Thực tiễn bồi thường thiệt hại trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 49)

3. Bố cục luận văn

2.3. Thực tiễn bồi thường thiệt hại trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

Bộ luật lao động năm 2012 với các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại vụ thể đã tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án nhân dân các cấp và các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng áp dụng để giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại.

Theo các báo cáo tổng kết hoạt động của Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng năm 2012, 2013, 2014 thì trong ba năm toàn thành phố đã xảy ra 28 vụ tai nạn lao động, làm chết 21 người; nguyên nhân do người sử dụng lao động chưa huấn luyện ATVSLĐ cho công nhân, không có quy trình, biện pháp ATLĐ, chưa trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động (ngã từ trên cao, điện giật, ngã xuống hố, bị va đập..); 03 vụ ngừng việc tập thể và 01 vụ vi phạm pháp luật lao động xuất phát từ việc người sử dụng lao động không thực hiện đúng quy định của pháp luật về tiền lương tối thiểu vùng, định mức lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, nợ bảo hiểm xã hội.

Trong các vụ tai nạn lao động và đình công ở trên, doanh nghiệp chủ yếu bồi thường cho người lao động thông qua chế độ bảo hiểm xã hội là chính. Còn các trường hợp khác, doanh nghiệp vẫn cố tình lách luật. Việc vi phạm quy định về lao động còn phổ biến như không có quy chế lao động phù hợp luật pháp, kéo dài thời gian tập sự, trả lương không đúng quy định. Một số doanh nghiệp là nhà đầu tư nước ngoài không am hiểu pháp luật Việt Nam và nhiều trường hợp họ cố tình không thực hiện các quy định của luật pháp. Hơn nữa, việc tuyên truyền pháp luật không tiến hành thường xuyên, không đúng đối tượng. Vai trò của tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp còn mờ nhạt dẫn đến quyền lợi của người lao động còn bị hạn chế.

Theo số liệu của ngành Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc thụ lý và giải quyết các vụ án lao động trong 03 năm 2012, 2013, 2014 trên

toàn thành phố cho thấy, số các vụ tai nạn lao động xảy ra ở các doanh nghiệp và số các vụ kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại tại Tòa án không tương xứng với nhau. Hầu hết khi xảy ra các vụ tai nạn lao động đã tự giải quyết với nhau tại các doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp che giấu thông tin về bồi thường thiệt hại. Cụ thể:

Năm Nội dung 2012 2013 2014 Tranh chấp về BTTH 7 6 8 Tranh chấp HĐLĐ 11 5 4 Tranh chấp khác 4 6 5 Tổng cộng 22 17 17

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng)

Qua số liệu trên cho thấy:

Thứ nhất, các vụ án tranh chấp về bồi thường thiệt hại chiếm số

lượng khá thấp so với các vụ việc xảy ra tại doanh nghiệp.

Thứ hai, có thể nói rằng, các cán bộ Tòa án đã vận dụng các quy định

của Bộ luật lao động để giải quyết các yêu cầu về bồi thường thiệt hại, góp phần khắc phục những tổn thất mà người bị hại phải gánh chịu, giúp họ ổn định cuộc sống, duy trì hoạt động bình thường của sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, Bộ luật lao động 2012 cũng mới quy định những vấn đề chung nhất, còn việc giải quyết vụ thể từng vụ án như thế nào thì cách vận dụng khác nhau, thiếu nhất quán, chưa có sự thống nhất, mỗi Thẩm phán giải quyết theo một cách, do đó quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi chủ thể chưa được đảm bảo.

Bản án số 02/2012/LĐ-ST về “Tranh chấp lao động cá nhân về yêu cầu bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động”của Tòa án nhân dân quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng giữa các đương sự:

* Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn Anh; sinh năm 1978; Địa chỉ: …. Ngô Quyền, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng.

Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn: Ông Trương Văn Thy - Luật sư thuộc Đoàn Luật sư tp Đà Nẵng.

* Bị đơn: Ông Ngô Quốc - Chủ Cơ sở mộc Ngô Quốc; Địa chỉ: …. Ngô Quyền, quận Sơn Trà, tp Đà Nẵng.

