Tình hình thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam- Chi nhánh Bình Định (full) (Trang 52)

b. Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng

2.2.2.Tình hình thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng

Để có thể quản trị rủi ro tín dụng một cách hiệu quả, nhất thiết phải xây dựng một môi trường rủi ro tín dụng phù hợp với quy trình cấp tín dụng lành mạnh; một hệ thống quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp; và đặc biệt là phải kiểm soát được rủi ro tín dụng. Trên cơ sở các chính sách, quy chế, quy trình của hội sở chính. Vietinbank Bình Định tuân thủ chính sách, quy chế, quy trình tín dụng, thẩm quyền phán quyết, hạn mức danh mục và trực tiếp quản lý danh mục tín dụng để thực hiện tốt mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank Bình Định. Theo nền tảng lý luận ở chương 1, tác giả

nhận xét hệ thống hoá nội dung quản trị rủi ro tín dụng thực tế tại Vietinbank B́nh Định theo bốn nội dung cơ bản: Nhận diện rủi ro tín dụng; đo lường rủi

ro tín dụng; kiểm soát rủi ro tín dụng và tài trợ rủi ro tín dụng.

a. Nhn din ri ro tín dng

Nhận diện rủi ro đóng vai trò then chốt, đặc biệt là nhận diện rủi ro tín dụng quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng này, Vietinbank đã ban hành Quy chế quản lý rủi ro tác nghiệp trong toàn hệ thống số 1434/QĐ-HĐQT-NHCT7 ngày 30 tháng 08 năm 2010. Mục đích nhằm hình thành văn hoá nhận thức rủi ro tác nghiệp và chủ động quản lý rủi ro tác nghiệp trong toàn hệ thống; đảm bảo Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của rủi ro tác nghiệp đặc biệt là rủi ro tín dụng, luôn xem xét đầy đủ khía cạnh rủi ro tín dụng trong các công việc hàng ngày, kể cả việc ra quyết định kinh doanh, xác định rõ các chỉ

số rủi ro quan trọng cần quản lý và phát triển các phương án, kế hoạch hành

động để kiểm tra, kiểm soát nội bộ, cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ và tăng mức độ hài lòng của khách hàng.

Dựa vào Quy chế trên trong phạm vi nghiên cứu, tác giả tóm tắc quá trình nhận diện rủi ro tín dụng như sau:

- Định kỳ hàng quý, sáu tháng hoặc hàng năm, tiến hành tựđánh giá rủi ro và xác định biện pháp kiểm soát rủi ro đối với quá trình xử lý công việc của bản thân. Xác định các sự kiện rủi ro tín dụng có thể phát sinh trong quá trình xử lý công việc từ đó đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro nội tại của từng sự kiện rủi ro tín dụng thông qua rà soát và phân tích. Xác định các biện pháp kiểm soát tương ứng với từng sự kiện rủi ro tín dụng đã xác định thông qua rà soát lại hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ tại Vieitnbank Bình Định, quá trình xử lý công việc hàng ngày của từng cá nhân, bộ phận. Từ đó đánh giá khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của các sự kiện rủi ro tín dụng, nguyên nhân/nguồn gốc phát sinh và các biện pháp cần thiết để phòng tránh, giảm thiểu và kiểm soát rủi ro tín dụng.

- Tuỳ theo xếp hạng mức độ rủi ro nội tại để tiến hành phân tích đánh giá hiệu quả và sự thích hợp của các biện pháp kiểm soát rủi ro xác định dựa trên bốn khía cạnh: Vai trò và trách nhiệm kiểm soát rủi ro; Hướng dẫn kiểm soát rủi ro; Tuân thu quy trình kiểm soát rủi ro; Hiệu quả kiểm soát rủi ro.

Trong quá trình xử lý công việc, từng cá nhân, bộ phận chủ động kiểm soát các nguy cơ RRTN để phòng tránh và giảm thiểu khả năng xảy ra các sự

cố RRTN gây tổn thất cho Vietinbank Bình Định. Định kỳ từng cá nhân, bộ

phận phải rà soát, phân tích quá trình sử lý công việc để nhận diện và khai báo mọi sự kiện RRTN có liên quan vào hệ thống máy tính và đề xuất các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu RRTN. Tuy nhiên qua quá trình thực hiện đã cho thấy một số cá nhân chưa tìm hiểu, nhận thức đầy đủ về quản lý RRTN (các loại sự kiện RRTN, nguyên nhân/nguồn gốc phát sinh sự kiện RRTN, tổn thất khi xảy ra sự kiện RRTN), khi phát sinh các sự cố rủi ro và tổn thất chưa chủ động thực hiện các biện pháp xử lý sự cố hoặc không báo cáo người có thẩm quyền, chưa tuân thủđược các quy chế, quy trình nghiệp vụ có liên quan

để ngăn ngừa và hạn chế RRTN.

