Bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 41)

3. Bố cục luận văn

2.2.2. Bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe

Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là những sự cố nghiêm trọng xảy ra trong quá trình lao động, là hậu quả tất yếu của việc không đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động. Do đó, các quy phạm pháp luật về bảo hộ lao động quy định khá chi tiết cụ thể về việc khắc phục hậu quả của tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Đây là những biện pháp được áp dụng khi các giải pháp về an toàn lao động, vệ sinh lao động không thể hạn chế được các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe xảy ra đối với NLĐ trong quá trình sản xuất. [21, tr.413].

Theo quy định tại Điều 142 Bộ luật lao động 2012 “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn

liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.” Mặc dù, về bản

chất, tai nạn lao động là một dạng của tai nạn rủi ro; tuy nhiên, tai nạn rủi ro có thể xảy ra với bất kỳ ai, trong bất kỳ hoạt động và hoàn cảnh nào, trong khi đó, tai nạn lao động chỉ có thể xảy ra với NLĐ trong quá trình

thực hiện công việc và nhiệm vụ lao động. Do đó, có thể nhận thấy rằng, dấu hiệu tai nạn “ xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động” là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt tai nạn lao động với các tai nạn rủi ro khác.[22, tr. 364].

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật BHXH, một tai nạn được xem là tai nạn lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của NSDLĐ; và trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

* Bệnh nghề nghiệp:

Trong quá trình lao động, một số yếu tố và hoàn cảnh ở nơi làm việc có thể gây ảnh hưởng nhất định đối với trạng thái cơ thể và sức khỏe NLĐ. Các yếu tố đó được gọi là yếu tố vệ sinh nghề nghiệp hay yếu tố nghề nghiệp. Khi các yếu tố nghề nghiệp có tác dụng xấu đối với sức khỏe và khả năng làm việc của NLĐ thì được gọi là các yếu tố tác hại nghề nghiệp. Những bệnh tật chủ yếu do tác hại nghề nghiệp gây nên được gọi là những bệnh nghề nghiệp. [22, tr. 364].

Điều 143 Bộ luật lao động quy định: “Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động”.

Như vậy, tiêu chuẩn để xác định bệnh nghề nghiệp là căn bệnh này “phát sinh do điều kiện lao động có hại”, tức là phải có yếu tố tiếp xúc với các yếu tố tác hại nghề nghiệp. Đây là dấu hiệu làm cho bệnh nghề nghiệp khác với các căn bệnh thông thường. Bệnh nghề nghiệp có thể phát sinh do tiếp xúc với các hóa chất độc hại (thuốc trừ sâu, chì, thủy ngân), do các yếu

tố vật lý (ồn, rung) hoặc do yếu tố sinh học (vi nấm, vi khuẩn, vi rút).. Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành. Cùng với sự thay đổi điều kiện và môi trường làm việc trong thực tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ điều chỉnh danh mục bệnh nghề nghiệp cho phù hợp. [22, tr.365].

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là những sự kiện khách quan, nằm ngoài mong muốn của NLĐ và NSDLĐ. Ngay cả trong trường hợp các bên (nhà nước, NSDLĐ, NLĐ) đã thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động thì cũng có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất các yếu tố độc hại, nguy hiểm chứ không thể loại bỏ hoàn toàn tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp. Do đó, NSDLĐ phải thực hiện đầy đủ các biện pháp nhằm giảm thiểu hậu quả của tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bù đắp thiệt hại cho NLĐ. Theo quy định, trách nhiệm của NSDLĐ bao gồm:

Một là, xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp. Trách nhiệm này bao gồm: xây dựng phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp và định ký tổ chức diễn tập; trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động; và thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc ra lệnh ngừng ngay hoạt động của máy, thiết bị nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (khoản 1 Điều 140 BLLĐ 2012).

