Trong tập tạp luận Chỉ tại con chích chòe, ngoài những đóng góp của Dương Tường trong việc đề xuất, luận bàn các vấn đề văn học, nghệ thuật, và khả năng vượt qua những giới hạn của chính tác giả trong việc đề xuất, luận bàn các vấn đề văn học, nghệ thuật thì nghệ thuật triển khai, lập luận của Dương Tường cũng như cách nêu vấn đề của ông trong mỗi bài viết đều rất đa dạng, phong phú, đồng thời mang nhiều tính chất và đặc điểm riêng biệt với cách trình bày của nhiều tác giả khác.
Trong tập tạp luận, Dương Tường luôn nêu vấn đề một cách ngắn gọn, súc tích, không dài dòng, không vòng vo. Trong bài Ở giao điểm của thế kỷ
Dương Tường đã dành những dòng mở đầu rất đỗi ngắn gọn, đồng thời qua đó nêu bật vấn đề cần nói đến xuyên suốt trong bài viết: “Ở giao điểm của thế kỷ, Nguyễn Minh Thành là một thí dụ về khả năng kết hợp nhuần nhuyễn cái truyền thống với cái hiện đại” [57, 367]. Trong bài Thách thức của Nguyễn Sáng với đoạn mở đầu: “Ở Nguyễn Sáng, nét đẹp nhất, theo tôi, là cái mà tôi ưng gọi là tính toàn khối và ý lực sẵn sàng chấp nhận thách thức - phẩm chất thiết yếu của mọi người tiên phong mở đường” [57, 287].
Trong tập tạp luận, Dương Tường luôn có cách nêu vấn đề rất độc đáo và rất “lạ”. Cụ thể, trong phần văn học - ngôn ngữ, có bài db @ ptt.com, Dương Tương triển khai bài viết bằng cách trích dẫn một đoạn trong tập thơ “Dự báo phi thời tiết”, được viết theo hình thức collage ghép dán: “một Thanh Xuân òa BÃO CẤP xáo đảo trong vòng xoáy trách nhiệm và thảng hoặc thử sống một ngày thiếu vắng niềm tin mà thấy khó khăn như không còn thời còn hơi thở dưới cao áp của vô số hoài nghi có thực về ngày mai mang hình dấu hỏi vẫn khát khao hoài một GIẤC THANH XUÂN” [57, 67].
Hoặc trong bài Hồi ức về nhạc kháng chiến Dương Tường vào bài bằng một câu rất đơn giản: “Tôi vẫn hẹn hò một bài hát cũ” [57, 411]. Hay như trong bài “Khởi thủy”, tác giả nêu vấn đề bằng cách dẫn ra những định nghĩa
cơ bản về khởi thủy: “Khởi thủy là chỗ bắt đầu mọi sự. Khởi Thủy cũng là từ mở đầu Kinh Thánh…” [57, 371].