Quy chế được xây dựng một cách chi tiết, khoa học nhằm đánh giá mức độ rủi ro trong toàn hệ thống từ đó có biện pháp, sáng kiến để kiểm soát các rủi ro tín dụng liên quan đến quá trình xử lý công việc. Tuy nhiên từ tổng quan ở chương 1, cho thấy Vietinbank chưa nhận diện dấu hiệu rủi ro tín dụng từ khách hàng vay vốn. Quy chế trên chỉ tiến hành tự đánh giá rủi ro và xác định biện pháp kiểm soát rủi ro đối với quá trình xử lý công việc của bản thân giúp Ban lãnh đạo có chính sách quản trị rủi ro tín dụng kịp thời, hiệu quả.

b. Đo lường ri ro tín dng

Khi đã nhận diện được các trường hợp dẫn đến rủi ro tín dụng từ đó việc đo lường rủi ro tín dụng mới hiệu quả.

dụng để chọc lọc và đánh giá khách hàng theo các quy trình sau:

- Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân, hộ

gia đình theo Quyết định số 3729/QĐ-NHCT35 ngày 22/12/2011 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam [14]. Bảng mô tả đặc điểm hạng tín dụng như sau: Loại Điểm Đặc điểm khách hàng Nhóm nợ AAA: Loại tối ưu 90 - 100 Đây là mức xếp hạng khách hàng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng được xếp hạng này là đặc biệt tốt. 1 AA: Loại ưu 80 - 90 Khách hàng được xếp hạng này có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng

được xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả

khoản nợ của khách hàng được xếp hạng này là rất tốt. 1 A: Loại tốt 73 - 80 Khách hàng được xếp hạng này có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế

hơn các khách hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là tốt.

1

BBB:

Loại khá 70 - 73

Khách hàng xếp hạng này có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi các yếu tố

bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

BB: Loại Trung bình

khá

63 - 70 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các

điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng. 2 B: Loại trung bình 60 - 63 Khách hàng có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ. Tuy nhiên, hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng. 2 CCC: Loại dưới Trung bình 56 - 60 Khách hàng xếp hạng này hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ

của khách hàng phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng nhiều khả năng không trảđược nợ. 3 CC: Loại yếu 53 - 56 Khách hàng xếp hạng này hiện thời đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ. 3 C: Loại kém 44 - 53

Khách hàng xếp hạng này trong trường hợp

đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang được duy trì.

4 D: Loại rất kém 20 - 44 Khách hàng xếp hạng D trong trường hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự

xảy ra; không xếp hạng D cho khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ mới chỉ là dự kiến.

- Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp theo Quyết định số 3730/QĐ-NHCT35 ngày 22/12/2011 [13]. Thang xếp hạng khách hàng doanh nghiệp như sau:

Loại Đặc điểm AAA: Loại tối ưu Điểm tín dụng tốt nhất dành cho các khách hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất Khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng được xếp hạng này là đặc biệt. AA: Loại ưu Khách hàng có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng được xếp hạng AAA. Khả năng trả nợ của khách hàng được xếp hạng này là rất tốt. A: Loại tốt Khách hàng có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn

được đánh giá là tốt.

BBB: Loại khá Khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng. BB: Loại trung bình khá Khách hàng ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm nợ từ B đến D. Tuy nhiên, các khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ

các điều kiện kinh doanh, tài chính bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự

suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng. B: Loại trung bình Khách hàng có nhiều nguy cơ mất khả năng

trả nợ hơn các khách hàng hạng BB. Các

điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế

nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng.

CCC: Loại dưới trung bình Khách hàng hiện thời đang bị suy giảm khả

năng trả nợ, khả năng trả nợ phụ thuộc vào

độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng nhiều khả

năng không trảđược nợ.

CC: Loại yếu Khách hàng đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ.

