạn thiết kế xây dựng dự án. Một số tác động

có thể nhìn thấy trước được thì cần phải nêu rõ trong dự án. Hiện nay đã có những kỹ thuật để định lượng một số tác động về môi trường.

• Về tỷ lệ chiết khấu

Việc áp dụng tỷ lệ chiết khấu sẽ làm cho chi phí và lợi nhuận trong tương lai được tính theo (giá trị hiện tại).Tỷ lệ chiết khấu càng cao thì giá trị hiện tại của các chi phí và lợi ích tương lai càng thấp.

Tỷ lệ chiết khấu được áp dụng là tỷ lệ hoạch toán lãi suất (ARI) và đây chính là chi phí tối ưu trong khu vực nhà nước,ARI áp dụng cho các dự án đầu tư cấp nhà nước thường từ 8%-12%. Các mức lãi suất thống trị thị trường vốn trong nước cần phải được điều chỉnh đáng kể trước khi tỷ lệ hạch toán lãi suất này có thể được áp dụng.

• Về sử dụng phân tích chi phí lợi nhuận như một chỉ dẫn cho quyết định Thẩm định kinh tế không thôi cũng chưa đủ để có thể đưa ra các quyết định về dự án mà phải áp dụng phương pháp phân tích chi phí, lợi nhuận để lựa chọn một phương án hợp lý hơn.Việc kiểm tra xem dự án có thể chấp nhận được trong quá trình thẩm định kinh tế phụ thuộc vào việc so sánh các chi phí lợi nhuận lớn hơn giá trị hiện tại của chi phí.Nói cách khác là phải có giá trị thực tế hiện tại.

Xử lý đối với các trường hợp không chắc chắn: phân tích cảm tính không thể tránh được những điểm thiếu chắc chắn trong khâu lập kế hoạch (một tình huống trong đó hàng loạt các ước tính về giá trị có thể được đưa ra nhưng lại không kèm những luận chứng hợp lý). Phân tích cảm tính xử lý vấn đề này bằng cách xem xét tác động đối với giá trị thực tế hiện tại của các biến thể trong một số giả thiết đưa ra khi phân tích.

Những biến thể chủ yếu cần được xem xét trong khi phân tích cảm tính là:

- Giá cả đầu ra chính,giá cả đầu vào chính, khối lượng như cầu. - Mức sử dụng công suất trong cả giai đoạn XD và hoạt động lâu dài.

Phân tích cảm tính là bước đầu tiên trong việc đánh giá rủi ro của một dự án và việc sử dụng cách phân tích này cần phải trở thành một tiêu chuẩn trong việc phân tích DA.

Các yếu tố và cơ chế: Nhiều dự án có thể chấp nhận được về mặt kỹ thuật và kinh tế có thể lại không thực hiện được do hạn chế về cơ chế như cơ cấu tổ chức kém hiệu quả, thiếu các mục tiêu rõ ràng, khó khăn về nhân lực, thiếu thốn về kinh phí ….Vì thế cần phải thẩm định các cơ chế để đảm bảo rằng dự án có thể đứng vững trong bối cảnh cơ chế hiện tại.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 63)