Bồi thường thiệt hại về tài sản

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 46)

3. Bố cục luận văn

2.2.3. Bồi thường thiệt hại về tài sản

Trách nhiệm vật chất là một loại trách nhiệm pháp lý do NSDLĐ áp dụng đối với NLĐ bằng cách buộc NLĐ phải bồi thường những thiệt hại về tài sản do NLĐ gây ra cho NSDLĐ trong khi thực hiện nghĩa vụ làm việc theo HĐLĐ. Cần lưu ý là vấn đề bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất chỉ được đặt ra và xem xét khi có đủ hai điều kiện. Điều kiện thứ nhất là tài sản bị thiệt hại là tài sản mà NLĐ đã được NSDLĐ giao quản lý, sử dụng, lưu giữ hoặc chế biến. Điều kiện thứ hai là thiệt hại xảy ra khi NLĐ đang thực hiện các nghĩa vụ của mình theo HĐLĐ. Nói cách khác, vào thời điểm đó, quan hệ giữa các bên phải là quan hệ lao động chứ không phải quan hệ dân sự thông thường. Nếu không đủ hai điều kiện này, việc xác định trách nhiệm BTTH sẽ không theo quy định về bồi thường vật chất của Luật Lao động. [22, tr.416]

Theo quy định tại Bộ luật lao động 2012, trách nhiệm vật chất của người lao động chính là trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, được quy định tại khoản 1 Điều 130 như sau: “…Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

So với các loại trách nhiệm pháp lý khác, nhất là trách nhiệm BTTH trong Luật Dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất của Luật Lao động có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, trong chế độ trách nhiệm vật chất của Luật Lao động,

Theo Điều 130 BLLĐ 2012, trong trường hợp NLĐ làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp, nếu gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất thì phải bồi thường nhiều nhất là ba tháng lương. Điều luật này cũng quy định NLĐ làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì tùy từng trường hợp có thể chỉ phải bồi thường một phần thiệt hại. Đây là điểm khác biệt giữa trách nhiệm vật chấ trong Luật Lao động và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Luật Dân sự. Theo Điều 605 của Bộ luật Dân sự thì về nguyên tắc, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ.[22,tr. 417]

Thứ hai, trách nhiệm vật chất do NSDLĐ (bên bị thiệt hại) áp dụng

đối với NLĐ (bên gây thiệt hại). Trong khi đó, trách nhiệm BTTH trong Luật Dân sự là do bên gây thiệt hại tự giác thực hiện hoặc theo sự thỏa thuận giữa các bên. Trường hợp bên gây thiệt hại không tự giác bồi thường và các bên cũng không thỏa thuận được với nhau thì bên bị thiệt hại phải yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết chứ không thể tự mình áp dụng trách nhiệm bồi thường đối với bên bị thiệt hại.[22,tr. 417]

Thứ ba, trách nhiệm vật chất được áp dụng theo trình tự, thủ tục chặt

chẽ do Luật Lao động quy định. Do việc áp dụng trách nhiệm vật chất có thể ảnh hưởng lớn đến đời sống NLĐ và gia đình vì thường ở vào vị thế yếu hơn so với NSDLĐ. Nhà nước đã đặt ra các quy định rất chặt chẽ về trình tự, thủ tục cho việc áp dụng chế độ trách nhiệm vật chất, chẳng hạn như các quy định liên quan đến phiên họp xử lý việc BTTH. Trong khi đó, theo quy định của BLDS, việc BTTH có thể được thực hiện trên cơ sở sự thỏa thuận giữa các bên.[22, tr.420]

Bộ luật lao động 2012 ghi nhận: “ Trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý việc bồi thường thiệt hại được áp dụng theo quy định tại Điều 123 và Điều 124 của bộ luật này (khoản 2 Điều 131). Hay nói cách khác, trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý việc bồi thường thiệt hại đối với người lao động cũng giống như các trình tự, thủ tục áp dụng trong quá trình xử lý kỷ luật lao động. Thủ tục tiến hành xử lý bồi thường thiệt hại về vật chất đều do NSDLĐ quyết định trên cơ sở nội quy lao động và quy định của pháp luật. [22,tr.423]

* Hậu quả

Khi bị xử lý bồi thường thiệt hại, người lao động phải trả một khoản tiền cho NSDLĐ để bù đắp lại những thiệt hại về tài sản mà NSDLĐ phải gánh chịu do hành vi của NLĐ. Mức bồi thường được quy định cụ thể tại Điều 130 Bộ luật lao động như sau:

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ

suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hàng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm.”

Như vậy, đối với trường hợp người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép, người lao động phải đền bù cho người sử dụng lao động. Trường hợp này pháp luật không quy định cụ

thể mức và cách thức bồi thường mà trao quyền cho NSDLĐ tự quyết định việc bồi thường một phần hay toàn bộ thiệt hại theo giá thị trường và có quy định trước trong nội quy lao động. Đồng thời, để đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên, pháp luật cũng thừa nhận trường hợp bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm. Quy định bồi thường thiệt hại dựa trên cơ sở thỏa thuận của các bên hoặc trên cơ sở nội quy quy định giúp cho NSDLĐ xử lý việc bồi thường một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của mình. Đây là sự bảo hộ của Nhà nước nhằm không để ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của NSDLĐ đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của NLĐ đối với tài sản được giao giữ, bảo quản, tránh lạm dụng để trộm cắp, tham ô tài sản mà trong nhiều trường hợp NSDLĐ không thể kiểm soát được[21, tr.325].

Còn đối với việc NLĐ sơ suất, gây thiệt hại không nghiêm trọng với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng, việc bồi thường thiệt hại được tiến hành bằng cách khấu trừ không quá 03 tháng tiền lương vào lương hàng tháng theo khoản 3, Điều 101: “ Mức khấu trừ tiền lương hàng tháng không được quá 30% hàng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập”. Đây cũng là một điểm sáng, một con đường giúp cho NLĐ có cơ hội được bù đắp lại lỗi lầm của mình, mà vẫn có thu nhập cho cuộc sống. Nó vừa thể hiện sự chia sẻ trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ, vừa tính đến nguyên nhân gây thiệt hại do sơ suất từ việc không đủ khả năng hoặc những nguyên nhân tâm lý khác mà không phải lúc nào NLĐ cũng khắc phục được trong quá trình thực hiện nghĩa vụ lao động.

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)