Hai là, thanh toán một phần hoặc toàn bộ chi phí y tế. Trước đây, theo quy định tại khoản 2 Điều 107 BLLĐ 1994, NSDLĐ phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Hiện nay, NSDLĐ chỉ có trách nhiệm thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi

điều trị ổn định đối với NLĐ không tham gia bảo hiểm y tế (khoản 1 Điều 144 BLLĐ 2012). Việc nhà nước chỉ yêu cầu NSDLĐ thanh toán một phần chi phí y tế đối với NLĐ có tham gia bảo hiểm y tế là phù hợp bởi vì NLĐ và NSDLĐ đã đóng góp vào quỹ bảo hiểm y tế, do đó cơ quan BHXH phải có trách nhiệm thanh toán một phần chi phí y tế cung với NSDLĐ. Quy định này đã giúp giảm bớt phần nào gánh nặng về tài chính cho NSDLĐ khi NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Ba là, trả đủ tiền lương theo HĐLĐ trong thời gian điều trị. Về nguyên tắc, trong thời gian điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, QHLĐ tạm thời ngừng thực hiện và NSDLĐ không phải trả tiền lương cho NLĐ. Tuy nhiên, xuất phát từ lập luận cho rằng, NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là do phải thực hiện công việc theo yêu cầu của NSDLĐ và dưới sự điều hành của NSDLĐ; vì vậy, NSDLĐ cũng phải chịu trách nhiệm trong trường hợp NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Pháp luật hiện nay quy định NSDLĐ phải trả đủ tiền lương theo HĐLĐ cho NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Bốn là, bồi thường hoặc trợ cấp cho NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên theo quy định tại Điều 145 BLLĐ 2012.

Trên thực tế, những năm gần đây đã xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, xây dựng có chiều hướng gia tăng. Theo báo cáo của 63 Sở lao động- Thương binh và xã hội năm 2013, trên toàn quốc đã xảy ra 6695 vụ TNLĐ làm 6887 người bị nạn trong đó:

- Số vụ TNLĐ chết người: 562 vụ

- Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 113 vụ - Số người chết: 627 người

- Nạn nhân là lao động nữ: 2308 người

Một số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng như: vụ tai nạn lao động làm 01 người chết xảy ra ngày 10/4/2013 tại Công ty cổ phần Traco Hùng Vương, Lô A, 116 Phạm Hùng, Rạch Giá, Kiên Giang;vụ tai nạn lao động làm 03 người chết xảy ra vào 10h20 ngày 24/4/2013 tại Công ty Hoà Dương, xã Long Thới, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh; vụ tai nạn lao động làm 2 người chết xảy ra ngày 05/5/2013, tại mỏ đá Lèn Rỏi, xã Kỳ Tân, huyện Tân Kỳ, Nghệ An.

Thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động xảy ra năm 2013 (chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương,...) là 71,85 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là 6,27 tỷ đồng. Tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là 153.658 ngày [48].

Thực tiễn thực hiện việc bồi thường thiệt hại cho NLĐ đang gặp một số khó khăn: Hiện nay Bộ luật lao động hiện hành cũng như một số văn bản hướng dẫn chưa quy định rõ các tai nạn nào được coi là tai nạn lao động, tai nạn lao động có bao gồm tất cả những tai nạn giao thông hay không. Vì trên thực tế, NLĐ trên đường từ nhà đến nơi làm việc và trên đường đi về nhà có rất nhiều trường hợp còn kết hợp với việc đi chợ, đưa đón con, thăm người thân…nếu xảy ra tai nạn thì có được coi là tai nạn lao động hay không. Rất nhiều trường hợp chưa phân biệt được tai nạn lao động với tai nạn rủi ro để áp dụng chế độ chi trả BHXH cho NLĐ. Khi nền công nghiệp phát triển, nhất là các ngành công nghiệp khai khoáng hầm mỏ, tai nạn lao động xảy ra thường xuyên hơn và NSDLĐ phải có trách nhiệm ràng buộc chặt chẽ hơn với những tai nạn lao động. Khi xảy ra tai nạn lao động, chế độ tai nạn lao động do BHXH chi trả nhằm bù đắp một phần chi phí chữa trị cho NLĐ. Vì vậy, hiện nay việc xác định đúng như

thế nào là tai nạn lao động để lập hồ sơ thủ tục giải quyết thế nào cho phù hợp để quỹ BHXH chi trả đúng người, đúng vụ việc bảo đảm quyền lợi cho NLĐ vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau [33].

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 41)