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông Ngô Văn Minh; Địa chỉ: … Ngô Quyền, quận Sơn Trà, tp Đà Nẵng.

Nội dung vụ án như sau:

Ông Nguyễn Văn Anh làm việc ở Cơ sở mộc của ông Ngô Quốc theo Bảng hợp đồng gia công mộc ngày 21-3-2011; với mức lương 110.000đ/1 ngày, tiền công trả 2 tuần 1 lần. Người thường phân công công việc cho ông là ông Ngô Quốc và ông Ngô Văn Minh, công việc làm liên tục, hết việc này họ sẽ giao tiếp việc khác; chủ sử dụng lao động chỉ giao việc với ông bằng miệng. Người trả lương trực tiếp cho người lao động là ông Ngô Văn Minh.

Công việc chủ yếu của ông là làm vai giường, vạt giường..., tất cả các công đoạn từ bào, xẻ chốt, đánh mộc, chà trơn... để ra sản phẩm theo yêu cầu của chủ. Ông và những lao động khác trong xưởng đều được tự do sử dụng tất cả máy móc trong xưởng để phục vụ cho việc làm ra sản phẩm mà mình được giao làm.

Thời gian từ tháng 3 đến tháng 7-2011 công việc của ông ở cơ sở mộc này diễn ra bình thường, tôi được trả công đầy đủ, không xảy ra vấn đề gì với chủ sử dụng lao động. Từ ngày 15 đến ngày 19-8-2011 ông nghỉ làm do bận việc nhà, khi nghỉ không báo với chủ vì ở đó người nào có việc bận thì nghỉ sau đó đi làm lại bình thường. Ngày 20-8-2011 ông đi làm lại, ông Quốc và ông Minh không nói gì về việc ông nghỉ và ông Minh giao công việc cho ông. Vài ngày sau đó ông vẫn tiếp tục đi làm, khoảng 7 giờ kém 10 phút ngày 22-11-2012, ông được chủ cơ sở giao cho công việc làm vai giường gỗ. Trong quá trình làm đã xảy ra tai nạn và bị cắt đứt 4 ngón bàn tay phải. Khi bị tai nạn thì máy bào này không có phần bảo vệ, sau này chủ cơ sở đã cho lắp phần bảo vệ vào máy.

Ông khởi kiện yêu cầu Chủ Cơ sở mộc Ngô Quốc phải bồi thường những khoản sau:

1. Tiền thuốc và viện phí: 2.111.071đ (Thanh toán theo BHYT do bản thân tự mua)

- Nhập viện: Tiêm uốn ván, sơ cứu vết thương, cầm máu (hóa đơn đã mất)

- Tiền thuốc điều trị theo đơn bác sỹ: 170.000đ - Tiền tái khám: 80.000đ

- Thuê y tá thay băng và rửa vết thương hàng ngày: 50.000đ x 15 ngày = 750.000đ

2. Tiền lộ phí đi viện và chuyển viện: 1.000.000đ

3. Tiền nuôi 01 người trực tiếp chăm sóc trong thời gian nằm viện: 3.000.000đ

4. Tiền lương bị mất do không lao động được: lương cơ bản và lương làm thêm 3.300.000đ/1tháng x 06 tháng = 19.800.000đ

5. Tổn thất về tinh thần: 30.000.000đ

6. Bản thân là lao động chính trong gia đình mà nay không thể lao động được: 20.000.000đ.

Tổng cộng là 76.911.071đ. Trong thời gian tôi điều trị , ông Ngô Văn Đeo đã hỗ trợ cho tôi được 4.000.000đ.

Bị đơn là ông Ngô Quốc - Chủ Cơ sở mộc Ngô Quốc trình bày:

Cơ sở mộc của ông có ký hợp đồng thuê ông Nguyễn Văn Anh làm công việc gia công mộc tại cơ sở của ông vào ngày 21-3-2011; với mức lương 110.000đ/1 ngày, thời gian làm việc 08 giờ 30 phút/1 ngày; tiền công trả 1 lần vào ngày cuối tuần. Ông là chủ cơ sở mộc nhưng người quản lý trực tiếp nhân công và trả lương cho người lao động là ông Ngô Văn Minh (con trai).

