Khả năng vượt qua những giới hạn của Dương Tường của lý luận văn học, lý luận nghệ thuật hiện nay

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp luận của Dương Tường (Qua khảo sát tập Chỉ tại con chích chòe) (Trang 66)

Như đã nói ở trên, trong cuộc sống, không có gì là vẹn toàn, tròn trĩnh. Mọi thứ luôn ẩn chứa những giới hạn. Chính điều này khiến cuộc sống luôn có nhiều điều bất ngờ. Tuy được biết đến là con người luôn làm việc nghiêm túc, cầu toàn, tỉ mỉ, nhưng trong lý luận văn học, lý luận nghệ thuật thì Dương Tường vẫn còn những giới hạn nhất định. Ngay dịch thuật là lĩnh vực ông có nhiều thế mạnh, vậy mà vẫn không tránh khỏi sai sót.

Câu chuyện dịch Lolita của ông gần đây cho thấy thái độ khoa học của Dương Trường là rất đáng trân trọng. Dịch giả Dương Tường thừa nhận sơ suất với Lolita. Một độc giả có tên Haze Dolores cho rằng: dịch giả Dương Tường đã dịch hầu hết chú thích trong sách từ cuốn The Annotated Lolita

(Lolita có bình chú) của Mỹ, nhưng lại nhận là tự mình soạn hết các chú thích, nên có thể suy ra rằng ông đã "đạo" chú thích. Theo dịch giả Dương Tường, số chú thích dựa vào cuốn The Annotated Lolita chưa đến một nửa. Ông nói trên tờ TT&VH (ngày 4/7/2013) rằng: "Tôi dịch và làm chú thích được hai phần ba thì mới phát hiện ra trên Google là có cuốn The Annotated Lolita rất hữu ích. Khi đó, tôi gửi thư nhờ dịch giả Nguyệt Cầm ở Mỹ mua cho cuốn này, bản sách giấy. Tôi đã sử dụng khá nhiều tư liệu từ cuốn sách này, vào khoảng hơn một phần ba chú thích mà tôi đã đưa vào bản dịch". Ông cho biết, trong quá trình dịch sách, ông đã tra cứu và tham khảo rất nhiều nguồn khác nhau, gồm có: các loại từ điển, các bài viết báo chí, phê bình liên quan đến Lolita, các nguồn trên mạng tìm qua Google và cuốn The Annotated Lolita. Trong đó, cuốn The Annotated Lolita vẫn là nguồn tra cứu quan trọng nhất. Mặc dù vậy, bản in lần thứ 3 có một lần nhắc đến cuốn The Annotated Lolita trong chú thích ở trang 333… Dịch giả Dương Tường cho biết, khi nhận được ý kiến về việc đạo chú thích sách, ông đã mở sách kiếm tra lại và thực sự buồn và hối hận khi thấy dòng chữ này. "Đó là sơ suất của tôi. Đáng ra không thể viết như vậy mà phải ghi là: Các chú thích trong sách do người dịch tra cứu từ nhiều nguồn, trong đó nhiều chú thích dựa vào cuốn

The Annotated Lolita". Dương Tường chân thành bày tỏ: "Khi dịch xong tác phẩm vào cuối năm 2011, tôi mệt phờ. Đáng ra, nếu tiếp tục tham gia vào quá trình sửa bản in (không bắt buộc đối với dịch giả), tôi sẽ sửa câu đó lại như trên cho chính xác và trung thực". Ông nói: "Tôi rất buồn, có cảm giác như mình ăn gian và không trung thực với độc giả. Họ xếp mình vào họ "đạo" là đúng rồi. Có lỗi thì phải chịu thôi. Tôi xin độc giả thứ lỗi". Ngoài ra, còn một nỗi buồn khác: "Khi dịch cuốn sách này, tôi đã đặt mục tiêu phải

làm kỹ hơn bản tiếng Pháp, vốn là bản dịch được Nabokov đánh giá cao nhất". Bản tiếng Pháp của dịch giả Éric Kahane, do NXB Gallimard (Pháp) ấn hành, vốn không có chú thích, còn Lolita bản tiếng Việt có khoảng 500 chú thích.

Lolita bản tiếng Việt đã in 3 lần, lần thứ hai là tái bản có sửa chữa sau tranh cãi về chất lượng dịch thuật năm 2012 (TT&VH đã đưa tin). Bản dịch đã được trao giải thưởng dịch thuật của Hội Nhà văn Hà Nội vào tháng 10/2012.

Trong lý luận, phê bình, nói cho đúng ra, Dương Tường vẫn còn không ít những hạn chế, những giới hạn, vì trước hết, ông không phải là nhà lý luận phê bình chuyên nghiệp. Các bài tạp luận của ông không phải là những công trình khoa học nghiên cứu, lý luận phê bình đầy đủ. Đây chỉ là những bài tạp luận theo đúng khuôn khổ và yêu cầu của thể loại này…

Tuy còn nhiều giới hạn, nhưng Dương Tường cũng có những thế mạnh riêng, những thế mạnh đó giúp Dương Tường có thể vượt qua để có những đóng góp có ý nghĩa cho tạp luận nói riêng, nghiên cứu phê bình văn học nghệ thuật nói chung...

Chương 3

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp luận của Dương Tường (Qua khảo sát tập Chỉ tại con chích chòe) (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w