Chính phủ và các Bộ ngành cần phải có chính sách đúng đắn, có tầm nhìn lâudài, tránh thay đổinhiều các văn bản pháp luật cũng như các chính sách. Các bộ, ban ngành cần xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, định mức kinh tế kỹ thuật của ngành do mình quản lý.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, trước khi ra quyết định đầu tư, tổng mứcvốn đầu tư của dự án phải được thông qua bởi cơ quan chức năng. Đề nghị các cơ quan chủ quản khi phê duyệt tổng mức vốn đầu tư cần tính toán một cách khách quan, chính xác.
Ngoài ra, Nhà nước cần chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán, thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định, cần thành lập những công ty chuyên trách về định giá tài sản thế chấp để tránh sự sai lệch trong việc đánh giá tài sản thế chấp nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác thẩm định, từ đó hạn chế rủiro cho hoạt động của ngân hàng.
3.3.2.1. Kinh tế vĩ mô cầ n đư ợ c duy tr ì ổ n đị nh
Theo đánh giá của Chính phủ trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 7 của Quốc hội ngày 20 tháng 5 năm 2014, kinh tế vĩ mô những tháng đầu năm 2014 có chiều hướng ổn định hơn các năm trước, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản bảo đảm. Mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm; Tỷ giá hối đoái được duy trì ổn định
Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của Chính phủ tình hình kinh tế, xã hội vẫn còn nhiều khó khăn. Thách thức chứa đựng nhiều rủi ro. Kinh tế vĩ mô chưa thực ổn định vững chắc. Tăng trưởng tín dụng thấp, việc xử lý nợ xấu còn chậm, cơ chế, chinh sách quản lý tài sản đảm bảo còn nhiều vướng mắc, bất cập. Mặt
khác nhiều cơ chế chinh sách tháo gở khó khăn cho doanh nghiệp chậm đi vào
cuộc sống như gói hỗ trợ tín dụng nhàở cho người có thu nhập thấp , hỗ trợ lãi suất đối với tôm, cá tra, tái canh cây cà phê…; thị trường BĐS phục hồi chậm; môi trường đầu tư còn nhiều bất cập; cổ phần hóa DNNN, thoái vốn đầu tư ngoài ngành còn nhiều trở ngại, bất cập.
Trên đây là bức tranh toàn cảnh vĩ mô của đất nước. Nếu những yếu kém kinh tế vĩ mô không sớm được khắc phục sẽ ảnh hưởng lớn đến công tác tín dụng nói chung tín dụng đầu tư của NHTM cổ phần ngoại thương nói riêng. Mỗi
một khi công tác tín dụng đầu tư gặp nhiều trở ngại thì tất yếu việc triển khai công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư cũng gặp nhiều khó khăn do kinh tế vĩ mô thiếu ổn định thì các yếu tố đầu vào của dự án tất yếu sẽ có nhiều biến động lớn. Chính vì vậy, để nâng chất lượngthẩm định với các giải pháp mà luận án đề xuất không thể quan tâm đến vấn đề duy trì và ổn định của kinh tế vĩ mô. Đây là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị mà trước hết là trách nhiệm điều hành của Chính phủ. Giải pháp quan trọng để bảo đảm kinh tế vĩ mô ổn định là phải chú trọng sử dụng kết hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cùng với chinh sách khác một cách linh hoạt, kịp thời theo sát diễn biến của tình kinh tế trong và ngoài nước.
Đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ làm công tác thẩm định cho
vay của hệ thống NHTM
Đây là điều kiện có tính quyết định đến việc triển khai các giải pháp nhằm tăng cường công tác thẩm định cho vay các dự án đầu tư tại VCB. Suy cho cùng chất lượng thẩm định phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố con người. Đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định cho vay các dự án đầu tư có kiến thức sâu rộng về hoạt động kinh tế, tài chính, hoạt động đầu tư XDCB, hoạt động tín dụng đầu tư, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng sẽ là yếu tố có tính quyết định đến chất lượng thẩm định cho vay các dự án đầu tư.
Thực tế thông qua kết quả công tác thẩm định cho vay các dự án đầu tư tại VCB thời gian qua cho thấy, bên cạnh một số cán bộ được phân công làm công tác thẩm định có trình độ có kinh nghiêm, nhạy bén trong qua trình phân tích đánh giá về các dự án đầu tư, còn một phận không nhỏ đội ngủ cán bộ làm công tác thẩm định chưa qua trường lớp đào tạo cơ bản về các nghiệp vụ thẩm định chủ yếu dựa vào kinh nghiệm tích lũy được qua hoạt động tín dụng. Với thực trạng này, ít nhiều làm hạnchế công tác thẩm định cho vay các dự án đầu tư của VCB thời gian qua.
