Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việ t Nam – Chi nhánh Bình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam- Chi nhánh Bình Định (full) (Trang 72)

b. Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng

2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việ t Nam – Chi nhánh Bình

Định

Ø Thư nhất, công tác tổ chức quản trị chưa được xem trọng:

Mặc dù mô hình phòng QTRRTD đã được thành lập, song công tác QTRRTD tại Vietinbank Bình Định chưa được xem trọng, chưa bố trí đủ cán bộ có trình độ kinh nghiệm để thực hiện chức năng, nhiệm vụ QTRRTD, qua

đó đã cho thấy còn những hạn chế sau:

- Phòng QLRRTD chưa xem trọng nhiệm vụ quản lý danh mục tín dụng, danh mục TSBĐ dẫn đến không phát hiện và cảnh báo kịp thời những rủi ro tiềm ẩn.

- Thiếu phân tích tình hình kinh tế, diễn biến của thị trường trong từng thời kỳ; việc thẩm định RRTD đôi khi chỉ mang tính đối phó và hoàn thiện một cách hình thức báo cáo thẩm định RRTD độc lập. Một số cán bộ phòng QLRRTD còn thụ động, không có ý kiến rõ ràng để tham mưu cho lãnh đạo trong công tác điều hành hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- Cán bộ phòng QLRRTD không thường xuyên rà soát việc đáp ứng các điều kiện cấp tín dụng của khách hàng, không thường xuyên kiểm soát việc hoàn thiện hồ sơ cấp tín dụng, không kiểm soát thường xuyên để đảm bảo việc khai báo thông tin hồ sơ vay vào hệ thống phù hợp với hồ sơ giấy.

Nguyên nhân là Vietinbank Bình Định được tách ra từ Ngân hàng Thị

Xã Quy Nhơn cũ nên độ tuổi bình quân khoảng 41 tuổi, đa phần là cán bộ lớn tuổi tuy có kinh nghiệm thực tế những chưa đáp ứng đủ yêu cầu về trình độ

chuyên môn, cán bộ mới tuyển dụng thì chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy việc bố trí cán bộ có đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản trị rủi ro tín dụng rất khó khăn đòi hỏi phải có một quá trình lâu dài.

Ø Thứ hai, chất lượng công tác thẩm định cho vay, thẩm định tài sản đảm bảo, thẩm định rủi ro tín dụng độc lập chưa cao, chưa hoàn toàn chính xác và khách quan:

Công tác thẩm định ở một số khách hàng vay còn mang tính hình thức: CBTD chưa phân tích sâu tình hình quan hệ tín dụng của một số khách hàng vay với các TCTD, chưa thẩm định kỹ các thông tin đểđánh giá năng lực của một số khách hàng về tài chính, về quản lý SX-KD, tính khả thi và hiệu quả

của phương án vay vốn, nhu cầu thực sự về vốn vay, cho nên đã dẫn đến những sai sót trong quyết định cho vay chẳng hạn như đối với những phương án không có hiệu quả nhưng vẫn được cấp vốn.

Có một số trường hợp TSĐB được hình thành từ vốn vay (tài sản chưa hình thành) chưa thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định.

Định giá TSĐB thiếu căn cứ, vi phạm các quy định hiện hành của VietinBank như:

- Định giá giá trị quyền sử dụng đất lớn hơn 70% giá thị trường hoặc

định giá giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp cao hơn nhiều lần so với khung giá quy định.

- Việc thẩm định chưa thực hiện theo đúng quy trình (có một số hồ sơ đảm bảo không thành lập tổ định giá, không thu thập thông tin giá thị trường

Không thực hiện đúng nguyên tắc thẩm định RRTD độc lập: Một số

cán bộ phòng QLRRTD không thực hiện thẩm định RRTD độc lập đầy đủ

theo quy định; trường hợp có thẩm định thì chỉ mang tính hình thức và nội dung báo cáo thẩm định được sao chép từ nội dung thẩm định của phòng khách hàng dẫn đến chất lượng thẩm định còn thấp, chưa cảnh báo được những rủi ro tiềm ẩn đểđề xuất những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

