Những vấn đề mỹ thuật

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp luận của Dương Tường (Qua khảo sát tập Chỉ tại con chích chòe) (Trang 45)

Dương Tường ngoài vai trò dịch giả, nhà thơ, nhà phê bình văn học thì ông còn được biết đến như là một người am hiểu và giàu kiến thức về hội

họa. Tầm hiểu biết của Dương Tường trong mảng mỹ thuật khá sâu sắc và đa chiều, vì thế, ông được giới phê bình hội họa rất coi trọng.

Trong tạp luận Chỉ tại con chích chòe - phần Mỹ thuật, Dương Tường dành nhiều dung lượng để nói về quốc họa Bùi Xuân Phái. Đối với Dương Tường, Bùi Xuân Phái không chỉ là một họa sĩ với khả năng truyền tải được cái “hồn” dân tộc qua những bức tranh mang đậm dấu ấn Hà Nội của mình mà còn là một người bạn, một đồng chí trong con đường hướng tới sự cách tân trong đổi mới về quan niệm thẩm mỹ. Nói về Bùi Xuân Phái, Dương Tường gọi ông là “Bậc thầy lớn” và hết lời ca ngợi: “Không phải về bất kỳ nghệ sỹ nào, nhà văn, nhà thơ nào, ta cũng có thể nói là người đó đã tạo nên thế giới riêng của mình, trừ phi, cao hơn cả nhân cách và cá tính độc đáo, tác phẩm của anh (hoặc chị) ta bày ra một cõi tâm linh đích thực mà, khi phiêu du trong đó, ta không thể tắm nhuần cái tin thần khôn diễn tả nổi bằng lời của nó. Tôi, tôi nói: thế giới Phái như người ta nói thế giới Picasso, thế giới Chekhov, thế giới Rimbaud...” [57, 267 - 268]. Trong chia sẻ trên, Dương Tường không ngần ngại so sánh Bùi Xuân Phái với những tên tuổi nổi tiếng trên thế giới, ông cho rằng Bùi Xuân Phái cũng như tất cả các tài năng lớn trong làng văn nghệ sĩ đều có “thế giới” riêng của mình, đó là thế giới của tư tưởng, của sáng tạo, của cá tính riêng người nghệ sĩ. Nếu một họa sĩ có thể tự tạo dựng được thế giới của chính mình thì đó chính là người họa sĩ thành công.

Nhận xét về phong cách vẽ của Bùi Xuân Phái, Dương Tường cho rằng: “Con mắt của Bùi Xuân Phái dõi vào sự vật”, “Chính bởi thế nên Bùi Xuân Phái đã phát hiện thấy trong cái nôm tục thường nhật những gì vi tế nhất, cũng là bình dị nhất mà ta dễ bỏ qua”, “Không hề là nhạc sĩ, Bùi Xuân Phái lại nắm rất vững một thủ pháp tinh tế trong sáng tác nhạc: “Biến tấu trên một chủ đề”, “Ngôn ngữ tạo hình của Phái là một mà cũng là đa bội”, và trong con mắt của Dương Tường “Bùi Xuân Phái, như tôi thấy, biết vẽ cả cái không-hiện-diện. Trong những tranh đẹp nhất của Phái, bồng bềnh những

hiện diện không-hiện-diện tạo nên cái chiều thứ tư giáo nối không gian-thời gian” [57, 270 - 271]

Tuy Bùi Xuân Phái là một họa sĩ tài năng xuất chúng, thế nhưng, thời gian không ưu ái cho bất kỳ ai, cho dù đó là một tên tuổi lớn. Trong bài Bùi Xuân Phái - Những nghịch lý Dương Tường đã phải thốt lên: “Nghệ thuật Phái chưa có điều kiện thả hết tầm, nhưng ly đời thì anh đã uống đến tận cặn” [57, 273]. Đây là câu nói bày tỏ sự tiếc nuối trước tài năng lớn hãy còn có thể vươn cao, vươn xa hơn nữa nhưng đã không còn đủ thời gian cống hiến. Nếu thực sự Bùi Xuân Phái còn thời gian để sáng tạo, để trau chuốt cho cây bút của mình thì hẳn ông sẽ cho ra đời nhiều tác phẩm kinh điển nữa, sẽ làm phong phú, đồ sộ hơn cho nền mỹ thuật Việt Nam. Nói đến cống hiến của Bùi Xuân Phái cho nền mĩ thuật nước nhà Dương Tường phải thốt lên: “Cảm ơn Bùi Xuân Phái cùng cái thế giới anh đã tạo nên. Tôi cứ nghĩ chân thật và hồn nhiên rằng, đền đáp những gì anh đã cho cuộc đời bây giờ và mai sau, đời sẽ trả lại anh tấm hộ chiếu đi vào bất tử” [57, 271].

