Đối với ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam- Chi nhánh Bình Định (full) (Trang 102)

VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH

3.3.3.Đối với ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Hiện nay, công tác kiểm tra, giám sát trong nội bộ ngân hàng của VietinBank đã được nâng cao. VietinBank đang dần hoàn thiện mô hình quản trị ngân hàng để tiếp cận với thông lệ quốc tế, để đạt được kết quả tốt đòi hỏi Ban kiểm tra kiểm toán nội bộ, HĐQT phải nâng tầm chức năng của Ban này theo hướng không chỉ giới hạn ở phạm vi kiểm tra, giám sát tính tuân thủ

trong quá trình hoạt động mà tiến tới việc phải đánh giá được mức độ cũng như khả năng có thể xảy ra rủi ro tại từng bộ phận hoạt động, kinh doanh của ngân hàng.

Thực tế, có một số cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh còn yếu về nghiệp vụ. Nguyên nhân là do thiếu nhân sự nên phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh đã để cho cán bộ chuyên kiểm tra kiểm soát về nghiệp vụ kế toán thực hiện kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng, tài trợ thương mại… (vừa thực hiện kiểm tra vừa nghiên cứu chế độ). Như vậy, rõ ràng là những cán bộ này chưa nắm rõ quy trình, quy định về nghiệp vụ tín dụng, tài trợ thương mại… thì khó có thể phát hiện ra những sai phạm của hồ

sơ cấp tín dụng. Cho nên, đề xuất Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam khi tuyển dụng nhân sự cũng như khi bố trí nhân sự cho phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ, cần phải chọn người được đào tạo đúng chuyên ngành, nắm vững quy chế, quy trình tác nghiệp để tiến tới chuyên nghiệp hóa trong kiểm tra, giám sát. Bên cạnh đó, đề xuất Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam sớm hoàn thành việc thành lập phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ tại tất cả các chi nhánh trong hệ thống để công việc kiểm tra kiểm soát tại chi nhánh được thuận lợi và tình hình kiểm tra giám sát ngày càng chặt chẽ hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Ở phần đầu, đề tài đã nêu lên được sự cần thiết của công tác QTRRTD cũng như nhiệm vụ của công tác QTRRTD. Sau khi phân tích hoạt động tín dụng của Vietinbank Bình Định trong giai đoạn (2009-2011) theo những chỉ

tiêu cơ bản tình hình huy động vốn, tốc độ tăng trưởng tín dụng, cơ cấu nợ

theo thời gian, theo ngành kinh tế, theo loại hình kinh tế… cho thấy hầu hết Vietinbank Bình Định đã thực hiện khá tốt.

Kết hợp với phân tích thực trạng QTRRTD tại Vietinbank Bình Định trong giai đoạn (2009-2011), đề tài đã nêu lên được những tồn tại làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng cũng như công tác QTRRTD. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QTRRTD trong toàn hệ thống VietinBank nói chung và Vietinbank Bình Ðịnh nói riêng. Đồng thời, cũng kiến nghị với Chính phủ và NHNN một số vấn đề để tạo lập một môi trường kinh doanh và QTRRTD có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững. Sự nỗ lực của VietinBank cùng với sự hỗ trợ có hiệu quả của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công tác QTRRTD sẽ đáp ứng các yêu cầu về tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả góp phần cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập.

KT LUN

Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường của các doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng đều phải chấp nhận rủi ro, không một ngành kinh doanh nào gặp nhiều rủi ro như ngành ngân hàng. Rủi ro nó tồn tại ngoài ý muốn của con người, thường gây ra những hậu quả khó lường cho nên trong thực tế không thể loại trừ được rủi ro ra khỏi môi trường kinh doanh mà chúng ta chỉ có thể phân tích, dự đoán, đo lường và tìm ra các nguyên nhân, giải pháp phòng ngừa, hạn chế sự tác động của rủi ro tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trong điều kiện ngày này, ngành ngân hàng đã và đang là một cầu nối giúp chúng ta chủ động, củng cố và nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế. Đồng thời, hoạt động ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh ẩn chứa nhiều rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng và những rủi ro này gây nên sự bất định không mong đợi đối với các NHTM, và nó có thể gây nên sự đỗ vỡ dẫn đến phá sản gây thiệt hại cho nền kinh tế. Nhất là trong bối cảnh vận động của nền kinh tế Việt Nam đang cạnh tranh gây gắt không những ở lĩnh vực ngân hàng mà ở nhiều lĩnh vực khác thì những rủi ro này ngày càng gia tăng và trở nên phức tạp.

Thông qua việc nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Định”, tác giả đã nêu ra một số vấn đề cả về lý luận lẫn thực tiễn trong hoạt động tín dụng, quản trị

rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Định.

Về lý luận, tác giả đã nêu ra một số vấn đề cơ bản về tín dụng, rủi ro tín dụng cũng như quản trị rủi ro tín dụng như khái niệm, nội dung và một số

Về thực tiễn, tác giả cũng nêu lên thực tế hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng cũng như hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Định từ năm 2009 đến năm 2011, đồng thời đề xuất một số kiến nghị cũng như giải pháp cả về mặt vĩ mô lẫn vi mô

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam- Chi nhánh Bình Định (full) (Trang 102)