Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 121)

Hệ thống thông tin giữa các NHTM chưa phát triển

Do yếu tố cạnh tranh, thông tin về khách hàng phục vụ cho công tác thẩm định cho vay DAĐT rất ít được các NHTM chia sẻ với nhau. Thông tin được trao đổi chủ yếu qua quan hệ cá nhân.

Thiếu sự hỗ trợ thông tin từ NHNN

Trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước

(CIC) tuy đã ra đời nhiều năm nay nhưng cũng chưa thực hiện được đầy đủ vai trò của mình trong việc hỗ trợ các NHTM. Thông tin từ CIC chưa đáp ứng được về tính đầy đủ và tính kịp thời. Điều này là một mặt hạn chế mà các NHTM nói chung và VCB nói riêng luôn phải tìm cách khắc phục.

Việc thẩm định cho vay dự án đầu tư phụ thuộc nhiều vào thông tin do khách hàng cung cấp. Tuy nhiên, các cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư, về tính công khai trong hoạt động của các doanh nghiệp, về các quy định trong hoạt động tín dụng,…còn yếu nên đã gây trở ngại cho hoạt động thẩm định.

Trìnhđộ nghiệp vụ của CBTD ngân hàng còn hạn chế

Việc kiểm tra doanh nghiệp diễn ra không thường xuyên, có trường hợp cán bộ chỉ xuống khi doanh nghiệp vay vốn lần đầu, còn những lần sau họ không trực tiếp xuống doanh nghiệp kiểm tra mà chỉ thẩm định qua số liệu doanh nghiệp cung cấp. Do đó, chất lượng thông tin không đảm bảo dẫn đến chất lượng thẩm định năng lực khách hàng không cao, không nắm được cụ thể, chính xác tình hình sử dụng tiền vay của doanh nghiệp, không nắm được tiến độ thực hiện cũng như những khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình kinh doanh.

Bên cạnh đó, số lượng cán bộ tín dụng của ngân hàng ít trong khi khối lượng công việc nhiều nên khó tránh khỏi nhầm lẫn, sai sót, ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định. Thời gian gần đây, mặc dù ngân hàng đã triển khai lắp đặt một số chương trình phần mềm chuyên dụng hỗ trợ cho công tác thẩm định, giúp giảm bớt khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng; Tuy nhiên do trình độ tin học chưa đều tay nên việc sử dụng các phần mềm này chưa thực sự hiệu quả, việc tính toán các chỉ tiêu tài chính và các chỉtiêu khác vẫn còn nhiều sai lệch.

Những hạn chế về nguồn nhân lực của VCB còn thể hiện,chưa có sự phân

công cán bộ tín dụng cho vay chuyên biệt một nhóm doanh nghiệp. Mỗi doanh

nghiệp đến với ngân hàng đều thuộc các ngành, các lĩnh vực khác nhau, do đó có sự khác nhau cơ bản về chu kỳ kinh doanh, về sản phẩm, về thị trường, về triển vọng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh, về cơ cấu doanh thu và chi phí... Để việc thẩm định năng lực khách hàng có chất lượng, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải am hiểu các khíacạnh liên quan đến doanh nghiệp, phải có những hiểu biết cơ bản về ngành nghề kinh doanh và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Thêm vào đó, ngân hàng cũng chưa có sự tách biệt giữa cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng vừa là người thẩm định năng lực khách hàng, lên

kế hoạch giải ngân; vừa kiểm soát tín dụng và thu nợ. Chính điều này đã làm cho hiệu quả công việc không cao, ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định.

