3. Bố cục luận văn
2.2.1.1 Bồi thường thiệt hại cho người lao động bị chấm dứt hợp đồng
đồng lao động vì lý do kinh tế
Thực chất, chấm dứt HĐLĐ do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế cũng là những trường hợp pháp luật cho phép NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ. Nhưng chúng mang một bản chất khác so với các trường hợp đơn phương thông thường tại Điều 38 BLLĐ. Trường hợp thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ hoặc cắt giảm lao động vì lý do kinh tế hoàn toàn do NSDLĐ đơn phương thực hiện nhằm mục đích tăng năng suất lao động, ổn định và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, pháp luật có quy định chặt chẽ hơn về trình tự, thủ tục chấm dứt và trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm của NSDLĐ.[22,tr.202]
Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể thế nào là thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế. Các trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ trước đây bao gồm ba trường hợp, đó là thay đổi công nghệ, thay đổi
cơ cấu sản phẩm và thay đổi cơ cấu tổ chức. Còn trường hợp lý do kinh tế mới được quy định lần đầu tiên trong BLLĐ 2012. Việc bổ sung căn cứ này là phù hợp, xuất phát từ tình trạng khó khăn của các doanh nghiệp hiện nay và nhu cầu cần thiết phải cắt giảm lao động. Tuy nhiên, việc pháp luật không quy định cụ thể về các trường hợp này có thể dẫn đến việc NSDLĐ áp dụng tùy tiện và không thống nhất.
Về thủ tục, khi có sự thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế dẫn đến dôi dư lao động, NSDLĐ phải có phương án sử dụng lao động để giải trình về kế hoạch sử dụng lao động. Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. Phương án sử dụng lao động phải có nội dung chủ yếu quy định tại Điều 46 BLLĐ. Trong phương án sử dụng lao động này, pháp luật có quy định về trách nhiệm của NSDLĐ trong việc đào tạo nghề cho NLĐ để tiếp tục sử dụng nếu có chỗ làm việc mới. [22,tr.203]
Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ bị cho thôi việc trong những trường hợp này, pháp luật quy định NSDLĐ có trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật. Khi cho nhiều NLĐ thôi việc, NSDLĐ phải trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và phải báo trước 30 ngày cho cơ quan lao động cấp tỉnh. [22, tr. 204]
Tuy nhiên, thực tế áp dụng vấn đề trả trợ cấp mất việc làm trong trường hợp này đã bộc lộ những điểm thiếu tính thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo. Sự thiếu tính thống nhất này thể hiện rõ tại quy định trả trợ cấp thôi việc của Điều 48 BLLĐ 2012 với quy định trả trợ cấp mất việc làm tại Điều 49 BLLĐ 2012. Vì, theo khoản 10 Điều 36 BLLĐ 2012:… “
người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách
doanh nghiệp, hợp tác xã” thì NSDLĐ có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc theo Điều 48 BLLĐ 2012. Trường hợp chấm dứt HĐLĐ trên cũng thuộc quy định NSDLĐ được chấm dứt hợp đồng lao động theo các Điều 44, 45 BLLĐ 2012 và NSDLĐ phải trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ theo Điều 49 BLLĐ 2012. Vì vậy, khi áp dụng luật, cả NSDLĐ và Tòa án sẽ lúng túng không biết áp dụng quy định nào để thực hiện hoặc buộc thực hiện trách nhiệm của NSDLĐ để trả trợ cấp thôi việc hay trợ cấp mất việc làm trong trường hợp hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt hoặc NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, hay NSDLĐ chấm dứt quan hệ lao động do thay đổi cơ cấu công nghệ, thu hẹp sản xuất hoặc vì lý do kinh tế. Hoặc áp dụng thế nào đối với trường hợp NSDLĐ vi phạm quy định về thời hạn báo trước khi chấm dứt quan hệ lao động.[30,tr.26].
Như vậy, cùng một chủ thể lao động là NLĐ nhưng chính NLĐ đó vừa hưởng trợ cấp mất việc làm vừa hưởng trợ cấp thôi việc. Đồng thời, không loại trừ trường hợp NSDLĐ lợi dụng sự mâu thuẫn giữa trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc theo khoản 10 Điều 36, Điều 48 BLLĐ 2012 với trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm theo Điều 44, 45 BLLĐ 2012 để trả nợ cấp thôi việc cho NLĐ thay cho trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ.
Thực tế đã phát sinh trường hợp NSDLĐ lợi dụng quy định thiếu tính thống nhất, mâu thuẫn như trên mà áp dụng Điều 48 BLLĐ 2012 để trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ, vì nếu áp dụng như vậy sẽ có lợi cho NSDLĐ do chỉ phải trả cho NLĐ mỗi năm làm việc bằng ½ tháng lương, còn nếu áp dụng khoản 1 Điều 49 BLLĐ 2012 thì NSDLĐ lại phải trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ mỗi năm làm việc bằng một tháng lương. Và việc nếu NSDLĐ áp dụng khoản 1 Điều 49 BLLĐ 2012 thì NSDLĐ lại phải trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ mỗi năm làm việc bằng một tháng
lương sẽ làm cho NSDLĐ phải trả một khoản tiền nhiều hơn so với việc áp dụng khoản 10 Điều 36 BLLĐ 2012 là trả trợ cấp thôi việc. Trong khi đó, sự chồng chéo của luật sẽ là kẻ hở để NSDLLD lợi dụng vào đó nhằm áp dụng quy định có lợi cho họ, nhưng lại gây bất lợi về quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ. Do đó, để đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi trong trách nhiệm của NSDLĐ, cần phải tách đoạn 2 khoản 10 Điều 36 BLLĐ 2012 thành khoản 11 Điều 36 BLLĐ 2012 như sau: “NSDLĐ cho NLĐ thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã”. Như vậy, với việc tách đoạn 2 khoản 10 Điều 36 BLLĐ 2012 thành khoản 11 Điều 36 BLLĐ 2012 sẽ tạo sự thống nhất trong trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm của NSDLĐ theo khoản 11 Điều 36, các Điều 44, 45 với Điều 49 BLLĐ 2012. [30, tr.27].