Mục đích quan trọng của đánh giá nhân viên là làm cho ngƣời đƣợc đánh giá có cái nhìn mới về những công việc mà họ đã thực hiện. Thông qua kết quả đánh giá, những nhân viên sẽ nhận ra hạn chế cần cải thiện cũng nhƣ phát hiện ra những điểm mạnh của mình để có thể phát huy.
Thế nhƣng nếu để tự thân ngƣời đƣợc đánh giá nhận thức đƣợc điều này thì rất khó, cần có sự giúp đỡ từ những ngƣời khác để làm cho kết quả đánh giá đƣợc tốt hơn. Và sự giúp đỡ này chỉ có thể thực hiện đƣợc thông qua quá trình phản hồi. Quá trình đánh giá kết quả công việc không đƣợc hoàn thành đầy đủ và thành công nếu các kết quả không đƣợc chuyển hóa thành hành động tƣơng lai để cải thiện việc thực hiện của ngƣời đƣợc đánh giá. Quá trình phản hồi từ một nhân viên có thể đến từ bên ngoài nhƣ từ các cấp trên, từ các đồng nghiệp, từ các khách hàng…hoặc từ bên trong chính bản thân của ngƣời đƣợc đánh giá.
- Phản hồi từ Hội đồng đánh giá và lãnh đạo chi nhánh:
Định kỳ hàng năm, sau khi có kết quả đánh giá công việc của năm , chi nhánh nên tổ chức những buổi gặp mặt nói chuyện giữa Hội đồng đánh giá với các nhân viên. Trong buổi nói chuyện, chủ tịch Hội đồng đánh giá đích thân có những lời động viên, khen thƣởng đến những cá nhân hoàn thành xuất sắc công việc cũng nhƣ thẳng thắn phê bình những hành động xấu gây ảnh hƣởng không tốt đến chi nhánh.
Bên cạnh đó, Hội đồng đánh giá và các cấp lãnh đạo còn khuyến khích nhân viên phát biểu những vƣớng mắc của mình trong quá trình đánh giá mà chƣa đƣợc tháo gỡ một cách ổn thỏa. Các cấp lãnh đạo cần tạo ra một bầu không khí thoải mái trong buổi gặp mặt để động viên nhân viên nêu lên những mặt mà họ nhận thấy là bất hợp lý để có thể cùng nhau giải quyết.
Trên cơ sở thông tin về đánh giá kết quả công việc, ngƣời giám sát có thể đề nghị cách thức giúp cho nhân viên thực hiện công việc tốt hơn trong tƣơng lai. Hội đồng có thể chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu và giúp đỡ nhân viên xác định, tìm ra cách thức hữu hiệu để hoàn thành các công tác quan trọng. Thêm vào đó, Hội đồng có
thể thảo luận mục tiêu công việc với nhân viên cũng nhƣ thời gian để đạt đƣợc các mục tiêu này. Một cuộc thảo luận sâu hơn về cách làm thế nào sử dụng phản hồi để cải thiện kết quả công việc của nhân viên.
Mặt khác, trong những cuộc gặp mặt nhƣ vậy, các cấp lãnh đạo công ty cần phải nêu rõ những nhiệm vụ và mục tiêu của chi nhánh trong kỳ đánh giá đến nhằm hƣớng hành động của nhân viên theo mục tiêu của BIDV Đà Nẵng
- Từ cấp trên trực tiếp
Thông tin phản hồi giữa cấp trên trực tiếp và nhân viên có thể đƣợc xây dựng thông qua buổi đánh giá kết quả giữa cấp trên và nhân viên. Mục đích chính của hệ thống đánh giá kết quả hoạt động của nhân viên là nhằm xây dựng và phát triển nhân viên, vì vậy cấp trên và nhân viên phải có đối thoại trong khi đánh giá. Cấp trên nên làm việc với riêng từng nhân viên và dựa theo từng tiêu chí mà chấm điểm. Đồng thời nên giải thích rõ ràng cho cấp dƣới biết lý do vì sao nhân viên bị điểm thấp. Nhƣ vậy sau khi đánh giá ngƣời nhân viên mới nhận ra đƣợc những điểm mạnh của mình để phát huy cũng nhƣ nhận ra những điểm yếu để khắc phục. Trong khi đối thoại, cả ngƣời đánh giá và ngƣời đƣợc đánh giá phải trao đổi một cách cởi mở và thẳng thắn vì đánh giá là để xây dựng chứ không phải là để trừng phạt. Có nhƣ vậy, thông tin phản hồi mang lại từ hai phía mới có hiệu quả.
Trong quá trình thảo luận, cấp trên nên cố gắng thu thập càng nhiều thông tin về những thuận lợi, khó khăn hay những đề nghị mà nhân viên đƣa ra trong tiến trình thực hiện công việc. Ngƣời đánh giá nên hỏi nhân viên về những suy nghĩ của họ đối với điều kiện làm việc, khuyến khích họ nêu ra những bất đồng trong công việc, trong mối quan hệ với đồng nghiệp…Thông qua những câu hỏi nhƣ vậy, cấp trên có thể lập kế hoạch cải thiện đối với những cá nhân làm chƣa tốt công việc. Ngƣời đánh giá cũng cần tìm hiểu xem nên hỗ trợ cho nhân viên mình những gì để họ có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Điều này sẽ tạo đƣợc sự hợp tác giữa hai bên và sẽ rất quan trọng đối với những nhân viên có kết quả chƣa tốt vì họ biết họ không đơn độc, họ nhận ra rằng có một “hậu phƣơng” bền vững luôn ủng hộ để có thể thực hiện công việc đƣợc tốt hơn.
- Từ đồng nghiệp
Các đồng nghiệp là ngƣời có thể đánh giá việc thực hiện một cách khách quan nhất. Chi nhánh nên khuyến khích mỗi nhân viên của mình quan tâm nhiều hơn đến ngƣời khác cũng nhƣ thẳng thắn góp ý những hạn chế của đồng nghiệp để họ có thể rút kinh nghiệm và sửa chữa.
- Từ ngƣời đƣợc đánh giá
Chi nhánh nên thƣờng xuyên khuyến khích ngƣời đƣợc đánh giá nêu lên ý kiến của mình. Mỗi cá nhân nên mạnh dạn nêu lên những vƣớng mắc của mình trong thời gian đánh giá. Chi nhánh nên cho xây dựng những hòm thƣ góp ý sau mỗi đợt đánh giá để ngƣời đƣợc đánh giá có thể thẳng thắn nêu lên những điều mình chƣa hài lòng hay những tiêu cực còn tồn tại trong quá trình đánh giá. Mặt khác, chi nhánh cũng cần thƣờng xuyên nhắc nhở nhân viên nên có trách nhiệm đối với chính bản thân mình. Nên khuyến khích nhân viên lắng nghe và tiếp nhận những ý kiến phản hồi từ ngƣời khác. Có nhƣ vậy mỗi cá nhân mới có thể nhận ra đƣợc rằng: chúng ta tự nhìn nhận chúng ta nhƣ thế nào? Cấp trên và đồng nghiệp nhìn nhận chúng ta nhƣ thế nào? Và điều quan trọng hơn sau những buổi nói chuyện nhƣ vậy là mỗi ngƣời tự nhận ra đƣợc thực sự chúng ta nhƣ thế nào?