Lược sử quá trình hình thành và phát triển của các quy định pháp luật lao

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 28)

3. Bố cục luận văn

2.1. Lược sử quá trình hình thành và phát triển của các quy định pháp luật lao

pháp luật lao động Việt Nam về bồi thường thiệt hại

Ở nước ta, ngay khi đất nước bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật để bảo vệ tài sản XHCN trong quá trình lao động sản xuất như: Nghị định của Hội đồng chính phủ số 49/CP ngày 9/04/1968 ban hành chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân, viên chức đối với tài sản của nhà nước; Thông tư liên bộ số 128-TT/LB ngày 24/7/1968 hướng dẫn thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân, viên chức đối với tài sản của nhà nước; Nghị định của Hội đồng chính phủ số 217/CP ngày 8/6/1979 quy định về chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật, chế độ bảo vệ của công và chế độ phục vụ nhân dân của cán bộ, nhân viên và cơ quan nhà nước. Theo các văn bản này, đối tượng áp dụng gồm tất cả những người làm việc trong các cơ quan, xí nghiệp nhà nước mà thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc vi phạm kỷ luật lao động gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước. Ngoài ra pháp luật lao động thời kỳ này cũng quy định rất chặt chẽ các vấn đề về căn cứ bồi thường, mức và cách thức thực hiện bồi thường cùng thủ tục thực hiện bồi thường…nhằm giáo dục công nhân viên chức nhà nước có ý thức phục vụ nhân dân, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, góp phần nâng cao pháp chế xã hội chủ nghĩa, đề cao trách nhiệm kỷ luật, tăng cường hiệu quả quản lý của nhà nước đồng thời nhằm ngăn ngừa và đấu tranh có hiệu

quả những hành động vô trách nhiệm, vô kỷ luật, xâm phạm tài sản công cộng, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể XHCN của nhân dân.

Tuy được áp dụng trong khoảng thời gian tương đối dài và góp phần không nhỏ trong việc giúp các cơ quan nhà nước, xí nghiệp xử lý các trường hợp vi phạm kỉ luật gây thiệt hại đến tài sản nhà nước, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, nâng cao kỉ luật lao động trong đơn vị. Song vì một số lý do, chế độ bồi thường về vật chất không phát huy được tác dụng. Cho nên đã dẫn đến tình trạng tài sản chung không được bảo vệ, ý thức làm chủ tài sản nhà nước của công nhân, viên chức chưa đầy đủ, tình trạng tham ô, biển thủ của công diễn ra phổ biến đã gây ảnh hưởng không ít đến đời sống của NLĐ nói riêng, đến nền kinh tế xã hội của đất nước nói chung.

Tháng 4/1975, đất nước thống nhất và bước vào thời kì khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng nền kinh tế, đưa cả nước đi lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Sau đó 5 năm, Hiến pháp 1980 ra đời, đã đặt ra những nguyên tắc nền tảng để xây dựng pháp luật lao động trong điều kiện mới với những quy định về quan hệ lao động một cách toàn diện hơn, có điều kiện đảm bảo hơn. Trong Hiến pháp 1980, quan điểm bảo vệ người lao động thông qua một số chế định về bồi thường thiệt hại tiếp tục duy trì, qua các quy định thể hiện cơ chế hành chính bao cấp trong việc tuyển dụng, tiền lương, kỷ luật lao động…Mặc dù trong giai đoạn này, quan hệ lao động được điều chỉnh bằng mệnh lệnh hành chính đã phần nào cản trở sự chủ động, tự do của hai bên trong quan hệ lao động, nhưng ở một góc độ nào đó, những quy định ấy, cũng thể hiện rất rõ quan điểm bảo vệ người lao động.

Nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng trong sự nghiệp đổi mới đất nước, giải phóng sức lao động, tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động cũng như cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 1992 về vấn đề lao động, ngày 23/06/1994, Bộ luật lao động đầu tiên của nước Việt Nam đã được thông qua. Thể hiện rõ nét tư tưởng bảo vệ người lao động, các chế định của Bộ luật lao động 1994 đã đề cao vai trò của người lao động trong sự nghiệp phát triển đất nước, bảo vệ người lao động một cách toàn diện từ việc làm, học nghề, tiền lương, bảo hiểm xã hội đến xử lý kỷ luật lao động, giải quyết tranh chấp lao động v.v…

Kế thừa và phát triển những quy định bồi thường thiệt hại trước đây, Bộ luật lao động 2012 cùng các văn bản hướng dẫn đã quy định tương đối đầy đủ và toàn diện về chế độ bồi thường thiệt hại, góp phần điều chỉnh đồng bộ các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực lao động, bảo đảm và tăng cường kỷ luật lao động tại đơn vị.

2.2. Thực trạng các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại trong luật lao động Việt Nam

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 28)