Thông tin được thu thập chưa đầy đủ và chính xác: Để ngân hàng có cơ

sở cấp GHTD cũng như tăng hạn mức tín dụng cho một khách hàng thì phải cập nhật được kịp thời và đầy đủ các thông tin của khách hàng như uy tín, tình hình tài chính, tình hình hoạt động, mối quan hệ với các đối tác, tình hình quan hệ tín dụng với các ngân hàng. Nhưng thực tế, khi tiến hành cấp GHTD hay tăng hạn mức tín dụng cho khách hàng, CBTD không thực hiện vấn tin CIC để biết tình hình quan hệ tín dụng và TSĐB của khách hàng tại các TCTD, không phân tích tình hình tài chính của khách hàng tại thời điểm xét GHTD mà lại phân tích tình hình tài chính thời điểm quá xa, không đi thực tế

kiểm tra tình hình hoạt động hiện tại của khách hàng. Như vậy, kết quả thẩm

định không còn chính xác, dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm và nguy cơ phát sinh RRTD là rất lớn.

Ø Thứ ba, tài sản thế chấp được xem trọng hơn hiệu quả của phương án vay vốn:

Khi giải quyết cho vay, yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất mà ngân hàng cần phải quan tâm đó là đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án vay vốn, vì nguồn trả nợ chính của khoản vay được lấy từ kết quả kinh doanh. Thực tế, hầu hết các thông tin và số liệu mà khách hàng cung cấp không còn chuẩn xác nên để giải quyết cho vay, cán bộ ngân hàng thường

đánh giá cao TSĐB và xem TSĐB là nguồn thu nợ hữu hiệu khi có RRTD xảy ra. Tuy nhiên, khi RRTD xảy ra ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong

quá trình xử lý TSĐB để thu nợ vì hồ sơ thủ tục pháp lý rườm rà, phải có thời gian thụ lý hồ sơ, phải được sự hợp tác của chủ tài sản là đồng ý xử lý tài sản để thu hồi nợ…

Những yếu tố trên do cán bộ tín dụng quá tin tưởng vào tài sản bảo

đảm, tài sản cầm cố, bảo lãnh, bảo hiểm, coi đó là vật đảm bảo chắc chắn cho sự thu hồi vốn vay, không đủ thông tin về các số liệu thống kê để phân tích và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đánh giá khách hàng dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án xin vay, hoặc xác định thời hạn cho vay và trở nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng.

Ø Thứ tư, việc kiểm tra, giám sát khoản vay chưa được tiến hành một cách bài bản, thường xuyên và còn mang tính hình thức:

Sự lơi lỏng trong quá trình kiểm tra, giám sát khoản vay trong và sau khi cho vay, làm cho ngân hàng không phát hiện kịp thời dù vốn vay đã bị sử dụng sai mục đích. Việc kiểm tra, giám sát khoản vay sau khi giải ngân nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích. Trường hợp phát hiện khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, ngân hàng có biện pháp thu hồi nợ

kịp thời, hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất. Thực tế, việc kiểm tra, giám sát khoản vay tại các Vietinbank Bình Định chưa được thực hiện thường xuyên.

Có thể là sợ gây phiền hà cho khách hàng hoặc không có thời gian nên CBTD chỉ thực hiện kiểm tra chiếu lệ, mang tính hình thức. Nghiêm trọng hơn, CBTD không đi thực tế xuống đơn vị để kiểm tra sổ sách và kho hàng mà chỉ căn cứ trên các chứng từ hóa đơn do khách hàng cung cấp để ghi biên bản kiểm tra. Nội dung biên bản kiểm tra còn sơ sài, chưa cập nhật đầy đủ các thông tin và số liệu hoạt động thực tế tại thời điểm kiểm tra.

Ø Thứ năm, năng lực của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng còn hạn chế:

một Vietinbank Bình Định đều phải có phòng/tổ kiểm tra kiểm soát nội bộđể

công việc thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động của ngân hàng được thường xuyên và thuận lợi. Nhiệm vụ của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ là phát hiện và cảnh báo những sai sót trong quá trình hoạt động để đề xuất những biện pháp khắc phục hoặc phòng ngừa kịp thời, nhằm hạn chế được RRTD.