Ông Minh làm tại cơ sở của ông từ tháng 3 đến tháng 7-2011 thì công việc diễn ra bình thường, cơ sở đã trả công đầy đủ. Từ đầu tháng 8-2011, ông Anh đã tự ý bỏ việc không xin phép 02 tuần cho đến ngày 22-8-2011 thì đến làm việc lại. Khi đến làm việc ông Anh không hề thông báo mà tự ý làm vai giường và để xảy ra tai nạn lao động, máy bào cắt đứt 04 ngón tay. Theo ông, ông Anh đã tự ý làm việc mà không có sự đồng ý của chủ cơ sở hay người quản lý và tự ý sử dụng dụng cụ lao động nên tai nạn xảy ra hoàn toàn là do lỗi của ông Anh. Cơ sở không có lỗi gì trong việc này nhưng vì tình nghĩa cũng đã hỗ trợ cho ông Anh 4.000.000đ tiền thuốc men. Nay ông Anh lại khởi kiện yêu cầu cơ sở của ông bồi thường số tiền hơn 70.000.000đ là không có cơ sở, ông không đồng ý.

Ông khẳng định ngày 22-8-2011 không phân công cho ông Anh làm vai giường như lời ông Anh đã khai tại Tòa án; đồng thời, ông Anh chưa từng sử dụng máy bào đó lần nào đến ngày 22-8-2011 là ngày ông tự ý sử dụng lần đầu và bị tai nạn luôn. Máy bào của cơ sở ông có phần bảo vệ đầy đủ. Cơ sở mộc của ông không có bảng nội quy lao động vì chỉ là cơ sở kinh doanh nhỏ và chưa tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

Ông Nguyễn Văn Anh làm công tại Cơ sở mộc của ông Ngô Quốc theo Bảng Hợp đồng gia công mộc từ ngày 21-3-2011 đến ngày 22-8- 2011 thì bị máy bào cắt đứt bốn ngón bàn tay phải của ông nên ông khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc ông Ngô Quốc bồi thường cho ông nhiều khoản với tổng số tiền là 76.911.071đ. Tại phiên tòa sơ thẩm, ông Nguyễn Văn Anh có bổ sung nội dung khởi kiện về việc yêu cầu ông Ngô Quốc phải chi trả các khoản trợ cấp tai nạn lao động theo quy định của pháp luật lao động. Ông Ngô Quốc xác nhận ông Anh có làm việc ở cơ sở mộc Ngô Quốc với thời gian đúng như ông Anh trình bày và tai nạn xảy ra cho ông Anh vào ngày 22-8-2011 là có thật; tuy nhiên, ông Quốc cho rằng tai nạn xảy ra hoàn toàn do lỗi của ông Anh nên không chấp nhận bồi thường cho ông Anh một khoản tiền nào hết. Căn cứ vào Bảng hợp đồng gia công mộc lập ngày 21-3-2011 giữa ông Ngô Quốc và ông Nguyễn Văn Anh cùng các Biên bản làm việc của Thanh tra Sở lao động - thương binh và xã hội TP Đà Nẵng thì có đủ cơ sở Hội đồng xét xử xác định ông Anh là người lao động

làm việc tại cơ sở mộc của ông Ngô Quốc và đã xảy ra tai nạn lao động tại đây. Xét lời khai của ông Quốc là vào ngày 22-8-2011, ông không hề giao việc cho ông Toàn nên khi ông Toàn bị tai nạn các ông không chịu trách nhiệm là không có cơ sở bởi chủ cơ sở mộc là ông Quốc, người quản lý nhân công là ông Minh đều có mặt tại thời gian và địa điểm ông Anh bị tai nạn nên không thể nói là các ông không đồng ý cho ông Anh làm việc và trước đó ông Quốc và ông Anh cũng chưa chấm dứt hợp đồng lao động. Như vậy, ông Quốc đã không làm tốt việc quản lý nhân công tại cơ sở của mình, không đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động, khi có tai nạn xảy ra thì không lập biên bản điều tra theo điều 95, 108 Bộ luật lao động. Do đó, ông Anh bị máy bào cắt đứt bốn ngón bàn tay phải trong thời gian làm việc là tai nạn lao động nên người sử dụng lao động (ông Quốc) phải chịu trách nhiệm chi trả các chế độ cho người lao động (ông Anh) theo quy định tại điều 107, điều 143 của Bộ luật lao động. Yêu cầu khởi kiện bổ sung của ông Anh tại phiên tòa là chính đáng, có căn cứ và không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu nên được chấp nhận.

Bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 86/PY ngày 14- 3-2012 và Công văn số 58/VC-PY ngày 05-6-2012 của Trung tâm Pháy y – Sở Y tế TP Đà Nẵng kết luận ông Nguyễn Văn Anh bị suy giảm khả năng lao động là 34%.

Ông Ngô Quốc phải thanh toán cho ông Nguyễn Văn Anh các khoản tiền sau:

1.Toàn bộ cho phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho ông Nguyễn Văn Anh:

-Tiền thuốc điều trị theo đơn bác sỹ (hai đợt, mỗi đợt dưới 100.000đ nên không có hóa đơn thanh toán) là 170.000đ.

-Tiền tái khám theo Biên lai và Phiếu khám là 60.000đ

-Tiền thuê y tá thay băng và rửa vết thương 15 ngày x 50.000đ/1ngày là 750.000đ

-Lộ phí đi và chuyển viện là chi phí hợp lý nên được chấp nhận: 1.000.000đ

-Tiền nuôi người chăm sóc trong thời gian nằm viện: từ ngày 22- 8-2011 đến ngày 02-9-2011 là 11 ngày x 200.000đ/1 ngày (mức trả công lao động phổ thông) là 2.200.000đ.

2.Chế độ trợ cấp do tai nạn lao động (được hưởng ngang với mức của Luật Bảo hiểm xã hội - điều 42). Mặc dù ông Anh bị suy giảm khả năng lao động trên 31% nhưng do nơi ông làm việc không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nên ông không thuộc đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng mà chỉ được người sử dụng lao động trợ cấp một lần. Ông Anh bị suy giảm khả năng lao động 34% thì được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động bằng 19,5 tháng lương tối thiểu x 1.050.000đ/1tháng lương tối thiểu = 20.475.000đ.

(Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung)

3.Tiền lương trong thời gian ông Anh nghỉ việc để chữa trị tại bệnh viện: 110.000đ/1ngày x 11 ngày (22-8-2011 đến ngày 02-9-2011) = 1.210.000đ.

Yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn Anh về thu nhập thực tế bị mất do không lao động được, tổn thất tinh thần và tiền thiệt hại do là lao động chính trong gia đình nay không lao động được không được Hội đồng xét xử chấp nhận do đây là vụ tai nạn lao động, thiệt hại về sức khỏe của ông Anh xảy ra trong quá trình lao động, phát sinh từ quan hệ lao động; đồng thời ông Anh cũng không chứng minh được ông Quốc có lỗi trong việc gây ra tai nạn cho ông Anh nên không thể áp dụng các mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự.

Từ những phân tích trên Hội đồng xét xử đã áp dụng các Điều 26, 95, 107, 108, 143 Bộ luật Lao động; Điều 42 Luật bảo hiểm xã hội; Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18-4-2003 của Bộ lao động - thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Điều 305 Bộ luật dân sự; Điều 138 Bộ luật tố tụng dân sự; Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn Anh về “Tranh chấp lao động cá nhân về yêu cầu bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động”.

Buộc Ông Ngô Quốc - Chủ Cơ sở mộc Ngô Quốc phải thanh toán cho ông Nguyễn Cảnh Toàn số tiền 22.976.000đ (hai mươi hai triệu, chín trăm bảy mươi sáu nghìn đồng).

Chi phí trưng cầu giám định ông Ngô Quốc phải chịu. Ông Ngô Quốc phải hoàn trả cho ông Nguyễn Văn Anh 875.000đ (tám trăm bảy mươi lăm nghìn đồng).

Nghiên cứu toàn bộ vụ án nêu trên có thể nhận thấy rằng, việc không quy định doanh nghiệp dưới 10 lao động phải đăng ký nội quy lao động đã gây thiệt thòi lớn cho NLĐ cũng như NSDLĐ. Ở đây cả hai bên cũng đều

có một phần lỗi nhất định, và việc xác định mức và phương thức bồi

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 49)