Nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam- Chi nhánh Bình Định (full) (Trang 50)

Bộ máy quản lý rủi ro tín dụng của Vietinbank Bình Định được xây dựng theo các nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc 1: Kết hợp tập trung và phân cấp:

Tập trung về chích sách, nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng, hệ thống quy chế, quy định, quy trình nghiệp vụ tín dụng áp dụng thống nhất trong toàn bộ cơ quan.

Phân cấp thẩm quyền quyết định tín dụng cho các cấp trong Vietinbank Bình Định bao gồm: HĐTD cơ sở, Giám đốc, Phó giám đốc chi nhánh, Trưởng các phòng giao dịch.

Nguyên tắc 2: Chuyên môn hoá theo cấp bậc hoạt động và chức năng, nhiệm vụ:

Ø Theo chiều dọc

Trụ sở chính chịu trách nhiệm:

tín dụng; cơ chế phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng.

- Thiết lập các công cụ QLRR; xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, mô hình định hướng rủi ro và đánh giá tín dụng, giám sát tổng thể

danh mục tín dụng của NHCT.

- Kiểm soát rủi ro trong toàn hệ thống, kiểm soát rủi ro theo ngành, lĩnh vực và nhóm khách hàng; quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh, kiểm tra tuân thủ quy chế, quy trình, phân loại nợ và trích lập dự phòng của toàn hệ thống.

Chi nhánh chịu trách nhiệm:

- Tuân thủ chính sách, quy chế, quy trình tín dụng, thẩm quyền phán quyết, hạn mức danh mục và trực tiếp quản lý danh mục tín dụng ở cấp độ chi nhánh.

- Kiểm tra, báo cáo kiểm soát rủi ro, quản lý và thu hồi nợ tại đơn vị; thực hiện phân loại nợ tại đơn vị theo quy định.

Ø Theo chiều ngang: Các phòng ban được phân theo chức năng, nhiệm vụ phù hợp với quy trình quản trị rủi ro tín dụng, bao gồm: từ xây dựng chích sách, quản lý, giám sát rủi ro, quản lý nợ có vấn đề.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam- Chi nhánh Bình Định (full) (Trang 50)