VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH
3.2.5. Nâng cao năng lực và chất lượng kiểm tra của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ và chất lượng nguồn nhân lực
tra kiểm soát nội bộ và chất lượng nguồn nhân lực
Thực tế, để nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế những RRTD có thể xảy ra thì phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ đóng vai trò rất quan trọng, chất lượng kiểm tra của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ được đánh giá rất cao.
Vì vậy, đề xuất các ngân hàng cần phải quan tâm hơn nữa việc đào tạo chuyên môn cũng như bố trí cán bộ làm công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ,
để các cán bộ này có đủ khả năng và trình độ nhận biết, phát hiện ra những sai phạm cũng như những thiếu sót trong hồ sơ tín dụng của phòng khách hàng, từ đó có những biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời nhằm hạn chế tối đa sự thiệt hại về vốn cho ngân hàng.
Để công việc kiểm tra kiểm soát nội bộ có hiệu quả, đòi hỏi các cán bộ
· Phải có sự hiểu biết thông suốt về pháp luật, quy trình, quy định của ngành cũng như của hệ thống;
· Phải có trình độ năng lực chuyên môn cao;
· Phải có khả năng nhận định và phân tích tình hình tài chính tốt;
Ngoài việc cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ phải thỏa những yêu cầu trên. Trên thực tế, trong quá trình kiểm tra giám sát còn đòi hỏi cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ phải:
· Phát huy vai trò trong việc kiểm soát hồ sơ tín dụng;
· Đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, các quy định quy chế
cho vay của hệ thống;
· Công việc kiểm tra giám sát phải được phản ánh một cách trung thực và kịp thời, khi phát hiện hồ sơ có sai sót thì phải có biện pháp chỉnh sửa và khắc phục ngay. Trường hợp không khắc phục được thì phải báo cáo về cấp trên để có biện pháp chấn chỉnh và xử lý kịp thời, tránh trường hợp các cán bộ
làm công tác kiểm tra giám sát vì cả nể, e dè, sợ va chạm mà bỏ qua những RRTD có thể xảy ra.
Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ thực hiện tốt những điều này thì chắc chắn chất lượng QTRRTD sẽ có hiệu quả và ngày càng được nâng cao.
Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố con người luôn được xem là yếu tố
quan trọng, vì con người là nền tảng của sự phát triển, con người sẽ quyết
định đến sự thành bại của bất kỳ hoạt động nào xảy ra. Đối với hoạt động tín dụng, yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, đã quyết định
đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng, để từ đó quyết định đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, đề xuất chất lượng nguồn nhân lực cần phải được nâng cao hơn nữa và được tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau:
các chương trình đào tạo nghiệp vụ cho cán bộở các cấp để đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân sự khi thực hiện mở rộng mạng lưới hoạt động, tránh trường hợp thiếu nguồn nhân lực sẽ dẫn đến việc sử dụng cán bộ không phù hợp với trình độ chuyên môn, vị trí công tác cũng như dồn việc quá nhiều vào một số
cán bộ, điều này dẫn đến việc cán bộ không có thời gian để kiểm tra và quản lý tốt hồ sơ khoản vay. Công tác đào tạo nhân sựđược quan tâm đúng mực thì sẽ góp phần cho việc hạn chế RRTD có thể xảy ra.
· Về năng lực công tác: Đòi hỏi những cán bộ làm công tác tín dụng phải thường xuyên nghiên cứu, học tập, nắm vững, thực hiện đúng các quy
định hiện hành và phải không ngừng nâng cao năng lực công tác, nhất là khả
năng phát hiện, ngăn chặn những thủđoạn lợi dụng khách hàng.
· Về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm: Yêu cầu mỗi cán bộ ngân hàng phải luôn tự giác tu dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của mình, phải có ý thức trách nhiệm trong công việc, nhất là những cán bộ trực tiếp làm công tác tín dụng bởi lĩnh vực công tác này rất nhạy cảm và dễ bị sa ngã nhất vì sự cám dỗ của đồng tiền và vật chất có được trước mắt. Vì vậy đòi hỏi ngân hàng phải đặc biệt chú trọng đến phẩm chất đạo đức của người cán bộ ngân hàng, đây là một yếu tố khá quan trọng để có thể hạn chế RRTD xảy ra.
Ngoài ra, ngân hàng cần phải xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự thật hợp lý, thực hiện cơ chế tài chính thông thoáng nhằm thu hút được nhân tài và duy trì đủ nhân lực chất lượng có thể đảm trách các hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì việc tăng trưởng tín dụng hàng ngày không đồng bộ với số
lượng và chất lượng của nhân viên tín dụng phụ trách nên dễ dẫn đến có nhiều rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng. Số lượng nhân viên tín dụng có kinh nghiệm hiện nay tại các chi nhánh, phòng giao dịch của VietinBank còn thiếu, trong khi đó các ngân hàng mới thành lập lại thu hút nhân sự với chính sách
hình khan hiếm nhân lực trong ngành tài chính ngân hàng như hiện nay.