C: Loại kém Khách hàng xếp hạng C trong trường hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các

động thái tương tự nhưng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang được duy trì.

D: Loại rất kém Khách hàng đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra. Không xếp hạng D cho các khách hàng mà việc mất khả năng trả

Thực tế, Vietinbank Bình Định sẽ thực hiện chấm điểm và xếp hạng tín dụng cho khách hàng trên hệ thống máy sau đó chiết xuất kết quả từ hệ thống ra file giấy để lưu hồ sơ.

Quy trình chấm điểm trên được phát triển theo mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s và sẽ chuẩn hóa việc cấp và quản lý tín dụng đối với các khách hàng cũng như tuân thủ quy định của NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Tuy nhiên qua quá trình thực hiện đã cho thấy kết quả chấm điểm và xếp hạng khách hàng chưa được khách quan, vẫn chưa phản ánh đúng tình hình tài chính thực của khách hàng vay, chất lượng của khoản vay, cũng như vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào cảm tính của CBTD khi thực hiện chấm điểm và xếp hạng tín dụng cho khách hàng.

c. Kim soát ri ro tín dng

Trên cơ sở chấm điểm và xếp hạng tín dụng từng khách hàng Vietinbank ban hành các quy định về kiểm soát rủi ro tín dụng như sau:

Ø Quy trình về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ

Việc xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả là một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo hoạt động ngân hàng được an toàn, hạn chế rủi ro, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh trong bối cạnh hội nhập. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và cơ cấu tổ chức được thiết lập trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và được tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, xử lí kịp thời các rủi ro và đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Mục đích tối thiểu

được đặt ra đối với hệ thống kiểm soát nội bộ là: 1) Hiệu quả và an toàn trong hoạt động; 2) Bảo đảm hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời; 3) Bảo đảm tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ. Từ đó Vietinbank đã ban hành quy trình kiểm toán nội bộ trong hệ thống số 282/QĐ-HĐQT-NHCT43 ngày 03 tháng 07

năm 2007. Quy chế yêu cầu phải thường xuyên đánh giá và đo lường rủi ro một cách minh bạch và hiệu quả, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của Ban lãnh đạo, các phòng chuyên môn, các cán bộ liên quan.

Tại Vietinbank Bình Định đã thành lập phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ thuộc Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ còn nhiều vấn đề phải tiếp tục thực hiện.

Ø Quy trình về phân loại nợ và trích lập dự phòng

Một trong những yêu cầu của hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng là phải thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Phân loại nợ là một biện pháp nghiệp vụ – pháp lý nhằm xếp một khoản nợ vào một nhóm nhất

định dựa trên việc đánh giá về khả năng thu hồi khoản nợ ấy. Ngày 22/4/2005, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD.

Tại Vietinbank Bình Định thực hiện theo Quy trình phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng trong hệ thống số 3176/QĐ-NHCT37 ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Tổng giám đốc Vietinbank [11]. Quy trình này được đánh giá là tương đối phù hợp với Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và các chuẩn mực quốc tế, theo đó, các khoản nợ được phân loại thành 5 nhóm với mức độ

tăng dần của rủi ro. Tỉ lệ trích lập dự phòng đối với các nhóm tương ứng là 0%, 5%, 20%, 50% và 100% so với giá trị khoản nợ sau khi đã trừ đi giá trị

của tài sản bảo đảm. Ngoài việc trích lập dự phòng cụ thể, ngân hàng cũng phải trích lập dự phòng chung bằng 0,75% tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Ø Quy trình về giới hạn tín dụng và mức phán quyết

Hiện nay Vietinbank Bình Định thực hiện theo quyết định số 208/QĐ- HĐQT-NHCT35 ngày 24 tháng 02 năm 2010 về việc Quy định giới hạn tín dụng và thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng, quyết định số 793/QĐ-

NHCT35 ngày 02 tháng 04 năm 2010 ban hành Quy trình xác định, quản lý giới hạn tín dụng và mức phán quyết tín dụng.

Phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả là tiêu chí quyết định trong việc xem xét cho vay. Tuy nhiên những RRTD rất đa dạng và có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người mà thẩm định tín dụng không thể

lường hết được. Do đó việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ nâng cao tính chịu trách nhiệm và chia sẻ rủi ro của khách hàng với ngân hàng. Do

đó, tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản có xu hướng gia tăng, góp phần vào

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam- Chi nhánh Bình Định (full) (Trang 52)