2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNGVIỆT NAM VIỆT NAM
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phầnngoại thương Việt nam ngoại thương Việt nam
VCB tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập ngày 20/01/1955 theo Nghị định 443/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Năm 1961, Sở Quản lý Ngoại hối được đổi tên thành Cục Ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định 171/CP ngày 26/10/1961 của Hội đồng Chính phủ.
Giai đoạn 1963- 1975
Ngày 01/04/1963, VCB chính thức khai trương hoạt động theo Nghị định
số 115/CP ngày 30/10/1962 do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Để tiếp nhận nguồn vốn viện trợ ngoại tệ, tháng 4/1965 theo chỉ thị của Bộ Chính trị, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập một tổ chức chuyên trách nghiệp vụ thanh toán đặc biệt với bí danh B29 tại VCB.
Giai đoạn 1976- 1990
Thời kỳ này, VCB đã trở thành Ngân hàng Đối ngoại duy nhất của Việt Nam trên cả 3 phương diện: nắm giữ ngoại hối của quốc gia, thanh toán quốc tế, cung ứng tín dụng xuất nhập khẩu. Sau 1975, VCB tiếp quản hệ thống ngân hàng của chế độ cũ, tham gia đàm phán, giảm, hoãn thành công nợ Nhà nước tại Câu lạc bộ Paris, London.
Giai đoạn 1991- 2007
VCB đã chính thức chuyển từ Ngân hàng chuyên doanh Đối ngoại trở
thành một NHTM Nhà nước có hệ thống mạng lưới trên toàn quốc và quan hệ
VCB cũng là Ngân hàng đầu tiên triển khai và hoàn thành Đề án Tái cơ cấu (2000 - 2005) mà trọng tâm là nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành, đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đóng góp cho sự ổn định và phát triển kinh tế, đồng thời tạo dựng uy tín đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Giai đoạn 2008 - 2014
Năm 2007, VCB tiên phong cổ phần hóa trong ngành ngân hàng và thực hiện thành công kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày
02/06/2008, VCBđã chính thức hoạt động theo mô hình NHTM Cổ phần.
Tính đến hết năm 2014, bên cạnh Hội sở chính Vietcombank hiện có 01 SGD và 79 Chi nhánh với 333 Phòng giao dịch hoạt động tại 47/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Mạng luới hoạt độngphân bổ: Bắc Trung bộ 10%, Ðông Bắc bộ 7,5%,Ðồng bằng sông Hồng (bao gồm Hà Nội) 22,5%,Ðông Nam bộ và Tp. Hồ Chí Minh 25%, Duyên hải Nam Trung bộ 13,75%, Tây Nam bộ 16,25%,
Tây Nguyên 4%. Vietcombank còn có hơn 1.800 Ngân hàng đại lý tại hơn 155
65
2.1.2. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
2.1.2.1. Hoạ t độ ng huy độ ng vố n
Huy động vốn từ nền kinh tế giai đoạn 2010 - 2014 của VCB tăng trưởng khá so với trước đó. Cơ cấu nguồn vốn huy động được thay đổi theo hướng tích cực: Tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn có xu hướng gia tăng, do VCB đã chủ động tiếp cận các nguồn tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán để tăng hiệu quảhoạt động. Năm2014 huy động vốnđạt 422.204 tỷ đồng, tăng27,8% so với đầu năm, cao hơn mức tăng bình quân của toàn ngành (15,8%). Nếu tính nguồn vốn vay BHXH, nguồn vốn huy động từ nền kinh tế năm 2013 đạt 340.259 tỷ đồng, tăng 11,6% so với năm 2012. Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền tương đối ổn định so với năm 2012, tỷ trọng vốn huy động bằng VNÐ duy trì ở mức 75%. Trong khi, huy động vốn từ dân cư tăng 6,8%, từ tổ chức kinh tế tăng 28,6% và huy động từthị trường liên ngân hàng tăng 29,3% so với năm 2012.
Bảng 2.1.Một số chỉ tiêu huy động vốn của VCB giai đoạn 2010-2014
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Thực hiện 2010 2011 2012 2013 2014 Theo thị trư ờ ng -Liên ngân hàng 69.613 86.829 34.066 44.044 43.238 -Nền kinh tế 204.756 227.017 285.382 332.246 422.204 Theo đố i tư ợ ng -Tổchứckinh tế 104.590 105.430 123.302 159.104 195.981
-Dân cư, đối
tượng khác 100.166 121.587 162.080 173.142 226.222
Nguồn: [31]
2.1.2.2. Hoạ t độ ng tín dụ ng
Tính đến năm 2014, doanh số giải ngân cho các chương trình cho vay ưu
để giải ngân cho vay các lĩnh vực ưu tiên gồm nông nghiệp nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp vừa và nhỏ; và ngành công nghệ cao. Thời kỳnày, VCBđã cam kết giải ngân cho vay đối với 487 khách hàng cá nhân có thu nhập thấp, cán bộcông chức, viên chức, lực lượng vũ trang với tổng cam kết giải ngân là 190 tỷ đồng, dưnợtại 31/12/2014tương ứng là 128 tỷ đồng.