Thiếu sự giám sát khách hàng đối với công tác thẩm định cho vay DADT

Một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng thẩm định cho vay DADT tại VCB chưa cao là do cơ chế kiểm tra, kiểm soát công tác này còn nhiều hạn chế. Bộ phận kiểm tra nội bộ của ngân hàng đã có những cán bộ giỏi về nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm nhưng số lượng cán bộ ít trong khi khối lượng công việc nhiều, nhất là trong điều kiện hoạt động tín dụng tại ngân hàng ngày càng phát triển. Chính vì thế, việc kiểm tra tình hình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, trong đó có công tác thẩm định cho vay DADT còn chưa chặt chẽ. Định kỳ, phòng Kiểm tra nội bộ yêu cầu các CBTD báo cáo tình hình cho vay và thu nợ đối với các doanh nghiệp đang vay vốn, đồng thời báo cáo tình hình thẩm định đối với các doanh nghiệp đang đề nghị vay; Tuy nhiên, việc kiểm tra này chỉ trên giấy tờ chứ cán bộ không trực tiếp kiểm tra đối với cán bộ tín dụng và doanh nghiệp. Vì vậy, chất lượng hoạt động kiểm tra không đảm bảo, không chỉ ra hết các sai sót trong quy trình tín dụng của cán bộ tín dụng.

Tình trạng thiếu trung thực và năng lực hạn chế của các CĐT

Việc lập dự án đầu tư được thực hiện theo thông tư số 09/HĐBT/VPTĐ ngày 21/09/96 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn lập và thẩm định dự án đầu tư. Nội dung của dự án theo quy định gồm 11 nội dung cụ thể nhưng trên thực tế, phần lớn các dự án khả thi mà ngân hàng tiến hành thẩm định đã không được lập đầy đủ theo các nội dung hướng dẫn. Kiến thức của khách hàng xin tài trợ về quản lý kinh doanh, về pháp luật còn thấp, kỹ năng lập dự án còn yếu hoặc không có, dẫn tới thông tin đầu vào dự án thiếu chính xác, thiếu căn cứ

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nội dung chương 2 đã phân tích thực trạng thẩm định cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam theo 3 trụ cột chính: Phương pháp thẩm định; Thẩm định thông tin của các dự án đầu tư và thẩm định năng lực chủ đầu tư. Chương này cũng nêu tóm tắt khung pháp lý hiện hành quy định về thẩm định cho vay dự án đầu tư củaNHTMở Việt nam.

Chương 2, luận án cũng đánh gía thực trạng thẩm định tính pháp lý của dự án; Thẩm định kế hoạch và tiến độ triển khai dự án; thẩm định các yếu đầu vào của dự án; Thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án; thẩm định hiệu quả tài chính của dự án; thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án và cuối cùng là thẩm định tỉnh rủi ro của dự án. Tiếp theo, luận án mô tả thực trạng công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt nam thông quanhững kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.

Phương pháp chủ yếu được ngân hàng sử dụng trong quá trình thẩm định là phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp dự báo. Các phương pháp này được áp dụng một cách linh hoạt tuỳ theo tính chất của dự án và lượng thông tin cán bộ thẩm định thu thập được. Ngân hàng cũng áp dụng các chỉ tiêu hiệu quả như: NPV, IRR…, để đánh giá tính hiệu quả của dự án, ở một số dự án còn sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy trong phân tích rủi ro.Mặc dù quy trình thẩm định đã quy định rõ ràng, song trên thực tế vẫn có một khoảng mở nhất định, nghĩa là việc lựa chọn chỉ tiêu nào, lựa chọn bao nhiêu chỉ tiêu để đánh giá đối với mỗi dự án là phụ thuộc khá linh hoạt vào trìnhđộ và cách nhìn nhận của cán bộ thẩm định, thậm chí còn phụ thuộc vào mối quan hệ của khách hàng vớiVCB.

Những phân tích ở chương 2 là cơ sở để đưa ra các gợi ý trong việc hoàn thiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại VCB, hướng đến mục tiêu hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, là cơ sở góp phần giải thích cơ chế tác động của công tác thẩm định chovay dự án đầu tư với chất lượng tín dụng của NHTM nói chung và của VCB nói riêng.

CHƯƠNG3.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM2020

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 121)