Điều đó đòi hỏi các cán bộ kiểm tra, kiểm soát phải có năng lực chuyên môn cao, có khả năng phân tích tốt, có nhiều kinh nghiệm và am hiểu các văn bản, chế độ. Tuy nhiên, ở Vietinbank Bình Định vẫn còn hạn chế trong việc bố trí cán bộ có đủ năng lực ở bộ phận kiểm tra, kiểm soát làm cho chất lượng kiểm tra, đánh giá chưa cao, ảnh hưởng đến công tác QTRRTD.

Công tác đào tạo cán bộ chưa được quan tâm đúng mức: Thực hiện theo chỉ đạo của VietinBank, Vietinbank Bình Định đã chú trọng đến việc phát triển mở rộng mạng lưới hoạt động tại địa phương hơn trước đây. Tuy nhiên, công tác đào tạo nguồn nhân lực của các Vietinbank Bình Định chưa

được chuẩn bị kịp thời, số lượng nhân viên chủ chốt để đáp ứng cho HĐKD vẫn còn thiếu. Việc bố trí nhân sự cho các Phòng giao dịch mới thành lập cũng như việc di chuyển sang các NHTM khác của một số cán bộ, nhân viên tín dụng càng làm thiếu hụt nguồn nhân lực cho lĩnh vực tín dụng. Điều này cho thấy với lực lượng nhân viên còn ít kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn cũng như công tác đào tạo, quy hoạch nguồn nhân lực chưa được quan tâm

đúng mức thì khả năng để hạn chế RRTD sẽ rất khó khăn.

Phẩm chất đạo đức của một số nhân viên ngân hàng bị tha hóa: Lĩnh vực hoạt động tín dụng là một lĩnh vực rất nhạy cảm, vì vậy đòi hỏi ngân hàng phải tuyển chọn những cán bộ có đạo đức nghề nghiệp, không vì quyền lợi cá nhân. Thực tế, vì tư lợi cá nhân khi cho vay, có một số CBTD chỉ thẩm

định qua loa, chiếu lệ để khách hàng được nhận tiền vay khi khoản vay chưa thẩm định kỹ theo đúng quy định. Đây là một trong những nguyên nhân gây

ra hậu quả nghiêm trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số nhân viên ngân hàng còn hạn chế. Nghiệp vụ tín dụng là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của hoạt động ngân hàng và lợi nhuận đem lại từ nghiệp vụ này là cao nhất so với các nghiệp vụ khác nhưng nguy cơ xảy ra RRTD cũng rất cao, vì vậy đòi hỏi cán bộ làm công tác tín dụng phải có đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm… Thực tế tại các chi nhánh, có một số CBTD chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác tín dụng như chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc thẩm định hồ sơ tín dụng, trình độ chuyên môn còn hạn chế, chưa có khả năng phân tích đánh giá những hiệu quả của phương án mang lại, cũng như mức độ rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện phương án kinh doanh. Ngoài ra, một số CBTD chưa nghiên cứu kỹ các quy trình, quy chế cho vay hiện hành của VietinBank nên đã giải quyết hồ sơ khi chưa hội đủ điều kiện cho vay theo quy định, sai quy chế cho vay hiện hành. Chẳng hạn như:

- CBTD đã bỏ qua một số nguyên tắc tín dụng hiện hành, không quản lý giám sát chặc chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng, quyết định cấp GHTD và thực hiện giải ngân cho khách hàng khi chỉ chú trọng vào TSTC, chứ không chú trọng đến hiệu quả và tính khả thi mà phương án vay đem lại.

- Giải quyết cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp có kết quả

kinh doanh lỗ (không thực hiện trình NHCTVN, khách hàng không có kế

hoạch bù lỗ theo quy định), không có căn cứ để xác định tính khả thi của phương án vay, giải ngân khi thiếu hồ sơ, chứng từ chứng minh mục đích sử

dụng vốn vay…

- Hoặc CBTD không có nhận ra những gian lận của khách hàng khi thực hiện giải ngân như: Khách hàng nhận nợ vay để chuyển thanh toán tiền hàng nhưng thực chất người nhận tiền thanh toán và người vay đã có sự thông đồng, giải ngân sai đối tượng cho vay được quy định trong hợp đồng tín dụng…