Trong hội họa, Dương Tường được nhiều họa sĩ trẻ yêu thích vì những phê bình thẳng thắn và táo bạo. Ông kêu gọi sự sáng tạo triệt để và hô hào sự đổi mới trong suy nghĩ và trong sáng tác. Bản thân Dương Tường mặc dù tuổi đã ngoài tám mươi, tuy nhiên ông cũng rất tích cực giao lưu và sinh hoạt với các họa sĩ trẻ. Nói đến vấn đề này, có rất nhiều người chỉ trích thói chơi “ngông” của Dương Tường, cho là ông “làm dáng”, là “lập dị”… Nhưng đối mặt với những bình luận ác ý, Dương Tường bày tỏ: “Thế hệ của tôi là thế hệ lỡ dở. Việc mà tôi muốn làm có ích nhất là lót đường cho các bạn trẻ. Chính bởi vì tôi phải nói rằng cuộc đời của tôi nó cũng nhiều trầm luân lắm cho nên có những lúc mình nghĩ rằng mình chỉ còn tốt cho cái việc giúp đỡ các bạn trẻ, như tôi đã nói trước là lót đường cho các bạn trẻ, mà nếu mình làm được cái việc ấy thì mình nghĩ rằng mình đã sống không uổng”. Trước sự nhiệt thành của Dương Tường, các thế hệ họa sỹ trẻ đều dành cho ông tình cảm quý mến, kính trọng, và đối với Dương Tường, ông

luôn thấy cảm kích trước tình cảm quý báu đó: “Tôi đến với các bạn trẻ rất là bằng hữu và rất là vui vì mình có thể bộc lộ cái nguồn tươi trẻ với các bạn đó, một cái gì đó nó làm tươi mát lại cái năng lượng của mình. Tôi cũng được các bạn trẻ đáp lại với sự tin cẩn và quý mến”.

Việc Dương Tường tích cực giao lưu và sinh hoạt với các họa sĩ trẻ cũng phần nào giúp ông tiếp cận được với nền mỹ thuật đang thịnh hành trong nước và quốc tế, đồng thời bắt nhịp những xu hướng mĩ thuật mới đang trong quá trình manh nha và phát triển. Qua đó, ông đóng góp ý kiến của mình, đóng góp cho các họa sĩ trẻ về đường lối và phương hướng phát triển trong tương lai đối với mĩ thuật Việt Nam, nhằm phát triển thêm nghành hội họa trong nước, với đa dạng đề tài và cách biểu đạt tác phẩm.

Bên cạnh việc chú trọng phân tích, tìm hiểu về Mĩ thuật trong nước, Dương Tường cũng rất quan tâm đến các giả và tác phẩm ngoài nước. Ông không bao giờ nhìn nhận vấn đề một cách phiến diện, mà phân tích, tư duy, trình bày một cách rất cẩn thận, logic. Ông luôn tìm hiểu về khía cạnh tâm hồn của từng đối tượng chứ không phiến diện nhìn vào bề ngoài hay những thành công của họ đạt được. Trong bài Một kì án - một huyền thoại, Dương Tường kể về cái chết của đại danh họa Vincent Van Gogh, ông ca ngợi trường phái mĩ thuật của Van Gogh, ông ca ngợi tài năng của Van Gogh, thế nhưng, Dương Tường cũng đau xót cho số phận của tài năng lớn này với kết cục đau đớn là tự sát với “một phát đạn vào tim”. Câu nói cuối cùng của danh họa dường như hé lộ tất cả: “Vô ích, nỗi buồn sẽ kéo dài suốt đời” - đọc đến đây, độc giả dường như phần nào hiểu được nguyên nhân của kết cục đau đớn ấy, đó có thể là cô đơn. Nỗi cô đơn ám ảnh lấy cuộc đời của danh họa, khiến ông hoảng loạn, rơi vào trạng thái không còn điều khiển được cảm xúc, và rồi dẫn đến hành động tự sát.

Dương Tường kể về những danh họa với lối kể rất tự nhiên, hồn hậu và cũng rất chân thực. Ông kiên trì tìm hiểu từ gốc gác những câu chuyện cuộc đời của họ, để rồi phân tích, phát hiện những vấn đề sâu xa ẩn chứa trong

các câu chuyện. Từ đó, dẫn dắt bạn đọc đi vào một thế giới đầy trừu tượng, đầy chất thơ và bi kịch của những tài năng lớn trong nền mĩ thuật thế giới. Trong bài Jacqueline của Pablo Dương Tường kể về tình yêu sâu sắc giữa Pablo Picasso và người đàn bà thứ ba và là cuối cùng của cuộc đời ông là Jacqueline. Tình yêu dường như là chất xúc tác mạnh mẽ để tạo nên nghệ thuật thăng hoa, khiến Pablo “làm việc không ngừng. Chỉ trong vài tháng, ông vẽ tới 70 bức chân dung Jacqueline.” Và về phía bà “Jacqueline đã nâng tình yêu của mình đối với Pablo thành một nghệ thuật.” Tình yêu của hai người sâu sắc tới nỗi, khi Picasso trút hơi thở cuối cùng, Jacqueline không thể nào tin được, phải mất rất nhiều thời gian sau bà mới có thể chấp nhận sự thật, nhưng đến lúc đó, chính bà lại tự kết liễu bản thân bằng việc “bắn một viên đạn vào đầu”. Qua câu chuyện đầy tính chân thực, Dương Tường muốn chuyển đến độc giả góc nhìn khác về một danh họa nổi tiếng thế giới. Những danh họa không hẳn là thánh nhân sống ở bình diện danh tiếng để được tụng ca… Họ còn là con người thực sự với đầy đủ những khát khao, tình yêu và đam mê như bất kỳ người bình thường nào khác. Tình yêu của họ cũng mãnh liệt và ngập tràn cảm xúc: “Khi người ta may mắn có Picasso ở trước mặt, người ta không cần ngắm mặt trời”.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp luận của Dương Tường (Qua khảo sát tập Chỉ tại con chích chòe) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w