Tính đến 31/12/2014, dư nợ tín dụng (bao gồm đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) đạt 323.332 tỷ đồng, tăng 17,87% so với năm 2013, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành, cao hơn mức kế hoạch 9% đã đề ra từ đầu năm. Tín dụng tăng khá ở khâu bán buôn (13,32%) và SME (19,5%), tăng cao ở thể nhân (38,88%). Theo đó, tỷ trọng dư nợ thể nhân ở mức 16%, dư nợ SME ở mức 15,02% và dư nợ bán buôn ở mức 68,98% tổng dư nợ. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn giữ ổn định như năm 2013.
Bảng: 2.2.Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng của VCB giai đoạn 2010-2014
Đơn vịtính: TỷVND
Đốitượng 2010 2011 2012 2013 2014
Doanh nghiệp NN 61.249 55.775 58.558 77.642 90.003
Công ty TNHH 32.852 38.453 48.660 60.459 69.454
DN có vốnđầu tưnước ngoài 9.744 12.893 13.290 13.890 17.883
HTX và C.Tytư nhân 6.511 4.412 5.357 5.478 6.056
Cá nhân 18.709 20.873 28.784 37.259 51.744 Khác 47.749 77.012 86.518 79.586 88.193 Tổng dư nợ 176.814 209.418 241.167 274.314 323.332 Nguồn: [31] 2.1.2.3. Các hoạ t độ ng dị ch vụ ngân hàng a. Hoạt động đầu tư
Với mục đích đầu tư rõ ràng, VCB luôn thực hiện đầy đủ theo quy trình, tuân thủ các quy định vềhoạt động đầu tư của NHNN và nội bộ ngân hàng đãđề ra, đa dạng hóa công cụ đầu tư, củng cố quan hệ khách hàng lớn và hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng. Đến cuối giai đoạn 2010 - 2014, tổng vốn đầu tư, góp vốn liên doanh, cổphần đạt 3.546 tỷ đồng.
b. Thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức từbối cảnh kinh tếvà sựcạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các đối thủ, song kết quả hoạt động thanh toán XNK và kinh doanh ngoại tệ trong giai đoạn 2010 - 2014 của VCB đạt được là khảquan. Doanh số thanh toán XNK năm 2014đạt 48,14 tỷ USD, tăng15,79% so với năm 2013, chiếm 16,32% thị phần xuất nhập khẩu cả nuớc, tiếp tục duy trì vị trí là ngân hàng có doanh sốvà thịphần thanh toán XNK lớn nhất cảnuớc.
VCB luôn bám sát diễn biến tình hình biến động tỷgiá các loại ngoại tệ cơ bản trong danh mục ngoại hối của ngân hàng, tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu và tìm hiểu thị trường để lựa chọn các đối tác tốt, tìm hiểu và mở rộng cơ hội kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nâng cao tính phối hợp trong toàn hệthống để tăng cường bán chéo sản phẩm, thu hẹp biên độ chào giá nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng mạng luới khách hàng và tăng cường doanh số giao dịch. Đến cuối giai đoạn 2010 - 2014, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 28,9 tỷUSD.
c. Kinh doanh thẻ
Trong giai đoạn 2010 - 2014, hoạt động kinh doanh thẻtiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu của VCB trên thị trường, tất cả các chỉ tiêu kinh doanh thẻ đều hoàn thành vượt mức kếhoạch, năm sau so với năm trước tăng trưởng cao hơn từ 14% đến 74%. Riêng năm 2014, VCB đã phát hành được 1 242 750 thẻ các loại. Doanh số sử dụng và thanh toán thẻ đều tăng trưởng rất mạnh. Doanh số thanh toán thẻ quốc tế tăng 26,1% so với cuối năm 2013, đạt 110% kế hoạch năm và dẫn đầu thị trường với 44% thị phần tại thị trường thẻvào cuối giai đoạn 2010 - 2014.
Doanh số thanh toán thẻ nội địa tăng 73,5% so với cùng kỳ, đạt 116% kế hoạch năm 2014. Số lượng đơn vị chấp nhận thẻ tăng 39,9%.
Mạng lưới máy ATM và POS tiếp tục được tăng cường với tổng số máy tương ứng đến cuối giai đoạn 2010 -2014 là 1.917 và 42.238 được phân bổ trên hầu hết các tỉnh thành lớn toàn quốc.