Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về bồ

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 66)

3. Bố cục luận văn

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về bồ

định về bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động Việt Nam

Một là, rà soát lại toàn bộ các quy định của pháp luật về trách nhiệm

bồi thường thiệt hại trong luật lao động, qua đó xem xét đến sự thống nhất của các văn bản pháp luật khi quy định về trách nhiệm bồi thường trong luật lao động để từ đó có sự sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Hai là, Tòa án nhân dân tối cao cần có hướng dẫn cụ thể đối với các

quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, để tránh tình trạng tùy tiện khi vận dụng các quy định về bồi thường thiệt hại trong quá trình giải quyết vụ án. Đồng thời cần có biện pháp nâng cao trình độ

chuyên môn của Thẩm phán về công tác xét xử án lao động nói chung và các vụ án về bồi thường thiệt hại nói riêng.

Ba là, cần có sự phối hợp tham gia của các cơ quan quản lý Nhà

nước, đại diện NLĐ và NSDLĐ, các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật lao động nói chung, trong đó có các quy định về bồi thường thiệt hại cho NLĐ trong quan hệ lao động, qua đó hạn chế đến mức thấp nhất những hành vi gây thiệt hại hoặc khi có hành vi gây thiệt hại thì người gây thiệt hại, người bị thiệt hại hiểu rõ hơn về mức bồi thường. Đặc biệt, cần tăng cường hơn nữa công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật lao động một cách rộng rãi để mọi chủ thể trong xã hội, đặc biệt là NLĐ, hiểu được vị trí và vai trò của TAND trong giải quyết các tranh chấp lao động, trong đó có tranh chấp về bồi thường thiệt hại. Chỉ trên cơ sở hiểu biết một cách sâu sắc các quy định của pháp luật lao động cũng như hệ thống tổ chức của Toà án, đặc biệt là Toà lao động thì quần chúng nhân dân nói chung và các chủ thể của quan hệ lao động nói riêng mới nhận thức được đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của họ khi bị vi phạm quyền lợi và khi tham gia giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại tại TAND.

Bốn là, Nền kinh tế thị trường đang diễn ra mạnh mẽ, vì vậy các

tranh chấp trong quan hệ lao động càng ngày càng phức tạp hơn. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật lao động để hạn chế thấp nhất những vi phạm pháp luật lao động có thể xảy ra.

Năm là, nâng cao nhận thức của NLĐ về vai trò của công đoàn, làm

cơ sở để đẩy mạnh thành lập công đoàn cơ sở, ban chấp hành công đoàn lâm thời tại những đơn vị chưa có tổ chức công đoàn để đại diện bảo vệ

quyền lợi cho tập thể NLĐ; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn bằng cách có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật lao động, trách nhiệm của tổ chức công đoàn cho cán bộ công đoàn; tăng cường số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách để có sự độc lập tương đối với NSDLĐ, tận tâm bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. Đồng thời cũng cần có những biện pháp hữu hiệu để đảm bảo việc làm và quyền lợi cho các cán bộ công đoàn, tránh những trường hợp họ bị sa thải do tích cực đấu tranh với NSDLĐ để bảo vệ quyền lợi cho NLĐ trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)