Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 30)

3. Bố cục luận văn

2.2.1. Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng lao động

Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ lao động cá nhân là sự kiện người sử dụng lao động tuyển chọn một cá nhân vào làm việc với tư cách là người lao động, giữa hai bên bắt đầu phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể. Việc xác lập quan hệ lao động là ý chí thỏa thuận của hai bên chủ thể trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, tự do bình đẳng. Trong kinh tế thị trường, sức lao động là hàng hóa đặc biệt, thì việc giao kết hợp đồng là sự kiện pháp lý chủ yếu và phổ biến làm phát sinh quan hệ lao động, vì nó thể hiện được sự tự do ý chí của hai bên [24].

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vì rất nhiều lý do khách quan và chủ quan, quan hệ lao động đã diễn ra không đúng cam kết với ban đầu, một trong các bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Xuất phát từ sự tự do thỏa thuận của các bên, từ sự bố trí lao động theo nhu cầu sản xuất kinh doanh của NSDLĐ, pháp luật lao động đã thừa nhận quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của NSDLĐ và NLĐ. Song để bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ và tránh việc NSDLĐ tùy tiện sử dụng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động gây ra những khó khăn cho NLĐ, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, pháp luật lao động Việt Nam có quy định về bồi thường thiệt hại cho NLĐ trong các trường hợp: NLĐ phải thôi việc vì lý do kinh tế; NLĐ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)