Đạo đức nghề nghiệp của một số nhân viên ngân hàng chưa được xem trọng. Ngoài việc đòi hỏi trình độ chuyên môn phải cao, đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng cũng cần phải được xem trọng. Nhưng thực tế vì lợi ích cá nhân, một số nhân viên ngân hàng đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp, cố

ý làm trái quy định... Chẳng hạn, CBTD đã:

- Định giá TSĐB quá cao so với giá trị thực của tài sản trên thị trường nhằm mục đích là rút tiền vay nhiều;

- Thực hiện giải ngân nhiều lần trong ngày để đảo nợ cho các khoản vay đến hạn (áp dụng đối với cho vay theo phương thức hạn mức);

Từ những hạn chế và nguyên nhân gắn liền các hạn chế trên, chúng ta đưa ra một số nguyên nhân chung dẫn đến những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank Bình Định trong thời gian qua như sau:

Ø Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài ngân hàng v Môi trường pháp lý chưa thuận lợi

- Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế của nước ta đã bị ảnh hưởng nhiều, làm cho giá cả vật tư hàng hóa cũng như các chính sách kinh tế (về tỷ giá đồng ngoại tệ, về lãi suất…) thay đổi liên tục theo sự biến

động của nền kinh tế thế giới. Thực tế cho thấy sau khi nền kinh tế có những biến động mạnh thì Nhà nước mới ban hành những chính sách kinh tế phù hợp để điều phối và can thiệp vào nền kinh tế nhằm ngăn chặn và bình ổn nền kinh tế, như vậy vô hình chung Nhà nước đã gây bất lợi cho các doanh nghiệp trong việc định hướng HĐKD, làm cho các doanh nghiệp không lường trước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được những khó khăn sắp diễn ra để có những kế hoạch ngăn ngừa nhằm hạn chế tổn thất xảy ra trong kinh doanh mà chỉ có những biện pháp đối phó, khắc phục khi đã xảy ra khó khăn, làm cho HĐKD của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều, dẫn đến kết quả HĐKD bị suy giảm và khả năng trả nợ của khách hàng bị hạn chế, như vậy nguy cơ xảy ra RRTD cho ngân hàng là rất cao. Thực tế

cho thấy sự điều hành và can thiệp các chính sách kinh tế của Nhà nước như

hiện nay là chưa tạo được sự thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình dự đoán rủi ro để có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả khi nền kinh tế

luôn biến động phức tạp.

- Theo quy định của luật các TCTD và có văn bản hướng dẫn thi hành luật thì khi khách hàng vay không trả được nợ và để phát sinh nợ xấu kéo dài thì ngân hàng có quyền xử lý TSĐB để thu hồi nợ, nhưng để thực hiện được việc xử lý TSĐB thì phải mất rất nhiều thời gian và thủ tục xử lý TSĐB còn nhiều vướng mắc. Thực tế, khi ngân hàng quyết định khởi kiện để xử lý TSĐB thì ngân hàng phải làm đơn khởi kiện và cung cấp toàn bộ hồ sơ tín dụng có liên quan cho Tòa án nhờ xét xử, để có được quyết định của Tòa án về việc quyết định nghĩa vụ của các bên phải thực hiện theo bản án đã là một vấn đề, sau đó ngân hàng phải làm việc với người bị kiện và thỏa thuận thời gian để cho người bị kiện (chủ tài sản) tự thực hiện nghĩa vụ của mình, đến khi hết thời gian thỏa thuận mà chủ tài sản vẫn chưa thực hiện được nghĩa vụ

của mình thì ngân hàng lại phải làm đơn đề nghị Thi hành án tiến hành thực hiện theo quyết định của Tòa án, nếu Thi hành án vẫn không thỏa thuận được với người bị kiện thì mới tiến hành cưỡng chế TSĐB và thực hiện các thủ tục

để bán đấu giá TSĐB. Nhưng thực tế, công việc này vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập vì Thi hành án phải kiểm tra tài sản thực tế và tiến hành các thủ tục thẩm định giá trị tài sản và đưa ra mức giá thích hợp để thực hiện bán đấu giá tài sản, làm cho việc xử lý TSĐB kéo dài, dẫn đến việc thu hồi nợ của ngân hàng bị chậm trễ. Thực tế cho thấy, có những hồ sơ tính từ thời gian bắt đầu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam- Chi nhánh Bình Định (full) (Trang 72)