Sự cần thiết và yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về bồi thường

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 60)

3. Bố cục luận văn

3.1.1 Sự cần thiết và yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về bồi thường

thường thiệt hại trong pháp luật lao động ở Việt Nam

Một là, xuất phát từ quan điểm của Đảng về vấn đề giai cấp:

Đảng ta đã xác định giai cấp công nhân Việt Nam là lực lượng nòng cốt, tiên phong của cách mạng Việt Nam trong thời kì mới, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong Báo cáo chính trị đọc tại Đại hội X có đoạn:

“… Xây dựng hệ thống luật pháp về lao động và thị trường sức lao động nhằm bảo đảm quyền lựa chọn chỗ làm việc và nơi cư trú của người lao động; thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao động; bảo đảm quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động… Đối với giai cấp công nhân, phát triển về số lượng, chất lượng và tổ chức; nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Giải quyết việc làm, giảm tối đa

số công nhân thiếu việc làm và thất nghiệp. Thực hiện tốt chính sách và pháp luật về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hộ lao động, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ đối với công nhân; chính sách ưu đãi nhà ở đối với công nhân bậc cao. Xây dựng tổ chức, phát triển đoàn viên công đoàn, nghiệp đoàn đều khắp ở các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế. Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của công nhân và những người lao động, chú trọng công nhân làm việc ở các khu

công nghiệp và đô thị lớn”.

Qua đó, có thể thấy quan điểm của Đảng về vấn đề bảo vệ người lao động là hết sức rõ ràng. Đảng ta xác định chỉ có thể bảo vệ quyền lợi người lao động bằng việc xây dựng pháp luật lao động. Bên cạnh việc quan tâm bảo vệ quyền lợi người lao động, Đảng cũng quan tâm đến người sử dụng lao động khi yêu cầu pháp luật lao động cũng phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động. Những quan điểm, đường lối đó của Đảng là căn cứ và cũng là đòi hỏi để từng bước hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam. Tuy nhiên cũng lưu ý rằng khi hoàn thiện pháp luật lao động, phải đặt ra vấn đề bảo vệ quyền lợi của cả hai bên chủ thể trong quan hệ lao động, tránh tình trạng bảo vệ thái quá, thiên lệch về một phía. Đó cũng chính là kim chỉ nam mà chúng tôi tuân theo trong quá trình nghiên cứu đề xuất các giải pháp.

Hai là,xuất phát từ bản chất của quan hệ lao động:

Quan hệ lao động là quan hệ giữa người lao động làm công ăn lương và người sử dụng lao động, trong quan hệ ấy, một bên sử dụng sức lao động của mình làm hàng hóa để bán cho bên kia nhằm được nhận tiền công, còn bên kia trả tiền để được quyền sử dụng sức lao động. Điều đó cho thấy mối quan

hệ này không phải là mối quan hệ phụ thuộc một chiều, bởi người sử dụng lao động cũng cần thuê mướn sức lao động để tạo ra hàng hóa, họ không thể chỉ dựa vào sức lao động của chính mình để tạo ra lợi nhuận, có nghĩa người sử dụng lao động cũng phụ thuộc người lao động. Nhưng không phải vì sự phụ thuộc đó mà các bên trong quan hệ này có được vị thế bình đẳng. Nếu những người ngoài cuộc chỉ nhìn vào những quy định của pháp luật điều chỉnh mối quan hệ này dễ có cảm giác bình đẳng, nhưng thực tế đã chỉ ra rằng người sử dụng lao động với đầy đủ các ưu thế của kẻ mạnh luôn có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động bằng nhiều cách khác nhau một cách hợp lý, ngay cả khi các quy định pháp luật tưởng như là chặt chẽ. Trong khi đó, người lao động với nhiều áp lực từ cuộc sống như cần có việc làm để đáp ứng các nhu cầu của bản thân và gia đình [49], do sự khắt khe của thị trường lao động hay là sự yếu kém của chính bản thân mà dễ dàng chấp nhận các điều kiện do người sử dụng lao động đưa ra như là cách nhanh nhất để có việc làm. Bởi vì bản chất thật sự của quan hệ lao động là một bên luôn ở vị thế yếu hơn bên kia, bên yếu thế đó là người lao động. Người sử dụng lao động còn đó quyền quản lý, điều hành sản xuất với tư cách là người chủ, người bỏ vốn đầu tư tìm kiếm lợi nhuận, thì họ phải có quyền điều khiển người lao động để đảm bảo, ít nhất giữ được đồng vốn. Nói như thế để thấy rằng, ở một mức độ nào đó, chúng ta cần phải chấp nhận sự bất bình đẳng giữa các bên như là quy luật tất yếu của cuộc chơi.[49]

Ba là, quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đã mang đến

cho đất nước nhiều cơ hội mới và cũng đặt ra nhiều thách thức mới trong quan hệ lao động. Do vậy, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về lao động là việc cần thiết trong quá trình hội nhập. Cần nghiên cứu, tiếp cận các quy định tiến bộ của pháp luật quốc tế và pháp luật các nước có liên quan tới vồi thường thiệt hại cho NLĐ trong quan hệ lao động để hoàn

thiện pháp luật Việt Nam. Hiện nay Việt Nam đã là thành viên ILO nên các quy định trong pháp luật Việt Nam cũng cần phải quy định phù hợp với các Công ước, khuyến nghị của ILO trong lĩnh vực lao động nói chung và bồi thường thiệt hại cho NLĐ nói riêng. Vấn đề nghiên cứu, học hỏi các quy định tiến bộ, hợp lí của pháp luật các nước ngoài để có thể áp dụng vào điều kiện kinh tế- xã hội ở Việt Nam nhằm xây dựng pháp luật lao động Việt Nam ngày càng hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề cần thiết.

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 60)