Để có thể triển khai các giải pháp mà bản luận án đề xuất đối với công tác thẩm định cho vay các dự án đầu tư tại NHTM cổ phân ngoại thương Việt Nam,
đòi hỏi phải thực hiện công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ làm công tác thẩm định của NH. Đây vừa là trách nhiệm của NHNN vừa là trách nhiệm của VCB
Ngân hàng Nhà nước cần tổ chức những chương trình đào tạo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm trong toàn ngành để tăng cường hợp tác giữa các ngân hàng thương mại, đồng thời nâng cao trìnhđộ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm
công tác thẩm định. NHNN có thể tận dụng mạng lưới các trường đại học, cao
đẳng, các viện nghiên cứu tổ chức biên soạn các tài liệu giảng dạy, tập huấn một cách bài bản về các nghiệp vụ thẩm định, đồng thời tổ chức các lớp đào tạo đội
ngũ làm công tác thẩm thẩm định không chi đối với hệ thống NHTM nhà nước
mà cả hệ thống NHTM. Đi đôi với việc mở lớp đào tạo dài ngày, cần thiết phải định kỳ tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày để phổ biến kinh nghiệm từ những người làm công tác thẩm định lâu năm cho đội ngũ mới được giao nhiệm vụ làm công tác thẩm định.
Đối với VCB, có trách nhiệm rà soát lại đội ngũ làm công tác thẩm định, phân loại trìnhđộ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Đồng thời đi đôi với việc đào tạo, bồi dưỡng, cần nghiên cứu xây dựng chế độ vật chất, chế độ trách nhiệm đối với người làm công tác thẩm định
3.3.2.2. Phát triể n công nghệ thông tin
Cán bộ tín dụng tiến hành công tác thẩm định trên cơ sở những thông tin thu thập được. Như vậy kết quả thẩm định phụ thuộc vào chất lượng thông tin, lượng thông tin đầy đủ, chính xác chính là điều kiện cần để có kết quả thẩm định tốt. Hai vấn đề cần quan tâm hiện nay là nguồn thông tin và chất lượng thông tin. Thông tin có thể thu thập được từ nhiều nguồn:
- Thông tin từ chính các khách hàng vay vốn. Bất kỳ khách hàng nào xin vay vốn cũng phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin theo yêu cầu của ngân hàng. Đó là dự án xin vay vốn, các báo cáo tài chình và những tài liệu cần thiết khác, nguồn thông tin này rất quan trọng nhưng khó xác định được độ tin cậy của nó, bởi các khách hàng muốn được vay vốn bao giờ cũng đưa ra những mặt tốt của dự án và thường mang tính chủ quan một chiều, tâm lý chung là không muốn tiết lộ tình hình tài chính thực tế của đơn vị mình. Trong trường hợp này
cán bộ tín dụng thường phải sử dụng kinh nghiệm nghề nghiệp và căn cứ vào quan hệ làm ăn lâu dài, mức độ tín nhiệm để đánh giá chất lượng thông tin.
- Thông tin thu thập từ các cơ quan có thẩm quyền. Vì trước khi trình dự án xin vay các dự án này đã qua bước thẩm định của các cơ quan có thẩm quyền ký duyệt dự án. Đây cũng là một cơ sở để cán bộ tín dụng yên tâm hơn về tính khả thi của dự án.
- Thông tin từ trung tâm thông tin tín dụngvà trung tâm phòng ngừa rủi ro cũng là nguồn đáng tin cậy, tuy nhiên, nhưng nguồn thông tin này chưa được cập nhật và đa dạng.
Ngoài ra, còn có các nguồn thông tin khác như bạn hàng của khách hàng vay vốn, từ các ngân hàng khác đã có mối quan hệ từ trước. Sau khi đã thu thập được thông tin thì một vấn đề quan trọng được đặt ra đối với cán bộ tín dụng là xử lý các thông tin đó như thế nào để vừa tiết kiệm được thời gian vừa thu được kết quả cao. Để làm được điều này thì phải thực hiện việc phân tích, đánh giá, lưu trữ một cách thường xuyên và khoa học những thông tin cần thiết, Công cụ quan trọng để thực hiện được nhiệm vụ đó là hệ thông máy tính. Do đó, việc đầu tư trang bị hệ thống máy tính và thực hiện nối mạng từ Hội sở chính đến các đơn vị trong nội bộngân hàng là hết sức cần thiết. Đây cũng là điều kiện quan trọng để thực hiện các giải pháp do bản luận án đãđề xuất.